ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA (3)

Written by xbvn on Tháng Ba 22nd, 2014. Posted in Mai Tá, Ơn cứu chuộc nơi Người

Chương Một

Đặt vấn đề Cứu-chuộc

(bài 3)

Phần 4:

Ơn cứu-chuộc và những ý-kiến bổ-sung

Thiết tưởng, ta cũng nên đưa các ý-kiến vừa nói ở trên vào nghị-luận. Thêm vào đó, là đôi lời bàn của tác-giả Mark Massa, S.J. từng phát-biểu tại Phân khoa Tôn-giáo và Văn-hoá thuộc Đại-học Fordham, năm 2006. Theo ông thì: Đạo Công-giáo lâu nay đại-diện cho một nền văn-hoá rất doanh-thương/doanh-nghiệp vốn từng làm cho người Mỹ và nhiều người Công giáo ở Mỹ thấy lo-lắng, khó xử, hoặc hãi sợ. Theo câu chuyện kể về Ơn cứu-chuộc, hiểu theo ý-nghĩa có tính “bài bác những người sống ở Mỹ”, thì tính-cách cộng-đoàn vẫn quan-trọng hơn cá-nhân tư-riêng của mỗi người, cũng rất nhiều. Nói như thế, tức bảo rằng: theo ý các vị này, thì sở dĩ ta có được ơn cứu-rỗi là nhờ thông qua và “ở trong” cộng-đoàn, mà thôi. Tác giả Mark Massa, S.J. còn thêm vào đó đôi ba ý-kiến cứ bảo rằng: nếu không nhờ có cộng-đoàn làm trung-gian giảng-hoà, e rằng các kẻ tin chúng ta có giỏi lắm, cũng sẽ lầm lạc không ít.

                                                 ——————————

 Những ai chưa từng biết và sống ở Hoa Kỳ, e sẽ không nắm bắt được ảnh-hưởng của chủ-nghĩa bảo-thủ từng đè nặng lên kẻ tin cũng rất nhiều, chí ít là ngang qua sự kiện: Đạo của ta luôn kình-chống thuyết tiến-hoá ở con người.

Có một khảo-sát mới đây từng cho thấy: hiện có đến 42% dân số gồm 125 triệu người Mỹ lại cứ cho rằng: sự sống trên trái đất này, lâu nay, vẫn hiện-hữu theo hình-thái giống bây giờ, tức đa số bảo rằng: khởi từ thuở tạo thiên lập địa mãi đến nay, tất cả đều vẫn vậy. Đây, cũng là ý-kiến của nhà giảng-thuyết có tên là Billy Sunday từng khẳng định: “Tôi tin rằng mình từng hiện-hữu cũng như Thiên-Chúa đã dựng nên tôi, có thế thôi.”

Các nhà thừa-sai bảo-thủ người da trắng, nay đạt con số lên đến 26% so với số dân trên toàn nước Mỹ, tức: có hơn 30 triệu người ở Mỹ đã và đang làm thừa-sai mục-vụ khá hăng say, năng-nổ. Trong khi đó, lại có đến 25 triệu giảng-viên Tin Mừng vốn là người da màu và khoảng 8 triệu đấng bậc chuyên rao-giảng Phúc Âm lại là những người đến từ Châu Mỹ La Tinh. Đến như cựu Tổng thống Goerge W. Bush khi trước từng đạt nhiều phiếu bầu từ người Công-giáo có lúc lên đến 52%, lại đã tụt xuống còn 47% ở cuộc bầu-cử diễn tiến hồi năm 2004. Một phần của lý do đã tạo nên sự việc này, là hồi ấy đã thấy xảy ra cuộc chống-đối dữ-dội từ phiá người Thệ-Phản bảo-thủ ở Hoa-kỳ vẫn cứ tin rằng: họ có niềm tin rất vững-chắc khả dĩ đảm bảo cho họ có được “Ơn cứu-chuộc”. Và, sở dĩ có chuyện sụt-giảm số phiếu bầu vào thời đó, là vì cựu tổng-thống George W. Bush đã mạnh miệng tuyên bố một câu rất “xanh rờn”, rằng: Đức Giêsu là nhà Hiền-triết mà ông ưa-thích nhất, bởi lẽ Ngài đã hoán-cải đời ông rất nhiều lần. (xem J.P Moore trong One Nation Under God: the History of Prayer in America, Doubleday, 2005)

                                                —————————–

Ở Pháp cũng thế, có truyện kể tương-tự dưới hình-thức rao-truyền Phúc Âm theo kiểu mới của người Thệ-phản, cứ nở rộ. Trong khi đó, thì: sinh-hoạt cùng loại của Giáo-hội khác, lại cứ dần dà sa sút. Và, sở dĩ có sự khác-biệt đến độ như thế, là vì các nhà truyền-giáo người Thệ-Phản ở Mỹ đã biết cách tập-trung/nhấn mạnh vào Kinh thánh, thập giá cùng những sự việc hồi-hướng-trở-về. Và, chính do bởi họ có quyết-tâm cao trong nhiều việc, nên họ có được một niềm tin khá vững-chãi. Công việc của họ, phần lớn lấy thập-giá làm trọng-tâm. Họ sử dụng nhiều mẫu-mã bằng cách hy-sinh mọi sự khác để chỉ diễn-giải niềm tin rất mạnh của họ, thôi. Ở nơi họ, vẫn có những thứ và những sự từng xảy đến “như thời trước” (tức: do bởi con người bắt đầu phạm phải lỗi lầm, sai quấy rất khủng khiếp); rồi sau đó cũng không lâu, nhờ ân-huệ Chúa ban, nên đã bớt. Sau lần hồi-hướng trở-về, bản thân họ như đã dấn-thân rất can-trường vào các nhóm/hội của nhà thờ, tựa như các vị “tân tòng” khi trước từng hồi-hướng về với Kitô-giáo. Một số vị được gọi là nhóm “sùng đạo theo kiểu chính-thống-giáo” như các vị suốt ngày quỳ “chầu lượt”, nhóm hội/đoàn thể vẫn ê a đọc kinh suốt buổi hội và nhóm tìm về với Kinh thánh cũng tương tự như nhóm tìm về cuộc sống cách hoàn-thiện như Chúa dạy, vv…và vv.

Các đoàn-thể khác như nhóm/hội được gọi là “Nhóm Hiện Xuống có Ân-huệ-tự-tại” lại chỉ lo kiếm tìm cho mình thật nhiều phép lạ, tìm cách “nói tiếng lạ”, hoặc chuyên chăm trở thành ngôn sứ của thời đại, vv… Xem ra, niềm tin của nhiều nhóm/hội đạo đức đều thấy mang tính trải-nghiệm rất khác nhau trong cuộc sống hằng ngày. Theo các nhóm này, thì việc giữ Đạo bằng vào tổ chức lễ lạy cho thất nhiều, đã nở rộ ở nhiều nơi rất dễ thấy. Các cộng-đoàn ở đây đó, đều hỗ-trợ một cách đích-thực cho hội-viên mình. Có thể nói: các vị này vẫn khước-từ động-thái trần-tục-hóa chuyện đi Đạo và giữ đạo. Thái-độ của các vị, đối với việc hiện-đại-hóa Phúc Âm, lại mang nhiều tính-chất khá mâu-thuẫn, dị-biệt. Các ngài sử-dụng hình-thái như loại kỹ-thuật hiện-đại chuyên tiếp-cận thị-trường, tin-tưởng nhiều vào thể-chế dân-chủ, ưa-thích các tiết-mục trình-diễn trong phụng vụ. Bởi thế nên, trên thực tế, các vị lại đã bác-bỏ việc mở-rộng-vòng-tay để mọi người được tự-do hơn về lòng đạo. Mặt khác, các vị lại kình-chống thái-độ trí-thức-hóa và hợp-lý-hóa việc đi đạo và giữ đạo.

Phải gọi đây là cung-cách sống đích-thực “Ơn cứu-chuộc” của các nhóm/hội lâu rày vẫn như thế. Có thể nói: với họ, chỉ duy-nhất một đường độc-đạo khiến họ sống đích-thực Ơn cứu-chuộc là: chỉ làm có mỗi thế. Nhưng, Ơn cứu-chuộc vẫn còn đó, rất thực tế. Ơn lành Cứu-chuộc Chúa ban vẫn có đó, dù họ có hành-xử ra sao, nguội lạnh thế nào hoặc có sốt-sắng chuyện nhà thờ/nhà thánh đến cỡ nào đi nữa, Ơn cứu-chuộc Chúa ban vẫn đến với mọi người, ở mọi nơi. Vào mọi thời.

                                                            —————

 Vốn có được một quá-trình học hỏi về đạo-lý Công-giáo khá vững vàng, nên nhiều vị, đôi lúc, cũng “bốc lên” khi suy-tư về “Ơn cứu-chuộc” thường-xuyên hơn trong nhiều thập-niên qua. Thập niên ’60, cách riêng, lại thấy xuất-hiện chủ-thuyết đa-nguyên bộc-phát rất dữ dội. Song song với xuất-hiện này, lại thấy nảy sinh hai phong-trào rất đáng nể là: chủ-nghĩa phóng-khoáng về chính-trị và đặc-tính độc-đoán chuyên trừng-trị trong Hội thánh. Thập niên ’60 khi ấy người người lại cũng thấy có chủ-thuyết khá lạc-quan so với thập-niên ’50 là những tháng ngày Giáo-hội chỉ chuyên chú vào những chuyện xem ra hơi ù-lỳ, chậm-chạp rất an-phận. Và, nhiều người, nếu không muốn nói là nhiều vị thức-giả Công-giáo, lại đã sẵn-sàng tự-đồng-hoá chính mình với các trào-lưu mới về loại-hình văn-hoá đang xuất-hiện ở quanh họ. Có thể nói: vào thời đó, nhiều chuyển-động theo chiều-hướng đi lên, rất phong-phú, đa dạng và đầy tính chủ-quan về tôn-giáo mà có người gọi đó là phong-trào “thiêng-liêng/linh-đạo”, rất đạo-mạo. Các vị khác lại có động-thái “trường mặt” ra với kinh-nghiệm tổng-thể, mà qua đó có giới truyền-thông/báo chí cũng rất mới, như: truyền hình phát sóng rất cường-điệu, để rồi kéo theo hệ-quả khác, là: đi đến việc tư-nhân-hoá Đạo của Chúa.

Cũng từ đó, nhiều vị lại đã lui về dĩ-vãng như một thứ “tiểu văn-hoá” cũng khá già. Các vị khác lại cứ kiếm-tìm các loại tổ-chức rất mới mẻ của Đạo Chúa –dù không mang hình-thức giáo-xứ- cũng đã trở-thành mái ấm/cơ ngơi phụ-thuộc vào nhau, đượm tính “lý-sự” hơn. Thật ra thì, họ không thực sự tìm ra được đạo-giáo nào giống như thế và cũng chẳng kiến-tạo ra được thứ tôn-giáo giống như vậy, cả.

Thật ra thì, ở vào tình-huống giống như thế, người người ít chú-tâm đến sự thể là không còn nói nhiều về tội lỗi nữa, nhưng chú-tâm hơn đến sự thể là: mình tự chấp-nhận chính mình, dễ tự-tin và tự giúp mình nhiều hơn trước. Xem thế thì, đã thấy xuất-hiện một thể-loại văn chương “linh-đạo” rất mới, đã ra đời.

Kitô-hữu khi ấy, lại những lo-toan kiếm-tìm ý-nghĩa tập-thể nơi thế giới tư-riêng của họ. Nhưng họ lại không tìm ra được thế-giới ấy và bị lạc-lõng đến độ không chỉ mỗi hy vọng có được Ơn cứu-chuộc đã để mất mà cả đến ý-nghĩa của Ơn cứu-chuộc được thành-hình cũng bị mất luôn. Xem thế thì, viễn ảnh của việc thực-sự xã-hội-hoá và hiệp-thông hai chiều cũng không sáng giá là bao.

Ở đây, cũng xin đề-nghị: quý vị nên xem thêm cuốn Men Astutely Trained: a history of the Jesuits in the American Century, của Peter McDonough, The Free Press, New York 1992 viết, để rộng đường dư-luận.

                        —————————-

                   (còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Ba 2024
H B T N S B C
« Th2    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31