Posts Tagged ‘Giáo-Hội-&-Nhà-Nước’
SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
Nhân Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 58, được cử hành vào ngày 1/1/2025, Đức Phanxicô đã liên kết mục tiêu hòa bình với suy tư về chủ đề trọng tâm của Năm Thánh sắp tới về Niềm hy vọng bằng cách lưu ý đến món nợ nước ngoài và nợ sinh thái, cũng như nhắc lại lời kêu gọi cấp thiết của ngài về việc tha nợ vốn không chỉ là vấn đề liên đới mà còn là công lý, về tôn trọng sự sống, nhất là xóa bỏ án tử hình, và đồng thời về giảm chi tiêu quân sự
ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
Một cuộc hành trình theo truyền thống Kitô giáo, chứng tá và gặp gỡ. Điều này đã được tuyên bố bởi Quốc vụ khanh Tòa thánh, ĐHY Pietro Parolin, vào hôm trước chuyến tông du lần thứ 47 của Đức Phanxicô, sẽ đưa ngài đến Corse. ĐHY nhấn mạnh : “Tôi tưởng tượng rằng Đức Thánh Cha sẽ tái khẳng định rằng mare nostrum không được là “cimetero nostrum” cho những người đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn dù phải mạo hiểm mạng sống của mình”.
SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
Một ngàn ngày sau khi bắt đầu cuộc chiến ở Ucraina, vẫn rất khó xác định chính xác số lượng nạn nhân, cả dân sự và quân sự. Theo những ước tính đáng tin cậy nhất, hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng và gần 11 triệu người phải di dời hoặc tỵ nạn.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI 2024
Trong sứ điệp gửi tới Tổng Giám đốc FAO, ông Qu Dongyu (Khuất Đông Ngọc), nhân dịp Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44 được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 vừa qua, Đức Phanxicô yêu cầu các nguyên tắc bổ trợ và liên đới phải được coi là nền tảng của các chương trình phát triển lương thực. Ngài mời gọi lắng nghe và dành ưu tiên cho các nhu cầu của công nhân, nông dân và những người nghèo đói.
TỔNG THỐNG UCRAINA ĐƯỢC TIẾP KIẾN LẦN THỨ BA TẠI VATICAN
Đến Vatican hơi muộn, được hộ tống bởi nhiều phương tiện trong một chiếc xe bọc thép ở Rôma, nguyên thủ quốc gia Ucraina đã được Đức Phanxicô tiếp đón lần thứ ba vào thứ Sáu tuần này, ngày 11 tháng 10 tại Dinh Tông Tòa. Vào cuối cuộc nói chuyện kéo dài 35 phút, Volodymyr Zelensky đã tặng Đức Thánh Cha một bức tranh về vụ thảm sát Boutcha như một món quà. Sau đó, tổng thống đã nói chuyện với các thành viên của Phủ Quốc vụ khanh về cách đạt được “nền hòa bình công bằng và ổn định” ở Ucraina.
THƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỬI NGƯỜI CÔNG GIÁO TRUNG ĐÔNG
Anh chị em thân mến,
Tôi đang nghĩ đến anh chị em và tôi cầu nguyện cho anh chị em. Tôi muốn liên kết với anh chị em trong ngày buồn này. Một năm trước, ngọn lửa hận thù đã bùng lên; nó không lụi tàn nhưng còn bùng phát thành một vòng xoáy bạo lực, trước sự bất lực đáng xấu hổ của cộng đồng quốc tế và các quốc gia hùng mạnh nhất trong việc làm im lặng vũ khí và chấm dứt thảm kịch chiến tranh.
DƯỚI CÁI NHÌN YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC MARIA, ĐỨC PHANXICÔ CẦU XIN HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI
“Xin Mẹ chuyển cầu cho thế giới chúng con đang lâm nguy, để nó có thể bảo vệ sự sống và loại bỏ chiến tranh.” Chính với những lời đầy hy vọng này mà Đức Phanxicô đã hướng về Đức Maria vào đầu buổi tối Chúa Nhật ngày 6 tháng Mười để cầu xin hòa bình cho thế giới bị tàn phá bởi sự bất công và chiến tranh này, trong sự hiệp thông với các Kitô hữu bằng cách lần hạt Mân Côi, tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
TẠI BỈ: SỰ KIÊN CƯỜNG TRONG SỨ MẠNG MANG LẠI NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Bỉ, ngài đã đối diện với những chất vấn khác nhau. Nhưng rõ ràng ngài đến để trả lời cho những chất vấn đó, và nhất là để mang lại niềm vui và hy vọng cho mọi người, đặc biệt là Giáo hội Bỉ.
BỈ: ĐỨC PHANXICÔ HỨA HẸN MỘT “CUỘC CHIẾN KIÊN QUYẾT” CHỐNG LẠI NẠN LẠM DỤNG, MỘT “SỰ XẤU HỔ” CHO GIÁO HỘI
Trong những giờ đầu tiên của chuyến tông du tới Bỉ, Đức Thánh Cha đã phát biểu, sau Vua Bỉ và người đứng đầu cơ quan hành pháp, về “tai họa” lạm dụng, một “phản chứng đau đớn” vốn là một “sự xấu hổ” đối với Giáo hội. Ngài nói, với sự khiêm tốn và quyết tâm, cần phải làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng điều này không còn xảy ra nữa và cầu xin sự tha thứ.
LUXEMBOURG: ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI SỰ HỢP TÁC VÀ LIÊN ĐỚI GIỮA CÁC QUỐC GIA
Trong bài phát biểu công khai đầu tiên tại Đại Công quốc trong khuôn khổ chuyến tông du tới hai quốc gia vùng Benelux (Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), Đức Phanxicô đã kêu gọi “những người được trao quyền bính” dấn thân vào văn hóa đối thoại và thỏa hiệp nhằm xây dựng an ninh và hòa bình cho tất cả mọi người.
ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO BÀ AUNG SAN SUU KYI
Tạp chí Công giáo Ý Civiltà Cattolica đăng tải các cuộc trò chuyện của Đức Phanxicô với các tu sĩ Dòng Tên mà ngài đã gặp ở Indonesia, Đông Timor và Singapore, như một phần trong chuyến tông du của ngài đến Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Ngài đưa ra lời kêu gọi ủng hộ nhà lãnh đạo Miến Điện, bị bắt vào năm 2021 sau cuộc đảo chính quân sự ở Miến Điện. Đức Phanxicô đã tiếp kiến con trai bà tại Rôma và cho biết ngài sẵn sàng đón tiếp bà tại Vatican.
SẮP KHÁNH THÀNH VIỆN BẤT BẠO ĐỘNG Ở RÔMA
Vài ngày trước khi khai mở Viện Bất bạo động Pax Christi tại Rôma, ĐHY Robert McElroy nói với Vatican News rằng tất cả các hình thức bạo lực đều trái ngược với Tin Mừng và các Kitô hữu phải vượt qua sự mù quáng trước những xung đột đang hoành hành ở một số nơi trên thế giới.
ĐỨC PHANXICÔ: “CHIẾN TRANH Ở GAZA, QUÁ ĐÁNG LẮM RỒI! KHÔNG CÓ BƯỚC NÀO ĐƯỢC THỰC HIỆN VÌ HÒA BÌNH”
Trên chuyến bay từ Singapore trở về Rôma ngày 13/9/2024, Đức Phanxicô đã trả lời các nhà báo đi cùng ngài và nói về thảm kịch thường dân thiệt mạng. Về cuộc bầu cử Mỹ: giữa Harris và Trump, ngài kêu gọi mọi người hãy lựa chọn theo lương tâm. Đức Thánh Cha cũng lên án rõ ràng việc phá thai cũng như việc từ chối người di cư. Ngài hoan nghênh thỏa thuận với Bắc Kinh: Trung Quốc là một lời hứa và một niềm hy vọng cho Giáo hội.
TẠI ĐẠI HỌC SINGAPORE, ĐỨC PHANXICÔ HOAN NGHÊNH QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO TRONG SỰ TRUNG THÀNH VỚI LUẬT PHÁP
Tại trung tâm văn hóa của Đại học Quốc gia Singapore, thứ Năm ngày 12/9/2024, Đức Phanxicô đã có bài phát biểu công khai đầu tiên trên đất Singapore trước hàng ngàn đại diện chính trị, văn hóa và kinh tế có ảnh hưởng từ khu vực châu Á này. Đức Phanxicô ca ngợi những đức tính của “đối thoại mang tính xây dựng” giữa chính quyền và các tôn giáo, “điều kiện tiên quyết cho sự phát triển không xung đột hay hỗn loạn, nhưng cân bằng và bền vững”.
Ở SINGAPORE, MỘT ĐẠO CÔNG GIÁO QUỐC TẾ CÓ SỨC SỐNG TÂM LINH VÀ DÂN SỰ
Với gần 400.000 tín hữu trong một bức tranh khảm liên tôn và trong một mô hình được chính quyền thúc đẩy về sự hòa hợp tôn giáo với các quy tắc nghiêm ngặt, đạo Công giáo phát triển dễ dàng tại thành quốc mà Đức Phanxicô viếng thăm. Giáo hội Công giáo góp phần vào sự xuất sắc trong giáo dục, hệ thống y tế và từ thiện, đồng thời rất tích cực trong các vấn đề liên tôn.
TẠI SAO ĐÔNG TIMOR CÓ ĐẾN GẦN 98% NGƯỜI CÔNG GIÁO?
Đức Thánh Cha Phanxicô được chờ đợi ở Đông Timor, nơi ngài sẽ lưu trú từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 9 năm 2024. Nhà sử học và địa lý Frédéric Durand có cuộc phỏng vấn dài về lịch sử và căn tính của đất nước này, bao gồm phần lớn người Công giáo.
ĐỨC PHANXICÔ TẠI ĐÔNG TIMOR : “ƯỚC MONG ĐỨC TIN CỦA ANH CHỊ EM TRỞ THÀNH VĂN HÓA CỦA ANH CHỊ EM!”
Tại dinh tổng thống, Đức Phanxicô đã có bài phát biểu đầu tiên tại Đông Timor, điểm dừng chân thứ ba trong chuyến tông du lần thứ 45 của ngài tới Châu Á và Châu Đại Dương. Trong bài phát biểu, ngày 9/9/2024, với chính quyền và xã hội dân sự, sau bài phát biểu chào mừng của Tổng thống José Ramos-Horta, Đức Phanxicô ca ngợi công việc hòa giải được thực hiện bởi người dân Đông Timor và khuyến khích dựa vào Giáo hội và học thuyết xã hội của Giáo hội để giải quyết những thách thức trong đất nước rất non trẻ này.
Ở PAPUA, ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI SỰ HÒA HỢP VÀ HÀI HÒA GIỮA CÁC NHÓM SẮC TỘC
Rất xa Rôma nhưng lại rất gần trái tim của Giáo hội Công giáo. Đó là một bộ ba bức tranh gồm có sự đa dạng, sự hài hòa và tình huynh đệ mà Đức Giáo hoàng đã đề xuất trong bài phát biểu đầu tiên của ngài ở Papua, trước 300 nhà cầm quyền tại APEC Haus ở Cảng Moresby, hôm thứ Bảy ngày 7/9/2024. Tại thủ đô của xứ sở chim thiên đường, ngài cũng ca ngợi tâm hồn vui tươi và tự do của đất nước, trái ngược với sự co cụm của các xã hội giàu có.
ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI TINH THẦN HUYNH ĐỆ CỦA XÃ HỘI INDONESIA
Được chào đón, sáng ngày 4/9/2024, tại dinh tổng thống ở Jakarta, bởi hàng trăm trẻ em trong trang phục truyền thống, Đức Phanxicô đã có bài phát biểu đầu tiên tại Indonesia, trước vị nguyên thủ quốc gia, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, trong đó ngài ca ngợi tinh thần huynh đệ của xã hội Indonesia và cầu chúc người dân Indonesia phát triển trong đức tin, tình huynh đệ và lòng trắc ẩn.
ĐỨC PHANXICÔ : CỐ TÌNH ĐẨY LÙI NGƯỜI DI CƯ MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG LÀ MỘT TỘI TRỌNG
Trong bài giáo lý hôm thứ Tư 28/8/2024 về “Biển và sa mạc”, đề cập đến vấn đề người di cư, « mà ngay cả vào lúc này, đang vượt biển và sa mạc để đến một vùng đất nơi họ có thể sống trong hòa bình và an toàn », Đức Phanxicô cảnh báo biển và sa mạc, « những nơi đau khổ, sợ hãi, tuyệt vọng », nhưng cũng là « nơi được giải thoát và tự do », lại đang « trở thành những nghĩa trang » chôn vùi họ, và đồng thời coi mưu toan đẩy lùi họ một cách có hệ thống là « một tội trọng ».