NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ÂN SỦNG
Tham dự cuộc hội ngộ lần thứ 45 về tình bạn giữa các dân tộc được tổ chức cho đến ngày 25 tháng Tám tại Rimini, cha Adrien Candiard đã giới thiệu một số tác phẩm của mình cho Radio Vatican – Vatican News. Tác giả khuyến khích các tín hữu “sống đức tin không phải như một tiện nghi nhưng như một cuộc phiêu lưu”.
Đâu là điều cốt yếu, đâu là sự lựa chọn ưu tiên trong số hàng nghìn lựa chọn thay thế mà cuộc sống mang lại, ở mỗi bước ngoặt? Có lẽ không có câu hỏi nào khó chịu hơn, đối với một Kitô hữu, khổ hạnh hơn theo nghĩa đen, nghĩa là gắn liền với một cuộc leo núi phải đương đầu, với một nỗ lực phải chấp nhận.
Không phải ngẫu nhiên mà tựa đề cuốn sách của Cha Adrien Candiard, Sur la montagne. L’aspérité et la grâce (Trên núi. Con đường gồ ghề và ân sủng, Paris, Éditions du Cerf, 2023, 141 trang, 12 euros) được dịch sang tiếng Ý với tựa đề “La grazia è un incontro. Se Dio ama gratis, perché i commandi?” (Ân sủng là một cuộc gặp gỡ. Nếu Thiên Chúa yêu thương cách nhưng không, thì tại sao lại có các giới răn?). Chiếc la bàn là Bài giảng trên núi, trong khi lương thực độ đường được tìm thấy trong một từ được sử dụng nhiều đến mức bị hiểu nhầm, “ân sủng”. Vị linh mục dòng Đa Minh này, người đã thanh thản từ bỏ sự nghiệp rực rỡ ở đỉnh cao chính trị Pháp để “không đặt gì trước tình yêu của Chúa Kitô”, – ngài hiện đang sống ở Cairo và là thành viên của Viện Nghiên cứu Phương Đông của Dòng Đa Minh, đồng thời là bề trên tu viện địa phương của Dòng Giảng Thuyết – được giao phó cuộc họp đào sâu về chủ đề cuộc Hội ngộ 2024 “Nếu chúng ta không tìm kiếm điều cốt yếu, vậy chúng ta đang tìm kiếm điều gì?” được tổ chức vào ngày 21 tháng Tám, do Bernhard Scholz, chủ tịch Cuộc Hội ngộ về tình bạn giữa các dân tộc, giới thiệu.
Các độc giả của Adrien Candiard biết rằng tác giả của vở kịch tuyệt vời Pierre et Mohamed, được trình diễn hàng nghìn lần trên khắp thế giới, không ngần ngại tìm cách giải quyết những vấn đề ít hóc búa và cần thiết nhất. Thường xuyên nhất, ngài tìm kiếm chúng. Những câu nói khó hiểu nhất của Chúa Giêsu trở thành động lực thúc đẩy những suy nghĩ độc đáo và sâu sắc nhất của ngài. “Khi đối mặt với một bức tường, tôi viết một cuốn sách,” ngài mỉm cười khi nói về tác phẩm mới nhất của mình. “Nếu có trở ngại, thì phải mất nhiều thời gian hơn để giải thích” và khó khăn biến thành cơ hội. Cuốn Sur la montagne. L’aspérité et la grâce được sinh ra từ những cuộc đối thoại thực tế, từ kinh nghiệm mục vụ hàng ngày của ngài với tư cách là một cha sở ở Ai Cập.
Cha nói tiếp : chúng ta là những Kitô hữu, “chúng ta mất rất nhiều thời gian. Hầu hết các bài giảng đều dành cho chủ đề “thật khó để yêu thương người lân cận, nhưng chúng ta có thể làm được điều đó”. Đúng hơn, vấn đề thực sự là chấp nhận sự kiện rằng chúng ta được yêu thương vô điều kiện, mà không phải xứng đáng với điều đó”. Chúng ta sợ sự nhưng không, chúng ta khó chấp nhận nó.
“Ai không làm gì thì vẫn được yêu thương”, cha Candiard lặp lại và đồng thời nhắc lại câu nói nổi tiếng “nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời”. “Một đứa trẻ không bao giờ ngừng phát triển. Nó không có tham vọng, Nó có cha mẹ. Nó không có kế hoạch, nó không có nghi ngờ. Trong Kinh Thánh, câu này được lặp đi lặp lại hàng trăm lần: “đừng sợ”. Phải mất thời gian để Thiên Chúa bước vào những căn phòng tối tăm và khép kín nhất trong nội tâm chúng ta, nơi mà chúng ta nghĩ rằng không còn gì để làm, không còn gì để thay đổi nữa”. Cha nói tiếp, từ ân sủng đã trở nên lỗi thời, nó đã chết vì quá trừu tượng. “Ngay cả ý định tốt của chúng ta cũng có thể gây hại. Không phải tôi quyết định liệu tôi có ích hay không. Cám dỗ nghĩ về bản thân đối với sự hữu ích của chính mình, cảm thấy mình giống như một bộ máy trong kế hoạch cứu rỗi, là rất tinh vi và rất nguy hiểm. May mắn thay, chúng ta là những đầy tớ vô dụng, chúng ta được tạo dựng để lãnh nhận ơn cứu rỗi. Nếu không thì chúng ta có thể thông truyền được gì? ”
Yêu thương, đó là giải phóng bản thân ngay cả khỏi chính mình; Đây chính là ý nghĩa thực sự của “sự trong sạch”. “Nếu tôi muốn giúp bạn mà bạn không xin tôi, đó gọi là lạm dụng.” Trên thực tế, điều mà chúng ta không muốn từ bỏ, đó là hình ảnh của chính mình, được ngụy trang dưới dạng ý định tốt, ẩn giấu một cách vô thức dưới lý do là vì lợi ích của người khác. Cha Candiard nói, khi kể lại khoảnh khắc cầu nguyện với một nhóm nhỏ khách hành hương trên Núi Bát Phúc vào mùa hè năm 2023: “Điều cốt yếu, đó là khi sáng nay nghe lại Bài giảng trên Núi, tôi còn nghe tiếng nói của Chúa Kitô, bài ca không thể bắt chước được của Người đang kêu gọi tôi và trấn an tôi. Tôi không còn dám ngước lên nhìn những người hành hương trẻ tuổi nữa. Đối với tôi bây giờ, dường như việc nhìn vào khuôn mặt của họ sẽ là mưu toan lộ liễu để thâm nhập vào mầu nhiệm của cuộc gặp gỡ quan trọng vốn diễn ra trong việc lắng nghe Lời Chúa (…) Tôi không biết tiếng nói của Chúa Kitô đi theo con đường nào trong những trái tim này, và tôi không không cần phải biết. Trái lại, điều tôi biết, đó là tất cả các diễn ngôn thần học về ân sủng được phát triển qua nhiều thế kỷ đều lạc lối khi thiếu đi điều cốt yếu, điều khiến tôi lóa mắt như mặt trời mùa hè ở Galilê đang lên đến đỉnh điểm: ân sủng của Thiên Chúa là một cuộc gặp gỡ, và đó là cuộc gặp gỡ tình yêu”.
Tý Linh
(theo Silvia Guidi, đặc phái viên ở Rimini, Ý, Vatican News)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS