PHÁP : VATICAN TỐ GIÁC “QUYỀN” TƯỚC ĐOẠT MẠNG SỐNG CON NGƯỜI

Written by xbvn on Tháng Ba 4th, 2024. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh, Đạo đức sinh học

Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống đã công bố một tuyên bố ủng hộ quan điểm của Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) về việc đưa vấn đề phá thai vào Hiến pháp Pháp. Hàn lâm viện cho rằng “bảo vệ sự sống con người là mục tiêu đầu tiên của nhân loại” và kêu gọi tất cả các chính phủ và tất cả các truyền thống tôn giáo dấn thân bảo vệ sự sống.

Đức cha Paglia, chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống

Việc bảo vệ sự sống không phải là một ý thức hệ, đó là một thực tại, một thực tại nhân bản ảnh hưởng đến tất cả các Kitô hữu, chính vì là Kitô hữu và vì là con người”. Nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến ​​chung ngày 25 tháng 3 năm 2020, Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống đã công khai thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Hội đồng Giám mục Pháp, trong một tuyên bố được công bố hôm thứ Hai ngày 4/3/2024. Vào ngày 29 tháng 2, các Giám mục Pháp đã “buồn bã” trước cuộc bỏ phiếu của các thượng nghị sĩ Pháp đưa quyền cố ý ngưng thai (IVG = interruption volontaire de grossesse) vào Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ V và nhắc lại rằng “việc phá thai, vốn vẫn là sự tổn hại đến sự sống ngay từ đầu, không thể được nhìn từ góc độ duy nhất về quyền của phụ nữ”.

Hôm thứ Hai, ngày 4 tháng 3, trong khi Quốc hội Pháp đang họp giai đoạn cuối cùng của việc sửa đổi Hiến pháp, với mục đích đưa việc phá thai vào điều 34, Hàm lâm viện Giáo hoàng về Sự sống nhắc lại rằng “trong kỷ nguyên nhân quyền phổ quát, không thể có “quyền” tước đoạt một mạng sống con người”.

Bảo vệ sự sống là ưu tiên tuyệt đối

Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống đưa ra lời kêu gọi “tất cả các chính phủ và tất cả các truyền thống tôn giáo hãy cố gắng hết sức để, trong giai đoạn lịch sử này, việc bảo vệ sự sống trở thành ưu tiên tuyệt đối, với các biện pháp cụ thể ủng hộ hòa bình và công bằng xã hội”. Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống không quên những hoàn cảnh cụ thể hoặc những bối cảnh bi đát, phải “được giải quyết dựa trên một quyền vốn trước hết nhằm bảo vệ những người yếu thế nhất và dễ bị tổn thương nhất”.

Cuối cùng, đối với Hàn lâm viện Giáo hoàng, “việc bảo vệ sự sống con người là mục tiêu đầu tiên của nhân loại”, một mục tiêu chỉ có thể đạt được “nếu khoa học, công nghệ và công nghiệp phục vụ con người và tình huynh đệ”.

Hội đồng Giám mục Pháp kêu gọi ăn chay và cầu nguyện

Trong khi Nghị viện họp tại Quốc hội vào chiều thứ Hai ngày 4 tháng 3 tại Versailles để đưa IVG vào Hiến pháp, Hội đồng Giám mục Pháp tiếp tục phản đối quyết định này.

Sáng thứ Hai, trong khi một bộ phận dư luận hoan nghênh một quyết định lịch sử, thì chủ tịch và các phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp muốn tiếp sức lời kêu gọi cầu nguyện và ăn chay do một số phong trào Công giáo phát động. Các ngài tái khẳng định: “Là người Công giáo, chúng ta sẽ luôn phải phục vụ sự sống của mọi người và mỗi người, từ khi thụ thai cho đến khi chết”. Các ngài nói thêm: “Trên hết, chúng ta hãy cầu nguyện để đồng bào của chúng ta sẽ tìm lại được hương vị của sự sống, trao ban nó, đón nhận nó, đồng hành với nó, có và nuôi dạy con cái”.

Lời mời cầu nguyện và ăn chay, được các giám mục tiếp sức hôm thứ Hai, ban đầu được đưa ra bởi Hozana, một mạng xã hội cầu nguyện Kitô giáo, tổ chức “chuỗi cầu nguyện lớn cho sự sống”. Nền tảng này xin những người cầu nguyện hiệp nhất để “cầu xin Thiên Chúa đến truyền cảm hứng cho những tâm hồn” của những người ra quyết định. Trong Mùa Chay này, các Kitô hữu muốn ăn chay vào ngày lịch sử này và hiệp nhất cầu nguyện cho đến ngày 8 tháng 3. Họ nhắc nhở rằng cũng có thể đăng ký trên ứng dụng Rosario để thành lập một chuỗi cầu nguyện “tôn trọng sự sống”.

Biểu tình phản đối phá thai ở Paris vào ngày 19/01/2022

Một đoạn mới phải được đưa vào chiều thứ Hai trong Hiến pháp ở điều 34 với tiêu đề này: “Luật pháp xác định các điều kiện để thực hiện quyền tự do của phụ nữ, được đảm bảo cho họ, để họ có thể nhờ đến IVG.”

Để dự luật này được thông qua, đa số 3/5 số phiếu bầu của toàn thể Nghị viện (tức là 577 nghị sĩ và 348 thượng nghị sĩ) phải bỏ phiếu ủng hộ việc bổ sung đoạn này để được đưa dứt khoát vào Hiến pháp. Kết quả sẽ được thông báo vào khoảng 6:30 chiều (giờ Paris). Trong thông cáo báo chí của mình, CEF cũng đề cập đến lời kêu gọi của mình đối với các nghị sĩ: “Chắc chắn nhiều người sẽ bỏ phiếu cho văn bản này với niềm tin khẳng định một quyền thiết yếu; một số, trên thực tế là khá nhiều, sẽ bỏ phiếu cho nó một cách xấu hổ và bị ép buộc.

Tý Linh

(theo Jean-Benoît Harel, Vatican News, và Arnaud Spilioti, nhật báo La Croix)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31