Ở VENEZUELA, CÁC GIÁM MỤC TỐ GIÁC MỘT HỆ THỐNG Ý THỨC HỆ LOẠI TRỪ
Hoàn cảnh xã hội, kinh tế và chính trị của đất nước ở Châu Mỹ Latinh nằm ở trung tâm cuộc họp khoáng đại của các Giám mục Venezuela, vừa kết thúc hôm 13/1/2022. Trong thông cáo chung kết của mình, các ngài tố giác một hệ thống ý thức hệ giam hãm người dân Venezuela.
« Khi một ý thức hệ tự áp đặt như một hệ thống quyền lực vi phạm nhân quyền và chối bỏ nhân phẩm, thì nó sinh ra bất công và bạo lực thể chế ». Lời tuyên bố này nằm trong thư mục vụ của Hội đồng Giám mục Venezuela được công bố hôm 13/1 sau cuộc họp khoáng đại thông thường lần thứ 117 của mình.
Hoàn cảnh xã hội chính trị và kinh tế thê thảm một lần nữa là một ưu tiên trong sứ điệp của Giáo hội Venezuela, vốn lo âu về phẩm giá và các quyền của người dân Venezuela bị giảm thiểu bởi một chế độ chính trị muốn « nắm quyền bằng mọi giá và tìm cách kéo dài tình trạng thất bại và kém hiệu quả của những thập niên qua ».
Văn kiện nói tiếp : « Với tư cách là đất nước, chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu và dân chủ nghiêm trọng ; con người và phẩm giá của nó, cách riêng người nghèo, bị gạt sang một bên bởi chế độ chính trị, để mang lại tầm quan trọng cho một hệ thống ý thức hệ chuyên quyền, đánh mất ý nghĩa của nền dân chủ như là quyền lực của nhân dân, bị thay thế bởi giới tinh hoa và các nhóm nhỏ hơn vốn đảm nhận một quyền lực dân túy và chuyên quyền, với sự kiểm soát mọi quyền lực công cộng và quân đội, càng ngày càng ít lệ thuộc vào tính hợp pháp bầu cử và với mưu mô loại bỏ các đối trọng thể chế hay chính trị ».
Không thể chấp nhận được về mặt đạo đức
Như trong thư cuối cùng vào tháng 7/2021, HĐGM Venezuela tái khẳng định rằng đó là một hoàn cảnh « không thể chấp nhận được về mặt đạo đức ». Đối với các Giám mục, đại dịch, ngoài việc gây ra những đau khổ và chết chóc cho người dân, còn làm trầm trọng thêm các tệ nạn vốn đã tác động đến nó, trong đó « ba thực tại đáng buồn và tai tiếng » : sự phá bỏ các thể chế dân chủ, cuộc di cư thê thảm của khoảng sáu triệu người Venezuela và sự nghèo đói của đại đa số.
Các Giám mục cũng tố giác việc vi phạm các quyền tự do cá nhân và xã hội. « Đó là việc mất đi quyền tự do cá nhân và xã hội, dưới những hình thức dễ dàng nhận thấy như bách hại, bỏ tù, tra tấn hay trục xuất vì các vấn đề chính trị. Có một mục tiêu ngấm ngầm : biến con người, được Thiên Chúa tạo dựng như là một hữu thể tự do và trách nhiệm, thành một người thi hành đơn thuần của các trung tâm quyền lực ngẫu tượng ».
Sự gãy vỡ về mặt dân chủ và thể chế
Văn kiện lần lượt xem xét những lỗ hổng to lớn của nền kinh tế, các dịch vụ xã hội, giáo dục và cả sự sụp đổ của quyền lực và thể chế.
Được Vatican News phỏng vấn, Đức cha Jesús González de Zárate, Tổng Giám mục giáo phận Cumaná, tân chủ tịch HĐGM Venezuela, khẳng định rằng « ngoài những vấn đề đã được biết đến trong các lãnh vực xã hội, kinh tế và chính trị, còn có những khó khăn vốn gắn liền với đại dịch và người dân tiếp tục phải chịu nỗi lo sợ và những lo âu đang tác động đến các gia đình Venezuela ».
Nói về « sự sụp đổ các quyền lực dân chủ về mặt thể chế », được làm rõ nét, như các Đức Giám mục nói, trong cuộc bầu cử ở Bang Barinas hôm Chúa Nhật 9/1/2022, Đức Cha Chủ tịch HĐGM nhấn mạnh rằng « những cuộc bầu cử này đã cho thấy sự mong manh của hệ thống dân chủ ở Venezuela, sự thiếu độc lập với các cơ quan công quyền với nhau, quyền bá chủ của quyền hành pháp và nhiều khó khăn từ phía các nhân tố chính trị khác nhau để tham gia bầu cử, như việc đe dọa, việc loại các ửng cử viên ».
Canh tân chính trị
Quả thế, trong thư mục vụ, các Giám mục cũng nhắc lại rằng các cuộc bầu cử ngày 21/11 ở bang Barinas – nơi sinh của cựu Tổng thống Hugo Chávez – đã được ứng cử viên đối lập giành chiến thắng. Tuy nhiên, chính phủ đã áp đặt bầu cử lại vào ngày 9/1, trong đó, bất chấp những trở ngại, kết quả đã được lặp lại có lợi cho ứng viên đối lập. Đức cha Gonzalez đã mô tả điều đó như là một « dấu hiệu của những khả năng, những phương cách vượt qua những khó khăn này ».
Đức Cha Chủ tịch đã tuyên bố : « Đối diện với bức tranh toàn cảnh này, Giáo hội liên tục kêu gọi các thành phần chính trị để họ tìm kiếm những con đường canh tân và tham gia rộng rãi của dân chúng ; để họ vượt quá những cuộc đối thoại của một số lãnh vực không phải lúc nào cũng giải thích được tình cảm chung của dân chúng và để họ tìm kiếm những con đường hòa nhập xã hội để đáp ứng những nhu cầu to lớn của đất nước chúng ta ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Nhân quyền, Nhân-phẩm
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐHY PAROLIN TRONG THÁNH LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, CẦU HỒN CHO ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG PHANXICÔ: ĐÓN NHẬN KHO TÀNG QUÝ GIÁ MÀ ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ ĐỂ LẠI
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CẦU HỒN CHO ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
- TẠI SAO CÓ MỘT CUỐN SÁCH ĐƯỢC MỞ RA TRÊN QUAN TÀI CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?
- UCRAINA, HÒA BÌNH NGANG QUA ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ AN TÁNG ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG PHANXICÔ : «LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG LÀ HAI TỪ KHÓA CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ»
- “NHỮNG NGƯỜI RỐT HẾT” CỦA TIN MỪNG SẼ LÀ NHỮNG NGƯỜI CUỐI CÙNG CHÀO ĐÓN NGÀI
- QUAN TÀI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC ĐÓNG LẠI
- NHỮNG BIỂU TƯỢNG NÀY CHO THẤY VATICAN KHÔNG CÒN GIÁO HOÀNG NỮA
- CÁC ĐỨC HỒNG Y HỌP HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4, CHUẨN BỊ CHO ‘THÁNH lỄ AN TÁNG VỊ MỤC TỬ’
- “NGÀI KHÔNG PHẢN ỨNG VỚI CÁC KÍCH THÍCH”: BÁC SĨ CỦA ĐỨC PHANXICÔ KỂ LẠI NHỮNG KHOẢNH KHẮC CUỐI CÙNG CỦA NGÀI
- CÁC HỒNG Y HỌP HỘI NGHỊ LẦN THỨ BA, BẮT ĐẦU THẢO LUẬN VỀ GIÁO HỘI
- NHỮNG VỊ GIÁO HOÀNG NÀO ĐƯỢC CHÔN CẤT TẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC BÀ CẢ?
- TẠI SAO MÀU ĐỎ LẠI LÀ MÀU TANG LỄ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG?
- NOVEMDIALES: CÁC ĐỨC HỒNG Y LÊN LỊCH CHO CHÍN NGÀY ĐỂ TANG
- “ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ DỒN HẾT NĂNG LƯỢNG VÀO VIỆC HÒA GIẢI THẾ GIỚI”
- NHỮNG GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ VÀ LÒNG BIẾT ƠN KHI TRỞ LẠI QUẢNG TRƯỜNG
- THÁNH LỄ AN TÁNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ SẼ DIỄN RA VÀO THỨ BẢY, NGÀY 26/4
- ĐỨC PHANXICÔ, CON NGƯỜI CỦA HOÁN CẢI, HIỆP HÀNH VÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
- LỜI TRI ÂN VÀ CHIA BUỒN TỪ CÁC GIÁO HỘI TRÊN KHẮP THẾ GIỚI ĐỔ VỀ
- CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI BÀY TỎ LÒNG KÍNH TRỌNG ĐỨC PHANXICÔ