THÁNH IRÊNÊ ĐƯỢC TÔN PHONG LÀ TIẾN SĨ HỘI THÁNH
Đức Hồng y Tổng trưởng Bộ Phong Thánh đã đề nghị Đức Thánh Cha tôn phong thánh Irênê là Tiến sĩ Hội Thánh. Đức Thánh Cha đã chính thức tuyên bố điều đó hôm 21/1/2022.
ĐHY Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã được Đức Phanxicô tiếp kiến hôm 20/1, trong đó ĐHY đã đề nghị Đức Thánh Cha chấp nhận kiến nghị đồng thuận của phiên họp khoáng đại của các Hồng y và Giám mục thành viên của Bộ này, liên quan đến việc phong tước hiệu Tiến sĩ Hội Thánh cho thánh Irênê, Giám mục giáo phận Lyon.
Đức Thánh Cha đã tuyên bố hôm 21/1/2022 thánh Irênê là Tiến sĩ Hội Thánh, với tước hiệu « Doctor unitatis » (« Tiến sĩ hiệp nhất »). Rõ ràng đó là vì mối ưu tư của thánh nhân đối với sự hiệp nhất của Giáo hội.
Trong một sắc lệnh, Đức Thánh Cha viết : « Thánh Irênê thành Lyon, gốc ở Đông phương, đã thực thi thừa tác vụ Giám mục của mình ở Tây phương : ngài đã là cầu nối tu đức và thần học giữa các Kitô hữu Đông phương và Tây phương. Tên của ngài, Irênê, diễn tả sự bình an đến từ Chúa và hòa giải, tái lập sự hiệp nhất ». Đức Thánh Cha nói tiếp : « Ước gì giáo huấn của một bậc Thầy vĩ đại như thế càng ngày càng khích lệ hành trình của tất cả các môn đệ của Chúa hướng đến sự hiệp thông trọn vẹn ».
Sinh khoảng từ năm 1930 đến 1940 ở Smyrna (Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay), thánh Irênê là Giám mục thứ hai của Lyon, từ năm 177 đến 202. Ngài là một trong các Giáo Phụ và là Giáo Phụ Tây phương đầu tiên thực hiện một công trình thần học hệ thống. Ngài nổi tiếng trong việc tố giác thuyết ngộ đạo, chống lại các lạc giáo. Nhưng chính ngài cũng là người đã can thiệp với Đức Giáo hoàng để ngăn cản một vạ tuyệt thông đối với các cộng đoàn mừng lễ Phục Sinh vào một ngày khác với Giáo hội Rôma. Ngài chết tử vì đạo, nạn nhân của một sắc dụ của hoàng đế Rôma Septime Sévère.
Với thánh Irênê được phong là Tiến Sĩ Hội Thánh, con số Tiến sĩ Hội Thánh trong Giáo hội được nâng lên 37 vị.
Giáo hội phong tước hiệu Tiến sĩ Hội Thánh cho các thần học gia, mà Giáo hội công nhận một thẩm quyền đặc biệt chứng tá cho giáo thuyết, vì sự chắc chắn trong tư tưởng của họ, sự thánh thiện trong đời sống của họ, tầm quan trọng của công trình của họ.
Được biết, trong bài phát biểu, hôm 7/10/2021, dành cho các thành viên của Nhóm làm việc hỗn hợp Chính Thống giáo – Công giáo “Thánh Irênê”, Đức Phanxicô đã từng báo trước việc tôn phong này : « Thánh bổn mạng của anh chị em, thánh Irênê thành Lyon – mà tôi mong muốn sẽ sớm tuyên bố là Tiến sĩ của Giáo hội với tước hiệu “Doctor unitatis” (Tiến sĩ hiệp nhất) – đến từ Đông phương, thực thi thừa tác vụ Giám mục của ngài ở Tây phương, và là cầu nối tu đức và thần học lớn giữa các Kitô hữu Đông phương và Tây phương. »
Tý Linh
(theo Vatican News và Aleteia)
Tags: các thánh-nhân vật, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TÌNH TRẠNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ CÓ CẢI THIỆN HƠN
- BẢY CÁCH ĐỂ NÂNG ĐỠ ĐỨC PHANXICÔ ĐANG LÂM BỆNH
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”