Posts Tagged ‘Giáo-Hội-&-Nhà-Nước’
ĐỨC CHA THẠCH HỒNG TRINH CHÍNH THỨC ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀM GIÁM MỤC GIÁO PHẬN THIÊN TÂN
Đức Cha Melchior Thạch Hồng Trinh chính thức được công nhận làm Giám mục giáo phận Thiên Tân vào ngày 27/8/2024. Văn phòng báo chí Tòa Thánh gợi lên “kết quả tích cực” của cuộc đối thoại được thiết lập trong nhiều năm giữa Vatican và chính quyền Trung Quốc.
ĐỨC PHANXICÔ LÊN ÁN LỆNH CẤM ĐỐI VỚI GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG UCRAINA
Sau Kinh Truyền Tin, trưa Chúa Nhật 25/8/2024, Đức Phanxicô đã bình luận về luật gần đây của Ucraina cấm Giáo hội Chính thống Ucraina có liên hệ với Tòa Thượng phụ Moscou, bị cáo buộc là phục tùng Nga. Đức Phanxicô đã bày tỏ rõ ràng những lo ngại của mình về vấn đề tự do tôn giáo ở Ucraina.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI EU ĐỪNG ĐÁNH MẤT NHỮNG NÉT PHỔ QUÁT CỦA MÌNH
Trong thông điệp gửi tới những người tham gia Diễn đàn Châu Âu Alpbach, Đức Phanxicô lưu ý rằng Liên minh Châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một làn sóng chủ nghĩa dân túy. Do đó, ngài mời gọi giới trẻ châu Âu đừng quên những nguyên tắc cơ bản mà EU đã được xây dựng trên đó và do đó hãy tôn trọng nhân quyền, phẩm giá con người và tình huynh đệ.
TỪ BÁCH HẠI ĐẾN “HÁN HÓA” GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Ở TRUNG QUỐC
Trong phần cuối cùng của loạt bài về việc thiết lập Đạo Công giáo ở Trung Quốc, sự chia rẽ đau đớn giữa các tín hữu “chính thức” và “hầm trú” sau ba mươi năm theo chủ nghĩa Mao. Giáo hội Công giáo Trung Quốc đã có thể trỗi dậy từ đống tro tàn vào những năm 1990, nhưng với việc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, 12 triệu người Công giáo Trung Quốc một lần nữa phải sống dưới sự giám sát rất cao.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
Nhân Ngày Cứu trợ Nhân đạo Thế giới, Thứ Hai, ngày 19 tháng Tám, Đức Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho những người hoạt động nhân đạo, những người thể hiện tình huynh đệ bằng cách liều mạng sống để giúp đỡ người khác.
RIMINI: ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI HÃY TRỞ LẠI VỚI ĐIỀU CỐT YẾU ĐỂ BẢO VỆ HÒA BÌNH VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ
Cuộc hội ngộ Rimini về tình bạn giữa các dân tộc lần thứ 45 được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 25 tháng Tám và năm nay quy tụ các đại diện của giới chính trị, xã hội dân sự và tôn giáo xoay quanh câu hỏi sau: “Nếu chúng ta không tìm kiếm điều cốt yếu, vậy chúng ta tìm kiếm điều gì?” Đức Phanxicô, trong thông điệp gửi đến các tham dự viên, đã trả lời : Thiên Chúa, tình yêu tha nhân, hòa bình và tình huynh đệ.
ĐỨC PHANXICÔ: ÁN TỬ HÌNH KHÔNG MANG LẠI CÔNG LÝ, NÓ LÀ CHẤT ĐỘC CHO XÃ HỘI
“Một Kitô hữu trong hành lang của tử thần. Dấn thân của tôi bên cạnh những người bị kết án” là tựa đề cuốn sách của Dale Recinella, được xuất bản bởi Libreria Editrice Vaticana (LEV), sẽ xuất bản vào thứ Ba, ngày 27 tháng Tám, với lời tựa của Đức Phanxicô. Dale Recinella, 72 tuổi, một cựu luật sư thành công ở Phố Wall, với tư cách là một tuyên úy giáo dân, đã đồng hành về mặt tinh thần với những người bị kết án tử hình tại một số nhà tù ở Florida kể từ năm 1998. Trong sách này, ông kể lại kinh nghiệm của mình phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu.
ĐHY BO: CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ SẼ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC DÂN TỘC CHÂU Á
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Vatican, chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Châu Á đã nói về tầm quan trọng của chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Từ ngày 2 đến ngày 13 tháng Chín, trong khuôn khổ chuyến tông du lần thứ 45 của mình, Đức Phanxicô sẽ thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore.
ĐỨC THÁNH CHA GỞI THÔNG ĐIỆP HY VỌNG ĐẾN DÂN TỘC TRUNG QUỐC
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Tỉnh Dòng Tên Trung Quốc, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng Trung Quốc là “một dân tộc vĩ đại” vốn “không được lãng phí di sản của mình”. Ngài không che giấu mong muốn được đến thăm đất nước châu Á này, đặc biệt là đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn được dâng kính Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu.
TẠI LIÊN HỢP QUỐC, TÒA THÁNH TÁI KHẲNG ĐỊNH DẤN THÂN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA HÒA BÌNH
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Văn hóa hòa bình, Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York, đã nêu rõ rằng khái niệm hòa bình được tóm tắt trong bốn từ : sự thật, công lý, bác ái và tự do.
TRANH CÃI VỀ THẾ VẬN HỘI PARIS: GIẢI THÍCH THẾ NÀO VỀ SỰ KÍN TIẾNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ?
Cảnh tượng diễn ra vào thứ Sáu vừa qua trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris đã làm dấy lên sự rụng rời của nhiều người xem, đặc biệt với cảnh liên quan đến các drag queens gợi nhớ đến hình ảnh của Bữa Tiệc Ly. Không giống như nhiều nhân vật khác, hiện tại, Đức Phanxicô vẫn tương đối kín tiếng về vấn đề này. Một quan điểm vốn chất vấn nhưng, nhìn từ Rôma, có thể tìm thấy một số chìa khóa giải thích.
LUẬT TỰ NHIÊN TRONG GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO
Bản dịch tiếng Pháp của Christian Pian từ « Natural Law in Catholic Social Teachings » của Stepen J. Pope.
Christian Pian, Giảng viên thần học luân lý tại Học viện Công giáo Paris
ĐỨC CHA GOBILLIARD NÓI VỀ OLYMPIC 2024: “QUYỀN BÁNG BỔ KHÔNG CÓ CHỖ TRONG KHUÔN KHỔ THẾ VẬN HỘI”
Trong thông cáo báo chí, HĐGM Pháp bày tỏ sự khó chịu với những cảnh tượng nhạo báng Kitô giáo trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024. Đức cha Emmanuel Gobilliard, Giám mục giáo phận Digne và là đại biểu của Giáo hội Công giáo ở Pháp tham dự Thế vận hội Olympic, phân tích với nhật báo La Croix lý do tại sao cảnh tượng này lại xúc phạm đến vậy trong giới Kitô giáo, ở Pháp và nước ngoài.
TÒA THÁNH BÁO ĐỘNG VỀ VIỆC TỰ HÀNH HÓA CỦA CÁC HỆ THỐNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Trong khi ủy ban trù bị thứ hai của hội nghị xem xét Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (TNP) năm 2026 đang được tổ chức tại Genève cho đến ngày 2/8/2024, đại diện của Đức Thánh Cha tại các tổ chức quốc tế đã cảnh báo về mối nguy hiểm và sự phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngài cũng lo ngại về nguy cơ lớn hơn trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân do việc sử dụng các bộ phận tự hành mới.
THÁNH LỄ KHAI MẠC THẾ VẬN HỘI OLYMPIC DƯỚI DẤU HIỆU HÒA BÌNH
Thánh lễ đánh dấu việc khai mạc thỏa thuận đình chiến Olympic đã được tổ chức tại nhà thờ Madeleine ở Paris vào thứ Sáu ngày 19 tháng Bảy, một tuần trước khi Thế vận hội 2024 bắt đầu. Thomas Bach, chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, và Anne Hidalgo, thị trưởng Paris, đã có mặt.
CUỘC GẶP GỠ HIROSHIMA: ĐỨC PHANXICÔ MONG MUỐN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO PHỤC VỤ HÒA BÌNH
Ngày 9 và 10 tháng Bảy này tại Hiroshima, Nhật Bản, một sự kiện liên tôn mang tính lịch sử đang diễn ra: tại địa điểm bị tàn phá bởi quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945, 16 nhà lãnh đạo của các tôn giáo chính đã ký Lời kêu gọi Rôma về đạo đức đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Một cơ hội để Đức Phanxicô nhắc lại rằng đổi mới công nghệ phải đi đôi với hòa bình, với sự tôn trọng phẩm giá con người.
ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC NHỮNG CÁM DỖ THUỘC CHỦ NGHĨA DÂN TÚY, ĐỒNG NGHĨA VỚI “SỰ PHỦ NHẬN”
Khi đến Trieste, miền bắc nước Ý, Đức Phanxicô đã bày tỏ mối quan ngại vào Chúa Nhật ngày 7/7/2024 về tình trạng dân chủ, “đang gặp khủng hoảng”. Ngài phê bình “nền văn hóa vứt bỏ” và mời gọi người Công giáo tham gia chính trị.
ĐỨC CHA GALLAGHER: QUYỀN BÍNH CỦA MỘT GIÁM MỤC, SỰ ĐAN XEN GIỮA SỰ NHẤT QUÁN VÀ KIÊN NHẪN
Đến thăm Phi Luật Tân, Bộ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh đã gặp gỡ các giám mục địa phương ở Malaybalay. Đức Tổng Giám mục Gallagher nhấn mạnh: lãnh đạo trong tinh thần phục vụ không có nghĩa là rụt rè hay im lặng trước sự dữ, nhưng là thực thi quyền bính luân lý khi các quyền lực thế giới trở thành kẻ bách hại.
ĐHY PAROLIN: “CHIẾN TRANH KHÔNG BAO GIỜ LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG””
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã tham dự buổi trao giải thưởng của các đại sứ tại Tòa thánh cho nhà báo Damosso vì cuộc điều tra của ông về dịp kỷ niệm 60 năm Thông điệp Pacem in Terris, nhấn mạnh giá trị “di chúc” của thông điệp của Đức Gioan XXIII. Ngài nói về Tuần lễ Xã hội Ý ở Trieste, các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông. Ngài nói: “Chiến tranh không bao giờ là ‘chiến tranh chính đáng’”.
CUỘC XUNG ĐỘT Ở THÁNH ĐỊA KHÔNG PHẢI LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG”
Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh Địa muốn làm rõ trong một thông điệp vào Chúa Nhật ngày 30/6/2024 rằng thuật ngữ “chiến tranh chính đáng” không thể áp dụng cho cuộc xung đột đã chia cắt Dải Gaza từ ngày 7 tháng 10 năm 2023. Ủy ban này tố cáo việc sử dụng việc thuật ngữ này, được dùng để biện minh cho bạo lực đang diễn ra ở Gaza.