THÁNH GIÁ TRONG LỚP HỌC : TÒA ÁN TỐI CAO Ý BÁC BỎ KHIẾU NẠI CỦA MỘT GIÁO SƯ VÔ THẦN
Hôm 9/9/2021, Tòa án tối cao Ý đã bác bỏ khiếu nại của một giáo sư vô thần, bị trừng phạt vì đã tháo thánh giá ra khỏi lớp học của mình cách có hệ thống. Theo tòa án, viện dẫn « truyền thống văn hóa của một dân tộc », sự hiện diện của thánh gia không tạo nên một « hành vi phân biệt kỳ thị đối với giáo viên này ».
Tòa án tối cao Ý đã ra phán quyết vào ngày 9/9/2021 : việc trưng bày thánh gia trong phòng học không phải là một hành vi « phân biệt kỳ thị » đối với giáo viên vô thần.
Franco Coppoli, giáo sư văn chương và lịch sử ở Terni, Ombrie, đã bị xử phạt vào năm 2015 vì đã khước từ dạy học dưới cây thánh giá và đã tháo thánh giá khỏi phòng học cách có hệ thống.
Là thành viên của Liên hiệp những người vô thần và bất khả tri duy lý, giáo viên này đã bị cho nghỉ việc trong ba mươi ngày không lương và đã quyết định khởi kiện, đòi hỏi « quyền tự do giảng dạy và lương tâm về mặt tôn giáo ». Ông thua kiện ở tòa sơ thẩm rồi kháng cáo và quyết định đưa vụ việc lên Tòa án tối cao.
Một đất nước được ghi dấu bằng « truyền thống văn hóa » tôn giáo của mình
Nếu các thẩm phán của tòa án tối cao Ý đã hủy bỏ hình phạt của Franco Coppoli, người đã coi như là « bất hợp pháp » lệnh duy trì treo thánh giá trong các lớp học của hiệu trưởng, thì họ đã khước từ bồi thường cho giáo viên này. Quả thế, Tòa án cho rằng « quyền tự do ngôn luận và giảng dạy » của ông không « bị điều kiện hóa hoặc kìm chế » vì việc trưng bày thánh giá không phải là một « hành vi phân biệt kỳ thị ». Theo Tòa án, sự hiện diện của thánh giá trong các lớp học là một phần của truyền thống « văn hóa » tôn giáo của đất nước : vì thế, nó không tạo nên một « sự phân biệt kỳ thị đối với giáo viên này ».
Một vụ kiện tương tự cũng được đưa ra Tòa án nhân quyền Châu Âu, vào năm 2011. Một bà mẹ gia đình vô thần đã yêu cầu loại bỏ Chúa Giêsu trên thập giá khỏi trường công lập của con cái mình. Tòa án Châu Âu cuối cùng đã kết luận rằng thánh giá, như là biểu tượng thụ động, không biểu lộ một mưu toan nhồi nhét giáo lý từ phía Nhà nước và do đó có thể được duy trì trong các lớp học.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Giáo-dục, Nhân quyền
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”