DIỄN VĂN CHO GIÁO TRIỀU: ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI BẢO VỆ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ PHÊ PHÁN LÝ THUYẾT PHÁI TÍNH
Trong sứ điệp truyền thống cầu chúc Giáng Sinh và Năm Mới cho Giáo Triều, đức Bênêđíctô XVI đã đề cập đến một số chủ đề quan trọng như gia đình, đối thoại, Tân Phúc Âm hóa… Dưới đây là phần liên quan đến chủ đề gia đình, trong đó ngài trích dẫn một Đại Giáo sĩ Do Thái để củng cố cho lập luận của mình:
“Với tất cả những cơ hội này, chúng ta đã đề cập những chủ đề nền tảng của thời điểm lịch sử của chúng ta : gia đình (Milan), việc phục vụ hòa bình trên thế giới và đối thoại liên tôn (Liban), cũng như việc loan báo, vào thời đại chúng ta, sứ điệp của Chúa Giêsu-Kitô cho những người vẫn còn chưa gặp Ngài và cho nhiều người chỉ biết Ngài từ bên ngoài và, chính vì thế, không nhìn nhận Ngài. Trong số các chủ đề lớn này, tôi muốn suy tư chi tiết hơn một chút về đề tài gia đình và bản chất của việc đối thoại, để tiếp đến giải thích thêm về chủ đề Tân Phúc Âm Hóa.
Niềm vui lớn lao qua đó các gia đình trên khắp thế giới đã gặp gỡ nhau tại Milan, đã cho thấy rằng, bất chấp tất cả các ấn tượng đảo ngược, ngày nay gia đình vẫn còn mạnh mẽ và sống động. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng – đặc biệt trong thế giới Tây phương – đang đe dọa nó cho đến tận những nền móng của nó, cũng không thể chối cãi được. Tôi đã ngạc nhiên bởi sự kiện rằng, ở Thượng Hội Đồng, chúng ta đã nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của gia đình như là nơi đích thực trong đó các hình thức căn bản của sự kiện là một nhân vị được thông truyền. Chúng ta học biết chúng bằng cách sống chúng và đồng thời cùng nhau cho phép chúng. Và như thế, xem ra rõ ràng rằng vấn đề gia đình không chỉ là vấn đề về một hình thức xã hội nhất định, nhưng là vấn đề về chính con người – vấn đề về thế nào là con người và phải làm gì để trở thành một nhân vị cách đúng đắn. Trong khung cảnh này, các thách đố là phức tạp. Trước tiên có vấn đề về khả năng của con người gắn bó với nhau hay sự thiếu gắn bó của nó. Con người có thể gắn bó với nhau cả đời không ? Điều đó có phù hợp với bản tính của nó không ? Điều đó chẳng phải mâu thuẫn với tự do của nó và với chiều kích tự thể hiện của nó hay sao ? Phải chăng con người trở nên chính mình khi bám lấy quyền tự trị và khi tiếp xúc với người khác chỉ bằng những mối tương quan mà nó có thể cắt đứt bất cứ lúc nào ? Một sự gắn bó cả đời phải chăng mâu thuẫn với tự do ? Sự gắn bó này có xứng đáng cho người ta đau khổ không ? Việc khước từ sự gắn bó con người, – đang lan rộng ngày càng hơn nữa do một sự hiểu biết sai lầm về tự do và về sự tự thể hiện, cũng như do sự trốn chạy trước việc kiên nhẫn đảm nhận sự đau khổ -, có nghĩa rằng con người vẫn khép kín nơi chính mình và, xét cho cùng, đang giữ cái « tôi » cho chính nó, và không thực sự vượt qua nó. Nhưng chỉ trong việc trao hiến bản thân mà con người thể hiện chính mình, và chỉ khi mở ra cho người khác, cho những người khác, cho con cái, cho gia đình, chỉ khi để mình được khuôn đúc trong sự đau khổ, mà con người khám phá ra chiều kích của sự kiện trở nên một nhân vị. Cùng với việc khước từ sự gắn bó này là sự biến mất những hình ảnh nền tảng của cuộc sống con người : cha, mẹ, con cái ; những chiều kích hiện sinh của kinh nghiệm về sự kiện trở nên một nhân vị đang tan đi.
Vị Đại Giáo sĩ Do Thái ở Pháp, Gilles Bernheim, trong một tiểu luận cẩn thận dựa vào các tài liệu và đánh động cách sâu xa, đã cho thấy rằng việc gây tổn hại đến hình ảnh đích thực về gia đình, được hình thành bởi một người cha, một người mẹ và một đứa con – một sự gây tổn hại mà chúng ta đang phải đối diện hôm nay – đạt tới một chiều kích còn sâu xa hơn nữa. Nếu cho đến đây chúng ta đã nhìn thấy như là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng về gia đình, một sự hiểu sai về yếu tính của sự tự do con người, thì bây giờ vấn đề trở nên rõ ràng rằng ở đây vấn đề là cái nhìn về chính con người, về những gì thật sự có nghĩa là trở nên một nhân vị. Ông trích dẫn câu khẳng định danh tiếng của Simone de Beauvoir : « Chúng ta không sinh ra là người nữ, chúng ta trở thành người nữ ». Nơi những lời này được tìm thấy nền tảng của những gì mà ngày nay, dưới từ ngữ « gender » (giống, phái tính), được trình bày như là một triết thuyết mới về phái tính/tính dục. Theo triết thuyết này, giới tính không còn là một dữ kiện nguyên thủy của bản tính nữa, một dữ kiện mà con người phải chấp nhận và cách cá nhân làm đầy ý nghĩa, nhưng là một vai trò xã hội mà người ta tự quyết cách tự do, đang khi cho đến đây chính xã hội quyết định về điều đó. Sự sai lạc sâu xa của lý thuyết này và của cuộc cách mạng nhân học ngấm ngầm ở đó, là rõ rệt. Con người phản đối có một bản tính được chuẩn bị trước về thể xác của mình, (một bản tính) làm nổi bật con người của mình. Nó phủ nhận bản tính của mình và quyết định rằng bản tính này không được ban cho nó như là một sự kiện được chuẩn bị trước, nhưng chính nó tự tạo nên bản tính này. Theo trình thuật Thánh Kinh về việc tạo dựng, việc con người được Thiên Chúa tạo dựng có nam có nữ thuộc về yếu tính của con người thụ tạo. Nhị tính (nam-nữ) này là thiết yếu cho việc trở thành một nhân vị, như Thiên Chúa đã ban nó. Chính nhị tính như là dữ kiện khởi điểm này đang bị phản đối. Những gì được đọc trong trình thuật tạo dựng không còn giá trị nữa : « Ngài đã tạo dựng họ có nam có nữ » (Kn 1, 27). Không, bây giờ những gì có giá trị, đó là không phải người đã tạo dựng họ có nam có nữ, nhưng chính xã hội đã quyết định điều đó chon đến đây và bây giờ chính chúng tôi quyết định về điều đó. Nam và nữ không còn tồn tại như thực tại của công trình tạo dựng, như bản tính của con người nữa. Con người phản đối bản tính của mình. Từ nay nó chỉ là tinh thần và ý muốn. Việc thao túng bản tính, mà ngày nay chúng ta đang lấy làm tiếc đối với những gì liên quan đến môi trường, ở đây đang trở thành sự chọn lựa cơ bản của con người đối với chính mình. Từ nay con người chỉ tồn tại trong trừu tượng, mà tiếp đến, cách tự trị, chọn lựa cho mình điều gì đó như là bản tính của nó. Người nam và người nữ bị phản đối trong việc đòi buộc họ đến từ công trình tạo dựng, là những hình thức bổ túc của nhân vị. Thế nhưng, nếu nhị tính nam và nữ không tồn tại như là dữ kiện của công trình tạo dựng, thì lúc đó gia đình cũng không tồn tại như là thực tại được thiết lập trước bởi việc tạo dựng. Nhưng cũng trong trường hợp này, đứa con đã mất đi chỗ đứng thuộc về nó cho đến bây giờ và phẩm giá đặc thù của riêng nó. Bernheim cho thấy làm thế nào, từ chủ thể pháp lý độc lập tự nó, bây giờ đứa con nhất thiết trở thành một đối tượng/đồ vật, mà người ta có quyền và, như là đối tượng của một quyền, người ta có thể kiếm được. Ở đâu sự tự do làm/hành động trở thành tự do tạo dựng chính mình, thì ở đó người ta nhất thiết đi tới chỗ chối bỏ chính Đấng Tạo Hóa, và sau cùng qua đó, chính con người – như là thụ tạo của Thiên Chúa, như là hình ảnh của Thiên Chúa – bị hủy hoại trong yếu tính con người của mình. Trong cuộc đấu tranh vì gia đình, có liên quan đến chính con người. Và rõ ràng rằng ở đâu Thiên Chúa bị chối bỏ, thì ở đó phẩm giá của con người cũng bị tiêu tan. Ai bênh vực Thiên Chúa thì bênh vực con người !”
Tý Linh
Tags: Bênêđíctô XVI
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG