TẠI SAO NÓI RẰNG LINH MỤC HÀNH ĐỘNG « IN PERSONA CHRISTI » ?
Thành ngữ này, có nghĩa đen là “trong con người của Chúa Kitô”, cho phép giải thích cách thức linh mục hành động khi cử hành các bí tích. Tuy nhiên, nó có nghĩa là linh mục luôn hành động, theo nghĩa đen, “nhân danh Chúa Kitô” không?
Nói rằng một linh mục hành động “nhân danh Chúa Kitô là Đầu” (« in persona Christi Capitis »), phải chăng điều này muốn nói rằng linh mục không thể sai lầm không? Thành ngữ này đã được đưa vào huấn quyền của Giáo hội tại Công đồng Vatican II và thể hiện, theo Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo (số 1549), sự kiện là qua linh mục hay giám mục, “sự hiện diện của Chúa Kitô với tư cách là Đầu của Giáo hội được trở nên hữu hình giữa cộng đoàn tín hữu”. Thánh Inhaxiô thành Antiôkia còn đẩy hình ảnh này đi xa hơn khi khẳng định rằng giám mục là “typos tou Patros”, nghĩa là như hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha. Đức Bênêđíctô XVI giải thích trong buổi tiếp kiến chung ngày 14/4/2010 rằng thành ngữ này trước hết chỉ chức năng “đại diện”. Như thế, Đức Thánh Cha lập tức loại trừ ý nghĩa thường thấy được gán cho chức năng này, vốn thường chỉ một quyền lực mà một người ủy quyền cho người khác để hiện diện, nói năng và hành động thay cho mình. “Chúng ta tự hỏi: linh mục có đại diện cho Chúa theo cách tương tự không? Câu trả lời là không, vì trong Giáo hội, Chúa Kitô không bao giờ vắng mặt, Giáo hội là thân thể sống động của Người và Người là Đầu của Giáo hội, hiện diện và hoạt động trong Giáo hội. Chúa Kitô không bao giờ vắng mặt, thậm chí Người còn hiện diện cách hoàn toàn thoát khỏi những giới hạn của không gian và thời gian, nhờ biến cố Phục sinh, mà chúng ta chiêm ngắm cách đặc biệt trong Mùa Phục Sinh này”.
Những gì mà hành động “nhân danh Chúa Kitô” không muốn nói
Linh mục là người hiện tại hóa lời của Chúa Kitô cho cộng đoàn của mình, vào thời của mình. Đức Bênêđíctô XVI nói tiếp: họ phải “ hiện tại hóa ánh sáng của Lời Chúa, trong sự lẫn lộn và mất phương hướng của thời đại chúng ta, ánh sáng là chính Chúa Kitô trong thế giới của chúng ta. Do đó, linh mục không dạy những ý tưởng của riêng mình, một triết lý mà chính mình tạo ra, mà mình đã tìm thấy hay mình thích; linh mục không nói về mình, không nói cho mình, để có thể tạo ra cho mình những người ngưỡng mộ hay đảng phái của mình; linh mục không nói những điều đến từ mình, những sáng chế của mình, nhưng, trong sự hỗn độn của mọi triết thuyết, linh mục dạy nhân danh Chúa Kitô hiện diện, linh mục đề nghị chân lý là chính Chúa Kitô, lời của Người, cách sống và cách tiến tới của Người”. Do đó, linh mục không có đặc quyền có thể khẳng định như là chân lý tuyệt đối mỗi lập trường của mình, vì “giáo lý mà linh mục rao giảng không phải là của mình, nhưng là của Chúa Kitô”.
Hãy lưu ý, Giáo hội tiếp tục cảnh báo: “Sự hiện diện này của Chúa Kitô nơi thừa tác viên không được hiểu như thể thừa tác viên này được bảo vệ khỏi mọi yếu đuối của con người, khỏi tinh thần thống trị, khỏi những sai lầm, thậm chí là tội lỗi. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần không bảo đảm mọi hành vi của các thừa tác viên bằng cùng một cách thức” (GLGHCG, số 1550). Điều đó không muốn nói rằng chỉ có linh mục thánh thiện mới có thể ban các bí tích, vì “tội lỗi của thừa tác viên không thể ngăn cản hiệu quả của ân sủng” (GLGHCG, 1550), nhưng ân sủng hoạt động trong linh mục ban các bí tích và thừa tác vụ của linh mục tham dự vào thừa tác vụ của chính Chúa Kitô. Cũng thế, khi một linh mục hành động nhân danh Chúa Kitô là Đầu, thì chính Chúa Kitô hành động nơi linh mục đó, nhưng chỉ để thực hiện những gì linh mục, với tư cách là người, không thể thực hiện một mình: truyền phép bánh và rượu và giải tội. Đó chính là trường hợp khi linh mục đọc Kinh nguyện Thánh Thể: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn: này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con” và lời xá giải khi giải tội: “Cha tha tội cho con”. Do đó, linh mục không hành động thường hằng thay cho Chúa Kitô, không trong con người của Ngài hay nhân danh Ngài: khi con người phạm tội, không phải Chúa Kitô hành động, nhưng chỉ con người mà thôi.
Tý Linh
(theo Morgane Afif , Aleteia )
Tags: Bí-tích
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?