NHỮNG KHUYẾN KHÍCH CỦA ĐỨC PHANXICÔ DÀNH CHO « CÁC ANH EM LINH MỤC » CỦA NGÀI
Cuốn sách « À mes frères prêtres” của Đức Phanxicô, tập hợp các bài nói chuyện khác nhau của ngài nhằm nâng đỡ các linh mục trong sứ mạng của mình.
Cédric Chanot, một Phó tễ vĩnh viễn của giáo phận Metz, Pháp, đã tập hợp lại các bài phát biểu này của Đức Thánh Cha Phanxicô và sắp xếp theo chủ đề.
Từ khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Phanxicô đã phát biểu trong nhiều dịp khác nhau về các linh mục, nói trực tiếp với các linh mục, trong một sứ điệp, dịp tỉnh tâm hay trong chuyến tông du… Cụ thể như lời đầy yêu thương này cảm hứng từ Đức Gioan XXIII : “Như người anh cả và như là người Cha, tôi cũng muốn gần gũi, trước hết để cám ơn anh em nhân danh Dân thánh trung tín của Thiên Chúa về tất cả những gì Dân Chúa đã đón nhận từ anh em, và, đáp lại, khuyến khích anh em làm mới lại những lời này mà Chúa đã nói với tất cả tấm lòng nhân hậu ngày chúng ta chịu chức và là những lời làm nên nguồn vui của chúng ta: ‘Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa…Thầy gọi anh em là bạn hữu’. (Ga 15, 15)”.
Có thể nhận thấy nơi cuốn sách này những nét nhấn mạnh quen thuộc của Đức Phanxicô như lòng thương xót, niềm vui, tính trần tục hay tính hời hợt, sự cần thiết đối với các mục tử « biết rõ mùi chiên của mình » và « đi ra vùng ngoại vi » của cuộc sống.
Quan tâm đến « sự mệt mỏi » của các linh mục
Đức Phanxicô mời gọi các linh mục có sự gần gũi mục vụ. Sự gần gũi này « là còn hơn danh xưng của một đức tính riêng biệt, nó là một thái độ ngụ ý toàn thể con người, cách thiết lập các mối liên hệ của người đó, đồng thời cách là chính mình và quan tâm đến tha nhân. Khi dân chúng nói về một linh mục gần gũi, thì điều đó nói chung làm nổi bật hai điều : điều thứ nhất, ‘ngài luôn ở đó’. Và điều thứ hai là ngài biết tìm ra một lời nói cho mỗi người. Dân chúng nói : ‘Ngài nói chuyện với tất cả mọi người ; với những người lớn tuổi, với người nhỏ tuổi, với người nghèo, với những người không tin…’ Các linh mục gần gũi, vốn đang hiện diện, nói chuyện với mọi người… Các linh mục đường phố. »
Đức Phanxicô cũng rất hiện thực và biết nói bằng những ngôn từ dễ hiểu và dễ chịu. Ngài biết những khó khăn mà các linh mục gặp phải trong cuộc sống của họ. Một chương dành nói về « sự mệt mỏi ». Ngài viết về chủ đề này như sau : « Chúng ta hãy luôn có trong tâm trí rằng chìa khóa của sự phong nhiêu linh mục được tìm thấy nơi cách thức mà chúng ta nghỉ ngơi, từ đó cảm nhận rằng Chúa chăm lo cho sự mệt mỏi của chúng ta. Thật khó khăn để học biết nghỉ ngơi là dường nào ! Ở đó thể hiện sự tin tưởng của chúng ta, và cả kỷ niệm rằng chúng ta cũng là những con chiên và chúng ta cần đến người mục tử giúp đỡ chúng ta ».
« Những cay đắng trong đời sống của linh mục »
Tiếp đến, ngài đặt ra một số câu hỏi rất thích đáng, dưới hình thức kiểm điểm lương tâm : « Tôi có biết nghỉ ngơi bằng cách đón nhận tình yêu, tính nhưng không và mọi tình cảm mà dân trung tín của Thiên Chúa mang lại cho tôi không ? Hay, sau công việc mục vụ, tôi có tìm kiếm sự nghỉ ngơi tinh vi hơn, chứ không phải sự nghỉ ngơi của người nghèo khó, nhưng là sự nghỉ ngơi mà xã hội hưởng thụ mang lại không ? Đối với tôi, Chúa Thánh Thần có thực sự ‘là sự nghỉ ngơi trong sự mỏi mệt’ hay chỉ là Đấng bắt tôi làm việc ? Tôi có biết xin sự giúp đỡ của một linh mục khôn ngoan nào không ? Tôi có biết nghỉ ngơi khỏi chính mình, khỏi óc đòi hỏi cho mình, khỏi óc tự thỏa mãn, khỏi óc quy chiếu về mình không ? (…) Tôi có biện luận và mưu toan nơi chính mình, lặp đi lặp lại nhiều lần việc bào chữa của mình, hay tôi có phó thác cho Chúa Thánh Thần, Đấng dạy dỗ tôi những gì tôi phải nói trong mọi hoàn cảnh không ? »
Cuối cùng, chương kết luận bàn về « những cay đắng trong đời sống của linh mục ». Đức Phanxicô đã mô tả chi tiết các cay đắng này ở ba bình diện : những vấn đề với đức tin, những vấn đề với Giám mục và những vấn đề giữa các linh mục… Những gì được nói nơi các trang cuối với nhiều sự nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc, chứ không có ngôn ngữ vòng vo, sẽ có thể giúp đỡ nhiều linh mục sống tốt hơn thừa tác vụ vốn đôi khi khó khăn của mình.
Tý Linh
(theo David Roure, nhật báo La Croix, ngày 3/10/2020, và nhà xuất bản Artège).
————
À mes frères prêtres
Textes rassemblés par Cédric Chanot
Artège, 248 p., 17,90 €
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI BỆNH NHÂN 2025 : NIỀM HY VỌNG KHÔNG LÀM THẤT VỌNG VÀ LÀM CHO CHÚNG TA MẠNH MẼ TRONG CƠN THỬ THÁCH
- ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI CÁC KITÔ HỮU KIÊN TRÌ TRÊN CON ĐƯỜNG HIỆP NHẤT
- ĐỐI CHIẾU BẢN ĐÀO TẠO LINH MỤC VỚI ĐỜI LINH MỤC CỦA TÔI
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM ĐỐC ĐẠI CHỦNG VIỆN VÀ TIỀN CHỦNG VIỆN CỦA PHÁP : ĐỪNG TẠO RA NHỮNG BẢN SAO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2