SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
Sách hướng dẫn phụng vụ cho thánh lễ khai mạc sứ vụ của Đức Leo XIV vào Chúa Nhật, ngày 18 tháng Năm, nêu bật một số thay đổi so với các Đức Giáo hoàng trước đây. Một trong số đó liên quan đến lời hứa vâng phục Đức Giáo hoàng, lời hứa này sẽ được tuyên bố lần này bởi “những người đại diện cho Dân Thiên Chúa”.
Đức Giáo hoàng Lêô XIV chắc chắn vẫn chưa ngừng làm chúng ta ngạc nhiên. Sách hướng dẫn phụng vụ cho thánh lễ khai mạc sứ vụ của Đức Lêô XIV vào Chúa Nhật, ngày 18/5/2025, tại Quảng trường Thánh Phêrô nêu bật một số thay đổi so với các Đức Giáo hoàng trước đây. Một trong những điều mang tính biểu tượng mạnh mẽ nhất liên quan đến lời hứa vâng phục Đức Giáo hoàng, sẽ được tuyên bố sau khi trao dây pallium và nhẫn ngư phủ. Trước đây, sáu Hồng y, hai vị từ mỗi đẳng – giám mục, linh mục, phó tế – đã đến long trọng chào đón Đức Giáo hoàng để tuyên xưng sự tuân phục của mình, nhân danh Hồng y đoàn. Nhưng lần này, điều đó sẽ thuộc về “những người đại diện của Dân Thiên Chúa”.
Mười hai người sẽ tuyên thệ tuân phục Đức Thánh Cha, trong đó có ba Hồng y: ĐHY Franck Leo người Canada (Bắc Mỹ), ĐHY Jaime Spengler người Brazil (Nam Mỹ) và ĐHY John Ribat người Papua New Guinea (Châu Đại Dương). Một giám mục, một linh mục, một phó tế, hai tu sĩ, một cặp vợ chồng và hai bạn trẻ sẽ tham dự nghi thức này. Đây là một sự tiến triển rất quan trọng, rõ ràng nằm trong sự năng động do Đức Lêô XIV khởi xướng từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình: một mong muốn mạnh mẽ khôi phục lại tất cả vị trí của nó đối với ý nghĩa sâu sắc của tinh thần hợp đoàn và của Giáo hội như một dân tộc đang tiến bước, trong khi vẫn duy trì chiều dọc và tính thánh thiên của trách vụ này.
Ơn gọi chung của tất cả những người đã chịu phép rửa tội
Việc quy chiếu rõ ràng đến Dân Thiên Chúa không phải là không có ý nghĩa. Thành ngữ này, đóng vai trò trung tâm trong thần học của Công đồng Vatican II, chỉ tất cả những người đã chịu phép rửa tội, được kêu gọi cùng nhau bước đi trong đức tin. Nó nhấn mạnh đến ơn gọi chung của tất cả các tín hữu là trở thành những người tham gia vào sứ mạng của Giáo hội, chứ không chỉ là người tiếp nhận giáo huấn của Giáo hội. Bằng cách mang lại tầm nhìn rõ ràng về mặt phụng vụ cho thực tại thần học này, Đức Lêô XIV đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ: tín hiệu về một Giáo hội nơi mà cảm thức đức tin của người Kitô hữu được lưu tâm cho đến trong những cử chỉ trang trọng nhất.
Tý Linh
(theo Agnès Pinard Legry , Aleteia)
Tags: Lêo XIV
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI