RUBEM ALVES, MỘT TRONG NHỮNG CHA ĐẺ CỦA NỀN THẦN HỌC GIẢI PHÓNG VỪA QUA ĐỜI
Thần học gia Tin Lành, người Braxin, vừa qua đời hôm 19/7/2014 ở Campinas (Braxin) ở tuổi 80. Luận án tiến sĩ của ông, năm 1969 ở Princeton, được xem như là công trình sâu xa đầu tiên về thần học giải phóng.
Đồng sáng lập nền thần học giải phóng với cha Gustavo Gutierrez (Cha người đầu tiên dùng kiểu nói này vào năm 1968 ở Medellin (Côlômbia)) và Léonardo Boff, thần học gia Tin Lành, người Braxin, Rubem Alves đã từ trần hôm 19/7 tại bệnh viện Campinas, gần Sao Paulo (Braxin) do bệnh phổi.
Sinh năm 1933 ở Minas Gérais, Rubem Alves đã từng theo học thai chủng viện Campinas thuộc Tin Lành Calvin (1953-1957) trước khi trở thành mục sư tại nơi ông sinh trưởng, rồi tiếp tục việc nghiên cứu tại Union Theological Seminary ở New York (1963) nơi ông đã chịu ảnh hưởng sâu rộng bởi các thần học gia Jürgen Moltmann và Karl Barth.
Trở về nước vào năm 1964, ông đã chứng kiến những năm dưới chế độ độc tài quân sự và, vì bị quân đội truy nã, nên ông đã trốn sang Hoa Kỳ năm 1968.
« Người đầu tiên viết sâu xa về thần học giải phóng »
Lúc đó ông dành thời gian cho luận án tiến sĩ thần học, « Towards a theology of liberation » (Hướng đến một nền thần học giải phóng), mà ông bảo vệ vào năm 1969 ở Princeton và là nơi mà, ba năm trước các tác phẩm của Leonardo Boff và Gustavo Gutierrez, ông đã đặt những nền tảng của một nền thần học được giải thích theo quan điểm người nghèo.
Leonardo Boff đã thừa nhận trên nhật báo O Globo ở Braxin : « Ông là người đầu tiên viết sâu xa về thần học giải phóng ».
Tuy nhiên, những lập trường phóng khoáng của Alves đã làm ông gặp khó khăn với Giáo Hội Tin Lành Calvin vốn yêu cầu ông từ bỏ mọi việc rao giảng và hoạt động mục vụ. Rubem Albes do đó trở thành giáo sư triết học tại Đại học Sao Paulo, rồi, vào năm 1974, tại Đại học Campinas.
Một người Tin Lành « rất khác những gì tôi đã có thể là »
Đam mê đối với thần học cũng như triết học và xã hội học, ông cũng tự nghiên cứu phân tâm học và các khoa học về giáo dục. Ông đã phê bình gay gắt hệ thống giáo dục ở Braxin. Ông cũng là tác giả của nhiều truyện thần thoại cho trẻ em.
Bà Tổng thống Dilma Rousseff đã chào mừng ông như là một trong những nhà trí thức lớn của Braxin. Ông đã từng viết trên trang Internet của ông : « Tôi nghĩ rằng mục đích của tôn giáo không phải là lên trời sau cái chết, nhưng là làm cho thế giới tốt hơn, khi chúng ta còn sống ».
Và cho dầu ông đã rời bỏ Giáo Hội Tin Lành Calvin, nhưng ông luôn nhận mình là Tin Lành, cho dầu điều đó đã có đối với ông, vào cuối đời, một ý nghĩa « rất khác những gì tôi đã có thể là ». « Nhiều người khước từ tư cách công dân của tôi trong thế giới Cải Cách. Một số tố giác tôi như là một điệp viên hay một kẻ phản bội, những người khác khước từ sự hiện diện của tôi và yêu câu tôi thinh lặng đến độ tôi đã có thể nghi ngờ và nghĩ rằng tôi thực sự là một kẻ bội giáo. Nhưng cũng có những người Tin Lành đã chấp nhận tôi, lắng nghe tôi, chìa tay cho tôi và chia sẻ bánh và rượu… »
Trong một bức thư gởi cho con cái của mình, Rubem Alves đã yêu cầu được hỏa thiêu và tro cốt của ông được rải rắc dưới một cây « ipé ».
Tý Linh
theo La Croix
Tags: Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’