OLYMPIC 2024: CÁC GIÁM MỤC PHÁP PHÊ BÌNH “NHỮNG CẢNH CHẾ GIỄU VÀ NHẠO BÁNG KITÔ GIÁO”
Hội đồng Giám mục Pháp lấy làm tiếc, hôm thứ Bảy ngày 27 tháng Bảy, về những cảnh nhạo báng Kitô giáo trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024, đặc biệt là trò đùa nhại lại cảnh Bữa Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng của Chúa Kitô.
Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024, một cảnh tượng đặc biệt, đã gây ra nhiều phản ứng. Trong số đó, có Hội đồng Giám mục Pháp (CEF). Trong khi gợi lên “những khoảnh khắc tuyệt vời về vẻ đẹp, niềm vui, giàu cảm xúc và được mọi người ca ngợi”, CEF đã lấy làm tiếc “rất sâu sắc”, trong một thông cáo báo chí, hôm thứ Bảy ngày 27/7/2024, về “những cảnh chế giễu và nhạo báng Kitô giáo”.
“Sự quá đáng” và “khiêu khích” của một số cảnh
“Chúng tôi cảm ơn các thành viên của các tôn giáo khác đã bày tỏ tình liên đới với chúng tôi”. Đó là điều được nhấn mạnh trong văn bản này, cũng được ký bởi “Holy Games”, tên của dự án huy động của Giáo hội Công giáo cho Thế vận hội Olympic và Paralympic. “Sáng nay, chúng tôi nghĩ đến tất cả các Kitô hữu trên khắp các châu lục đã bị tổn thương bởi sự quá đáng và khiêu khích của một số cảnh tượng. Chúng tôi muốn họ hiểu rằng lễ Olympic vượt xa những thành kiến ý thức hệ của một số nghệ sĩ.”
Cho dù thông cáo báo chí không đề cập đến những đoạn được đề cập, nhưng đó vẫn là một trò đùa nhại lại Bữa Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng của Chúa Kitô, lấy cảm hứng từ bức tranh nổi tiếng của Leonardo da Vinci và được trình diễn ở đây bởi một số “drag-queens” (*), gây ra phản ứng. Bữa Tiệc Ly thường được thể hiện và đôi khi bị bóp méo trong nghệ thuật. Bữa Tiệc Ly được nhại lại trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic với sự góp mặt của các « drag-queens » thay cho các Tông đồ và DJ Barbara Butch, DJ nữ quyền và nhà hoạt động LGBTQ +, thay cho Chúa Giêsu Kitô.
Phản ứng ở Pháp và ngoài nước Pháp
Trên mạng xã hội, một số cư dân mạng ở Pháp – một số kêu gọi hàng giám mục phản ứng – nhưng cũng ở nước ngoài đã lấy làm tiếc về cảnh này, trong số đó có Giám mục người Mỹ của giáo phận Winona-Rochester (Hoa Kỳ), Đức cha Robert Barron.
Tổng thư ký của CEF, Cha Hugues de Woillemont, đã nhấn mạnh trên mạng xã hội X về sự mâu thuẫn giữa “sự hòa nhập được thể hiện và sự loại trừ thực sự đối với một số tín hữu, không cần thiết phải làm tổn thương các lương tâm để thúc đẩy tình huynh đệ…”
Đức cha François Touvet, chủ tịch Hội đồng Truyền thông CEF, Giám mục phụ tá của giáo phận Fréjus-Toulon, đã “liên kết chặt chẽ” với thông cáo báo chí này của Giáo hội Pháp. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, ngài tuyên bố “phản đối, giống như nhiều người, trước sự sỉ nhục tai tiếng và nghiêm trọng này đối với các Kitô hữu trên khắp thế giới, mà không quên những hành vi thái quá khác của chương trình”.
Được hỏi vào thứ Bảy ngày 27 tháng Bảy trên France Inter, Damien Gabriac, diễn viên, tác giả và đạo diễn, người đã tham gia dàn dựng lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024, đã bảo vệ một bức tranh ca ngợi việc “sống chung” . Ông giải thích : “Pháp có tất cả mọi thứ: tất cả mọi người cùng nhau, người nhỏ, người lớn, người béo, người gầy, người da đen, người da trắng, người Ả Rập, tất cả cùng nhau biểu diễn những điệu nhảy từ nền văn hóa của họ…”.
Nhiều nhân vật chính trị nổi tiếng thế giới, đặc biệt là chính trị gia Hoa Kỳ, đã lên án màn trình diễn này như một dấu hiệu của sự mục nát văn hóa trong nền văn minh phương Tây.
“Những người đàn ông đội tóc giả ở vị trí trung tâm tại Thế vận hội Olympic“, Riley Gaines của OutKick viết trong một bài đăng trên mạng xã hội. “Không ai nói với tôi rằng nhóm này lại bị ‘áp bức‘ hay ‘bị gạt ra ngoài lề’ nữa“.
Nhà sáng lập Tesla Elon Musk, người đã mua nền tảng X, đã chỉ trích màn hình này và nói rằng “điều này cực kỳ thiếu tôn trọng đối với những người theo đạo Thiên Chúa“.
“Thế vận hội về cơ bản đã trở thành một chương trình drag dài“, nhà bình luận văn hóa phản thức tỉnh Libs của TikTok viết. “Thế vận hội đã hoàn toàn thức tỉnh“.
“Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra ở Thế vận hội vậy?”, nhà báo video Nick Sortor viết. “Chẳng trách chẳng ai thèm xem nữa.”
Nhà bình luận về tài chính và văn hóa Wall Street Silver cho rằng đây là những khía cạnh tồi tệ nhất của nước Pháp hiện đại. “Ít nhất Trung Quốc đã thể hiện những điều tốt nhất của đất nước họ trong Thế vận hội“, ông lưu ý. “Pháp dường như quyết tâm thể hiện những điểm yếu nhất và tệ nhất của đất nước họ trong Thế vận hội“.
Bảo vệ các giá trị Olympic
Hội đồng Giám mục Pháp cũng giải thích: “Chúng tôi tin rằng các giá trị và nguyên tắc được thể hiện và phổ biến trong thể thao và Olympic tham gia vào nhu cầu đoàn kết và tình huynh đệ mà thế giới chúng ta rất cần, trong việc tôn trọng các niềm tin của tất cả mọi người, xung quanh môn thể thao gắn kết chúng ta lại với nhau và nhằm thúc đẩy hòa bình của các quốc gia và các tâm hồn.”
Cuối cùng, thông cáo nhấn mạnh : “Olympic là một phong trào phục vụ thực tế đoàn kết và tình huynh đệ nhân loại này. Hãy nhường chỗ cho sân thi đấu, cầu mong nó mang lại sự thật, niềm an ủi và niềm vui cho mọi người!”
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix , Vatican News và vnreview.vn)
—————————————————-
(*) Drag Queen là một thuật ngữ dùng để chỉ những nghệ sĩ nam cải trang và ăn mặc theo phong cách nữ giới một cách cường điệu, với mục đích biểu diễn nghệ thuật. Hình ảnh của Drag Queen thường rất sặc sỡ, ấn tượng và đầy màu sắc.
Tags: sport
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG