TẠI SAO GIÁM MỤC THAY ĐỔI MŨ TRONG SUỐT THÁNH LỄ?
Trong Phụng vụ, Đức Giám mục đội mũ lễ (mitre) trên đầu và cầm gậy trong tay. Để hiểu được sự thay đổi này, hãy trở lại với ý nghĩa của các biểu tượng này vốn biểu hiện tư cách thành viên của Tông đồ đoàn.
Trong thánh lễ do mình chủ tế, Đức Giám mục liên tục đội và cởi mũ lễ trên đầu, rước vào với gậy, trao lại và lấy lại gậy trước khi rời đi, kết thúc thánh lễ. Rõ ràng, những chuyển động này không phải là kết quả của sự ngẫu nhiên hay ngẫu hứng.
Những ai dự lễ tấn phong giám mục sẽ không quên được khoảnh khắc hai phó tế mang Sách Tin Mừng trên đầu của tân Giám mục đang quỳ gối trước vị Giám mục chủ phong. Trở thành người kế vị các Tông đồ, Đức Giám mục được mời gọi rao giảng Lời Chúa, giảng dạy. Để biểu thị chức năng này trong Phụng vụ, các Giám mục đội mũ lễ có hình dạng gợi nhớ đến cuốn sách Thánh Kinh được mở ra, và hai mặt là Cựu Ước và Tân Ước.
Mũ lễ, trung gian giữa Thiên Chúa và con người
Từ lúc đó, Giám mục đội mũ lễ khi ngài hành động với tư cách là trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Khi mang mũ sọ màu tím, thì theo hướng ngược lại, ngài nối kết con người với Thiên Chúa. Trong thánh lễ, ngài đội mũ lễ khi đoàn rước vào và ra, chúc lành cho cộng đoàn, cũng như khi giảng lễ, giải thích Tin Mừng cứu độ sau khi lắng nghe các bài đọc. Trong khi cử hành các bí tích khác, lôgíc cũng giống như vậy. Chẳng hạn, trong lễ truyền chức : ngài khẩn cầu các thánh mà không đội mũ lễ, nhưng đội nó khi ngài đặt tay cho tiến chức, bởi vì qua cử chỉ này, chính ân sủng mà ngài truyền.
Đức Giám mục cũng có thể được nhận ra trong Phụng vụ nhờ gậy trên tay của ngài. Nguồn gốc của nó có tính mục tử, theo nghĩa đầu tiên của thuật ngữ. Gậy chăn cừu được người chăn cừu dùng để đưa chiên về lại chuồng. Theo hình ảnh Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, Giám mục có trách nhiệm đối với các linh hồn trên lãnh thổ mà ngài được ủy thác.
Gậy mục tử là dấu hiệu của quyền tài phán này vốn trước hết là một thừa tác vụ : gìn giữ đức tin của các Tông đồ và dẫn dắt dân Thiên Chúa. Trong thánh lễ, gậy được mạng khi rước vào và rước ra, rồi vị chủ chăn đi ngang qua nhà thờ trong đoàn rước như vị chủ chăn giữa đoàn chiên của mình. Ngài dựa vào nó khi công bố Tin Mừng và để ban phép lành cho cộng đoàn lúc kết thúc Phụng vụ. Trái lại, nếu cử hành lễ trong một giáo phận mà ngài không có quyền tài phán, thì Giám mục mang gậy với gậy quyền quay lại phía sau.
Tý Linh
(theo Valdemar de Vaux, Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS