TẠI SAO GIÁM MỤC THAY ĐỔI MŨ TRONG SUỐT THÁNH LỄ?
Trong Phụng vụ, Đức Giám mục đội mũ lễ (mitre) trên đầu và cầm gậy trong tay. Để hiểu được sự thay đổi này, hãy trở lại với ý nghĩa của các biểu tượng này vốn biểu hiện tư cách thành viên của Tông đồ đoàn.
Trong thánh lễ do mình chủ tế, Đức Giám mục liên tục đội và cởi mũ lễ trên đầu, rước vào với gậy, trao lại và lấy lại gậy trước khi rời đi, kết thúc thánh lễ. Rõ ràng, những chuyển động này không phải là kết quả của sự ngẫu nhiên hay ngẫu hứng.
Những ai dự lễ tấn phong giám mục sẽ không quên được khoảnh khắc hai phó tế mang Sách Tin Mừng trên đầu của tân Giám mục đang quỳ gối trước vị Giám mục chủ phong. Trở thành người kế vị các Tông đồ, Đức Giám mục được mời gọi rao giảng Lời Chúa, giảng dạy. Để biểu thị chức năng này trong Phụng vụ, các Giám mục đội mũ lễ có hình dạng gợi nhớ đến cuốn sách Thánh Kinh được mở ra, và hai mặt là Cựu Ước và Tân Ước.
Mũ lễ, trung gian giữa Thiên Chúa và con người
Từ lúc đó, Giám mục đội mũ lễ khi ngài hành động với tư cách là trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Khi mang mũ sọ màu tím, thì theo hướng ngược lại, ngài nối kết con người với Thiên Chúa. Trong thánh lễ, ngài đội mũ lễ khi đoàn rước vào và ra, chúc lành cho cộng đoàn, cũng như khi giảng lễ, giải thích Tin Mừng cứu độ sau khi lắng nghe các bài đọc. Trong khi cử hành các bí tích khác, lôgíc cũng giống như vậy. Chẳng hạn, trong lễ truyền chức : ngài khẩn cầu các thánh mà không đội mũ lễ, nhưng đội nó khi ngài đặt tay cho tiến chức, bởi vì qua cử chỉ này, chính ân sủng mà ngài truyền.
Đức Giám mục cũng có thể được nhận ra trong Phụng vụ nhờ gậy trên tay của ngài. Nguồn gốc của nó có tính mục tử, theo nghĩa đầu tiên của thuật ngữ. Gậy chăn cừu được người chăn cừu dùng để đưa chiên về lại chuồng. Theo hình ảnh Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, Giám mục có trách nhiệm đối với các linh hồn trên lãnh thổ mà ngài được ủy thác.
Gậy mục tử là dấu hiệu của quyền tài phán này vốn trước hết là một thừa tác vụ : gìn giữ đức tin của các Tông đồ và dẫn dắt dân Thiên Chúa. Trong thánh lễ, gậy được mạng khi rước vào và rước ra, rồi vị chủ chăn đi ngang qua nhà thờ trong đoàn rước như vị chủ chăn giữa đoàn chiên của mình. Ngài dựa vào nó khi công bố Tin Mừng và để ban phép lành cho cộng đoàn lúc kết thúc Phụng vụ. Trái lại, nếu cử hành lễ trong một giáo phận mà ngài không có quyền tài phán, thì Giám mục mang gậy với gậy quyền quay lại phía sau.
Tý Linh
(theo Valdemar de Vaux, Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM