SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO HỘI NGHỊ THẦN HỌC QUỐC TẾ : ĐỂ THÚC ĐẨY MỘT CUỘC LOAN BÁO TIN MỪNG TRUNG THÀNH VỚI PHONG CÁCH CỦA THIÊN CHÚA VÀ GẪN GŨI VỚI CON NGƯỜI
Hội nghị Thần học Quốc tế được khai mạc hôm 21/9/2021 và sẽ kết thúc vào ngày 24/9/2021 tại Đại học Giáo hoàng Latêranô, với chủ đề « Sự khôn ngoan của Thập giá trong một Thế giới Đa nguyên ».
« Sứ mạnh cứu độ bao la phát sinh từ sự yếu đuối của Thập giá cho thần học thấy tầm quan trọng của một phong cách biết kết hợp tầm cao cả của tư tưởng với sự khiêm tốn của tâm hồn », Đức Thánh Cha nhấn mạnh như thế trong một sứ điệp gởi cho cha Joachim Rego, Bề trên tổng quyền của Dòng Thương khó của Chúa Giêsu-Kitô, Dòng đã tổ chức sự kiện này.
Dưới đây là sứ điệp của Đức Thánh Cha :
« Tôi gởi lời chào thân ái đến các tham dự viên Hội nghị Thần học Quốc tế, sẽ diễn ra gần Đại học Giáo hoàng Latêranô từ ngày 21 đến 24 tháng Chín tới, về chủ đề « Sự khôn ngoan của Thập giá trong một Thế giới Đa nguyên ». Hội nghị này nằm trong khung cảnh cử hành Năm Thánh kỷ niệm ba trăm năm thành lập Dòng Thương Khó và đề xuất đào sâu tính thời sự của Thập giá ở trung tâm của nhiều hội đồng bác học đương đại. Theo một nghĩa nào đó, nó đáp lại ao ước của thánh Phaolô Thánh Giá là hành động sao cho Mầu nhiệm vượt qua, trung tâm của đức tin Kitô giáo và là đặc sủng của Gia đình Hội dòng Thương Khó, tỏa sáng và lan tỏa, nhằm đáp lại Đức ái thần linh và để đáp ứng những mong đợi và hy vọng của thế giới.
Thánh Phaolô Tông đồ nói về chiều rộng, dài, cao và sâu của tình yêu của Chúa Kitô (x. Ep 3, 18). Khi chiêm ngưỡng Đấng chịu đóng đinh, chúng ta nhận thấy tất cả những gì của con người đều được lòng thương xót của Thiên Chúa ôm lấy. Tình yêu tự hủy và trắc ẩn của Ngài, xuyên qua Thập giá, ao ước chạm đến bốn phương trời và liên kết đến cùng thân phận của chúng ta, nối kết cách bất khả phân ly mối tương quan với Thiên Chúa theo chiều dọc và mối tương quan với con người theo chiều ngang, bằng một tình huynh đệ mà cái chết của Chúa Giêsu đã dứt khoát làm cho trở nên phổ quát.
Sứ mạnh cứu độ bao la phát sinh từ sự yếu đuối của Thập giá cho thần học thấy tầm quan trọng của một phong cách biết kết hợp tầm cao cả của tư tưởng với sự khiêm tốn của tâm hồn. Vì thế, đối diện với Đấng chịu đóng đinh, nó được mời gọi hướng đến thân phận mong manh và cụ thể nhất của con người, từ bỏ mọi hình thức và ý định luận chiến, chia sẻ cách vui tươi sự mệt mỏi trong nghiên cứu và tin tưởng tìm kiếm những hạt giống quý báu mà Ngôi Lời gieo vãi nơi sự đa dạng muôn mặt và đôi khi mâu thuẫn của nền văn hóa.
Thập giá của Chúa, nguồn mạch cứu độ cho con người mọi nơi mọi lúc, bởi đó có tính thời sự và hữu hiệu, nhất là trong hoàn cảnh hôm nay, vốn đánh dấu bằng những thay đổi nhanh chóng và phức tạp. Vì thế, thật thích hợp khi Hội nghị thần học đề nghị phân chia Sự khôn ngoan của Thập giá thành những môi trường đa dạng – như những thách đố của nền văn hóa, cổ võ chủ thuyết nhân bản, đối thoại liên tôn và những hình thức mới mẻ của việc loan báo Tin Mừng – liên kết với suy tư khoa học một loạt những biểu hiện chứng thực tác động ích lợi của nó trong các hoàn cảnh khác nhau.
Vì thế, tôi cầu chúc cho sáng kiến này đóng góp vào việc đọc lại cách mới mẻ những thách đố đương đại dưới ánh sáng của Sự khôn ngoan của Thập giá, trong khi vẫn cổ võ những trao đổi thần học, văn hóa và mục vụ, để thúc đẩy một cuộc loan báo Tin Mừng trung thành với « phong cách » của Thiên Chúa và gần gũi với con người. Trong khi bày tỏ những lời cầu chúc thân ái của tôi cho những ngày nghiên cứu này, tôi khấn xin sự che chở của Đức Thánh Trinh Nữ và của Thánh Phaolô Thánh Giá, và tôi hết lòng ban Phép lành Tòa Thánh cho các tham luận viên, các nhà tổ chức và tất cả những ai tham dự vào Hội nghị quan trọng này, đồng thời xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho tôi ».
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”
- CHIẾN TRANH Ở UCRAINA: KIEV VÀ CÁC ĐỒNG MINH HOAN NGHÊNH LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỨC LÊO XIV VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TẠI VATICAN
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV