NHỮNG HỐI HẬN CỦA VỊ TUYÊN ÚY BAN PHÉP LÀNH CHO BOM NGUYÊN TỬ

Written by xbvn on Tháng Chín 7th, 2021. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

Tuyên úy quân đội Hoa Kỳ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ II, linh mục George Zabelka đã đồng hành với đơn vị có trách nhiệm thả bom nguyên tử ở Nhật Bản. Nếu ngài đã dung thứ cho việc ném bom này vào năm 1945, thì ngài đã ăn năn hối lỗi về điều đó suốt cả đời ngài.

Cha George Zabelka đã là chứng nhấn cho một trong các sự kiện bi thảm nhất của lịch sử nhân loại. Đầu năm 1945, ngài là chỗ dựa tinh thần của những người thuộc Lực lượng hỗn hợp 509, đơn vị của Không Lực Hoa Kỳ có nhiệm vụ ném bóm nguyên tử xuống Nhật Bản. Ngài hy vọng hướng dẫn hướng đến Sự Thiện những ai được giao phó cho ngài và muốn làm tốt nhất những gì họ có thể. Nếu ngài không phải là người theo chủ nghĩa quân phiệt, thì vị tuyên úy cũng giống như nhiều người đương thời với ngài cho rằng việc sử dụng bom nguyên tử là có thể chấp nhận được để chấm dứt xung đột thế giới. Đó là lý do tại sao ngài ban phép lành cho những người sắp thả hai quả bom nguyên tử Little Boy và Fat Man vào các ngày 6 và 9 /8/1945. Hai quả bom đã gây ra cái chết của hơn 140 000 người.

Tàn tích của nhà thờ chánh tòa Nagasaki, một năm sau khi quả bom nguyên tử được thả xuống

Nhiều ngày sau hoạt động quân sự, ngài nghe biết câu chuyện kinh hoàng mà một trong những phi công đã thả quả « Fat Man » kể lại. Những xác tín của ngài sụp đổ. Còn hơn nữa khi ngài biết rằng Nagasaki, một trong những lá phổi tinh thần của Giáo hội Nhật Bản, đã bị tấn công bởi vũ khí nguyên tử. Đó là nỗi đau xé lòng. Ngài nhận ra rằng mình đã khích lệ các anh em giết chết những anh chị em khác trong Chúa Kitô.

Một trái tim tan nát và nhục nhã

« Tôi đã thấy chiếc Boxcar, do một người Công giáo Ai Len tốt bụng lái, thả bom xuống nhà thờ chánh tòa Urakami ở Nagasaki. Tôi biết rằng thánh Phanxicô Xaviê đã mang Tin Mừng đến đây từ nhiều thế kỷ trước. Tôi đã biết rằng các trường học, các nhà thờ, các dòng tu đã bị phá hủy bình địa. Tuy nhiên, tôi đã không nói gì », ngài kể lại vào năm 1985. Nếu lúc đó cha George giữ thinh lặng, thì sự xâu xé tâm hồn khiến ngài đầy hối hận. Ngài đến bên giường của những người sống sót, giúp đỡ những người đang hấp hối. Sau đó ngài quyết định ở lại Nhật Bản để phục vụ cư dân của kẻ thù xưa của đất nước mình.

« Với tư cách là tuyên úy của Không Lực, tôi đã vẽ trong bàn tay hòa bình của Chúa Kitô, một khẩu tiểu liên, rồi tôi đã chia sẻ hình ảnh tai ác này với phần còn lại của thế giới như là chân lý. Tôi đã từng là kênh cuối cùng truyền đạt một thần tượng, một hình ảnh sai lệch về Chúa Giêsu cho các phi công của hai chiếc Enola Gay và Boxcar »

 Cuối cùng ngài sẽ sống hiến cả đời mình cho sứ mạng tông đồ hòa bình. Trong các cuộc hội thảo hay những cuộc gặp gỡ quốc tế, ngài là một người làm việc không biết mệt mỏi. Ngài muốn soi sáng các lương tâm về sức mạnh chết người của bom nguyên tử. Vào năm 1984, lúc 69 tuổi, ngài đi hành hương Hiroshima. Dịp này, ngài thăm viếng những người Hibakusha – danh xưng được đặt cho những người sống sót từ vụ ném bom nguyên tử – và xin họ tha thứ. Khi đến đài tưởng niệm hòa bình, ngài quỳ gối, « mặt sát đất ». « Tôi đã cầu nguyện để xin tha thứ cho chính mình, nhưng còn cho đất nước tôi, cho Giáo hội của tôi ». Ngài cũng mở lòng cho những người sống sót Nhật Bản, những người này cũng xin ngài tha thứ vì cuộc tấn công căn cứ Pearl Harbor của Hoa Kỳ.

Hơn 70 năm sau khi kết thúc Thế Chiến thứ II, chứng tá của ngài vẫn  còn vang vọng. Trong thông điệp Fratelli tutti về tình huynh đệ nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã như làm vang vọng lại những tâm tình của cha George Zabelka : « Chúng ta không còn có thể coi chiến tranh là một giải pháp bởi vì những nguy cơ này sẽ luôn vượt quá những lợi ích mà nó được cho là mang lại » (số 258).

Tý Linh

(theo Inma Alvarez, Aleteia)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31