RÔMA : HỘI NGHỊ VỀ THẦN HỌC CỦA THÁNH TÔMA AQUINÔ
Hôm 19/9/2022, tại Rôma, hơn 300 thần học gia trên thế giới đã khai mạc một hội nghị quốc tế về thánh Tôma. Trọng tâm của hội nghị, tại giảng đường của trường Angelicum, ở Rôma : suy tư về các nguồn lực của truyền thống gắn liền với giáo huấn của thánh Tôma Aquinô trong « bối cảnh hiện nay ».
Trong vòng sáu ngày, các thần học gia và triết gia Ý, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha hay Ba Lan sẽ nối tiếp nhau ở diễn đàn tạo nên sự kiện này. Không có hội nghị chuyên đề nào thuộc loại này được tổ chức từ năm 2003.
« Ân sủng không xóa bỏ tự nhiên »
Chương trình của hội nghị chuyên đề này, được tổ chức bởi Angelicum và Viện hàn lâm thánh Tôma Aquinô của Tòa Thánh, phản ảnh ý muốn của các thần học gia theo học thuyết thánh Tôma là suy nghĩ về những thách thức hiện nay của xã hội, bao hàm cả những vấn đề hiện đại nhất.
Đó là trường hợp của triết gia Gregory Reichberg, thành viên của Viện nghiên cứu về hòa bình của Oslo, đã đề nghị hôm 20/9 một suy tư về trí tuệ nhân tạo và siêu hình học của thánh Tôma, trong khi các tham dự viên cũng có thể lắng nghe những đóng góp về khoa học thần kinh.
« Nguyên tắc chính và thiết yếu (nguyên tắc cơ bản của thuyết Tôma) nằm trong câu ngạn ngữ rằng ân sủng không xóa bỏ tự nhiên, nhưng hoàn chỉnh và hoàn thiện nó », cha Guy Bedouelle khẳng định như thế trong bài viết « Học thuyết thánh Tôma » của Thế giới đạo Công giáo (Éd. Bouquins, 1 536 p., 34 €). Ngài nói tiếp : « Vì thế, những gì có thể tin được bởi đức tin không thể mâu thuẫn với những gì được nhận biết bởi lý trí ».
Nhưng nếu các nguyên tắc đã không thay đổi, thì những thập niên vừa qua học thuyết được khai triển bởi thánh Tôma Aquinô (1224-1274), từ đó đã truyền cảm hứng cho vô số nhà phê bình và nhà tư tưởng, đã thay đổi cương vị trong Giáo hội Công giáo.
« Chọn lựa thần học mà người ta tự do chọn lựa »
Ngày nay, thuyết Tôma không còn là học thuyết chính thức mà nó có trước công đồng Vatican II nữa. Và như cha Serge Thomas Bonino, khoa trưởng của ban triết học của Angelicum, thừa nhận : Nó cũng không còn là « công cụ trấn áp chống lại chủ nghĩa tân thời » mà nó đã được sử dụng trong tiền bán thế kỷ XX. Ngài nói tiếp : « Chúng ta đã trải qua từ thời kỳ trong đó tất cả mọi người đều theo thuyết Tôma đến một chọn lựa thần học mà người ta tự do chọn lựa ». « Sau công đồng, thuyết Tôma đã mất đi đặc tính gần như chính thức của nó trong Giáo hội Công giáo ».
Trong số các thần học gia hiện diện ở hội nghị này, nhiều người đến từ Hoa Kỳ, nơi học thuyết Tôma biết đến sự hâm mộ đáng kể. Cha Bonino ghi nhận : « So với năm 2003, người ta thấy một sự bấp bênh thực sự ở Hoa Kỳ, khi người gốc Tây Ban Nha hiện diện rất nhiều ». Cha giải thích : « Ở Hoa Kỳ, cả một trào lưu học thuyết Tôma được ghi dấu rõ ràng bởi lôgíc và sự chặt chẽ của lý luận, vốn quên đi phần nào chiều kích lịch sử của học thuyết Tôma ».
Một « học thuyết Tôma duy truyền thống »
Trên thực tế, cha Bonino, linh mục dòng Đaminh, một trong những nhân vật chủ chốt của Hội nghị quốc tế này, đã cảnh giác chống lại cám dỗ xem học thuyết của thánh Tôma Aquinô như một tổng thể « cố định ». « Từ một vài năm qua, người ta tái khám phá rằng thánh Tôma là nhà chú giải và là nhà giảng thuyết, đang khi người ta đã từng có khuynh hướng bỏ qua khía cạnh lịch sử này ».
Ngày nay, học thuyết của thánh Tôma Aquinô đôi khi xuất hiện như là một nơi ẩn náu của một tầm nhìn căn tính về đạo Công giáo. Cha Bonino ghi nhận : « Vẫn còn một chủ thuyết Tôma chiến đấu, được thực hiện bởi những phạm vi duy truyền thống ». Theo ngài, « chủ thuyết Tôma » này được đánh dấu bởi một « sự chán ghét đối với lối tiếp cận của thánh Tôma ». « Như thể đó là một loại thần học bất biến. Tuy nhiên, ngài đã thực sự tiến triển, từ khi bắt đầu cho đến kết thúc cuộc sống của mình, chẳng hạn về những gì ngài nói về ân sủng hay về chỗ đứng của các đam mê trong cuộc sống con người ».
Cha Bonino cho biết, nhưng ngoài những phạm vi duy truyền thống này, thánh Tôma Aquinô cũng có thể đáp ứng cho « một nhu cầu an toàn thần học » được cảm nhận bởi các thế hệ trẻ. Một nhu cầu an toàn « có thể hiểu được », nhưng « có thể tiến triển ».
Các tham dự viên của hội nghị sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến vào ngày 22/9/2022.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I, Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG