SINH NHẬT CỦA ĐỨC PHANXICÔ: Ở TUỔI 87, NGÀI CÓ PHẢI LÀ VỊ GIÁO HOÀNG LỚN TUỔI NHẤT KHÔNG?
Khi Đức Phanxicô kỷ niệm sinh nhật lần thứ 87 của mình vào Chúa Nhật, ngày 17 tháng 12, ngài đã là một trong những vị Giáo hoàng lớn tuổi nhất trong lịch sử, nhưng vẫn còn nhỏ tuổi hơn một số vị tiền nhiệm.
Đầu bếp bánh ngọt người Đức Ernst Knam mừng sinh nhật Đức Phanxicô hôm 13/12/2023 (ảnh: Aleteia)
Hiện đang ở năm thứ 11 trong triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô, người kỷ niệm sinh nhật lần thứ 87 vào Chúa Nhật ngày 17 tháng 12, là vị Giáo hoàng lớn tuổi thứ hai trong lịch sử đương đại, sau Đức Lêo XIII, qua đời năm 1903 ở tuổi 93. Được bầu chọn ở tuổi 76, Đức Phanxicô do đó là một trong những vị Giáo hoàng lớn tuổi nhất đang tại chức và, mặc dù có vấn đề về sức khỏe, nhưng gần đây Đức Phanxicô khẳng định ngài “chưa nghĩ đến” việc từ chức.
Qua đời ở tuổi 95 vào ngày 31 tháng 12 năm 2022, vị tiền nhiệm của ngài, Đức Bênêđíctô XVI, cũng có thể được coi là một trong những vị Giáo hoàng già nhất trong lịch sử, nhưng với tư cách là “Giáo hoàng danh dự”. Thật vậy, ngài đã tuyên bố từ chức vào tháng 2 năm 2013, ở tuổi 85, sau gần 8 năm làm Giáo hoàng.
Nhà sử học Christophe Dickès, tác giả của một số tác phẩm về giáo hoàng, tóm tắt: “Trong lịch sử hiện đại, từ năm 1870 đến nay, nghĩa là từ Đức Piô IX đến Đức Phanxicô, Đức Lêô XIII là vị Giáo hoàng lớn tuổi nhất qua đời ở tuổi 93, trong khi vị trẻ tuổi nhất là Đức Bênêđíctô XV, qua đời lúc 67 tuổi. Trong thời kỳ này, các giáo hoàng qua đời trung bình ở tuổi 81, với một triều đại giáo hoàng kéo dài trung bình khoảng 15 năm.”
Vị giáo hoàng trên trăm tuổi
Vị Giáo hoàng được coi là người già nhất trong lịch sử là Agathon, qua đời ở tuổi hơn 100 vào thế kỷ thứ VII. Nhưng không thể biết chắc chắn tuổi của ngài. Thật vậy, nếu các nhà sử học chắc chắn về ngày mất của ngài, thì việc có bằng chứng về ngày sinh của các Giáo hoàng trước thế kỷ 13 sẽ phức tạp hơn nhiều.
Trong suốt lịch sử, các Giáo hoàng luôn có độ tuổi trung bình khá cao, ngay cả trong những thời kỳ mà tuổi thọ của người dân thấp: “Vào thời Trung cổ, các Giáo hoàng chết già vì được bầu chọn đã già. Cuối cùng, ngày nay cũng vậy, đó là một điều không đổi trong lịch sử,” Agostino Paravicini Bagliani, nhà sử học về các Giáo hoàng thời Trung Cổ và là giáo sư danh dự tại Đại học Lausanne (Thụy Sĩ), nhận xét. Một ngoại lệ cho quy tắc này, Đức Innocent III, vị Giáo hoàng thứ 176 trong lịch sử, được bầu vào năm 1198 khi mới 37 tuổi.
Các em thiếu nhi mừng sinh nhật Đức Phanxicô hôm 17/12/2023, tại Hội trường Phaolô VI (ảnh: Vatican News)
« Những năm sắt đá »
Tuy nhiên, nếu độ tuổi trung bình của các Giáo hoàng không thay đổi nhiều, thì, trái lại, điều đã thay đổi là thời gian lâu dài của các triều đại giáo hoàng. Agostino Paravicini Bagliani cho biết: “Phần lớn các triều đại giáo hoàng đều ngắn gọn. Kéo dài hai năm, một năm… Triều đại giáo hoàng bốn năm được coi là một điều tốt. Một số triều đại giáo hoàng chỉ kéo dài một tháng vào thời Trung Cổ. ”
Chẳng hạn, đó là trường hợp của Đức Giáo hoàng Adrien V. Được bổ nhiệm làm tuyên úy giáo hoàng vào năm 1243, khi bác của ngài là Đức Innocent IV được bầu làm giáo hoàng, sau đó ngài trở thành Hồng y vào năm 1251. Ngài vẫn là Hồng y trong 25 năm, cho đến năm 1276, năm ngài được bầu làm Giáo hoàng . Ngài mất cùng năm đó, đúng 39 ngày sau. Chuyên viên về thời Trung Cổ này nhấn mạnh : “Đó là điều rất bình thường vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ngài là một Giáo hoàng rất tích cực. Có nhiều triều đại giáo hoàng tuy ngắn ngủi nhưng lại cực kỳ quan trọng.”
Tuy nhiên, trong thời hiện đại, chỉ có một triều đại giáo hoàng ngắn ngủi như vậy, đó là triều đại của Đức Gioan Phaolô I, người qua đời ở tuổi 65, chỉ một tháng hai ngày sau khi được bầu. Phải đợi đến thế kỷ 19 để một vị Giáo hoàng mới vượt qua được cái mà người ta gọi là “những năm sắt đá”, tức là 25 năm triều đại giáo hoàng. Một quy chiếu đến thánh Phêrô, vị Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử có triều đại giáo hoàng kéo dài 33 năm. Kể từ đó, hai giáo hoàng đã vượt quá mức này, Đức Lêô XIII, 25 năm 5 tháng, và Đức Gioan-Phaolô II, 26 năm 5 tháng.
Tý Linh
(theo Fanny Uski-Billieux, nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY FILIPE NERI FERRÃO, TÂN CHỦ TỊCH CỦA FABC
- MỞ CỬA THÁNH CỦA VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHAOLÔ NGOẠI THÀNH: NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO NĂM THÁNH
- CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG VÀ CÁC NĂM THÁNH: VIỆC MỞ CỬA THÁNH TRONG LỊCH SỬ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA: THIÊN CHÚA CHỌN SINH RA CHO CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA: HỌC KHÁM PHÁ SỰ VĨ ĐẠI CỦA THIÊN CHÚA TRONG SỰ NHỎ BÉ
- NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÃNH NHẬN ƠN TOÀN XÁ TRONG NĂM THÁNH
- ÂN XÁ NĂM THÁNH, CƠN MƯA LÒNG THƯƠNG XÓT CHO MỌI NGƯỜI
- CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC BÀ CẢ
- ĐỨC PHANXICÔ: NĂM THÁNH LÀ CƠ HỘI KHAI MỞ CÔNG TRƯỜNG TÂM HỒN CỦA CHÚNG TA
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA : THÁNH GIA NADARÉT, MẪU GƯƠNG ĐỐI THOẠI VÀ LẮNG NGHE
- PHÓ CHÁNH ÁN TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO: TÒA GIẢI TỘI, CỬA THÁNH CHO TÂM HỒN
- VĂN PHÒNG PHỦ GIÁO HOÀNG : THÔNG TIN ĐẶT VÉ THAM DỰ CÁC BUỔI TIẾP KIẾN CHUNG VÀ CÁC NGHI LỄ
- MỞ CỬA THÁNH ĐỀN THỜ LATÊRANÔ: “GIEO NIỀM HY VỌNG VÀ XÂY DỰNG TÌNH HUYNH ĐỆ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỞ CỬA THÁNH TẠI NHÀ TÙ REBIBBIA: “HÃY BÁM LẤY NIỀM HY VỌNG”
- LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2024: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !