THÁNH LỄ VÀ Ý LỄ, MỘT SẮC LỆNH MỚI NHẰM BẢO ĐẢM SỰ MINH BẠCH VÀ ĐÚNG ĐẮN HƠN
Một sắc lệnh từ Bộ Giáo sĩ, được phê chuẩn vào Chúa Nhật, ngày 13/4/2025, cập nhật kỷ luật liên quan đến ý lễ và bổng lễ, đưa ra các quy tắc rõ ràng hơn để đảm bảo tính minh bạch, đúng đắn và tôn trọng ý muốn của các tín hữu.
Bộ Giáo sĩ cập nhật kỷ luật liên quan đến ý lễ và bổng lễ, đưa ra các quy tắc rõ ràng hơn để đảm bảo tính minh bạch, chính xác và tôn trọng ý muốn của tín hữu. Sắc lệnh được Đức Giáo hoàng Phanxicô phê chuẩn trong hình thức cụ thể của nó vào Chúa Nhật ngày 13 tháng Tư sẽ có hiệu lực vào ngày 20/4/2025, tức Chúa Nhật Phục Sinh.
Một tập quán cần được bảo vệ
Đây là một trong những cách cụ thể nhất mà các tín hữu tham gia vào đời sống của Giáo hội: xin lễ cho người còn sống hoặc cho người đã khuất. Một tập quán rất cổ xưa, dựa trên những lý do mục vụ và thiêng liêng sâu xa, cho đến nay vẫn được điều chỉnh bởi các điều kiện cho phép một mặt giữ lời đã ban cho người dâng xin lễ và mặt khác tránh nguy cơ “buôn bán” sự thánh. Nhờ thực hành này, qua bổng lễ, bản văn nêu rõ, các tín hữu “mong muốn kết hợp chặt chẽ hơn với Hy tế Thánh Thể bằng cách thêm vào đó hy lễ của mình và cộng tác với các nhu cầu của Giáo hội và, đặc biệt, góp phần vào của nuôi sống các thừa tác viên chức thánh của Giáo hội“. Như thế, các tín hữu “kết hợp mật thiết hơn với Chúa Kitô, Đấng hiến mình, và theo một nghĩa nào đó, thậm chí còn được tháp nhập sâu sắc hơn vào sự hiệp thông với Người“, theo một thực hành vốn “không chỉ được Giáo hội chấp thuận mà còn được Giáo hội thúc đẩy“.
Sắc lệnh này – tích hợp và nêu rõ các chuẩn mực đã có trong Sắc lệnh Mos iugiter năm 1991 – xuất phát từ nhu cầu giải đáp một số vấn đề quan trọng nảy sinh trong thực tế, đặc biệt liên quan đến các thánh lễ có ý chỉ “tập thể”, hay nói cách khác là các cử hành thánh lễ tập trung nhiều ý lễ khác nhau trong một nghi lễ duy nhất.
Sự đồng ý của người xin lễ phải rõ ràng
Bộ Giáo sĩ do Đức Hồng y Lazzaro You Heung-sik đứng đầu quy định rằng, nếu hội đồng giáo tỉnh hoặc hội đồng giám mục của giáo tỉnh chỉ thị như vậy, thì “các linh mục có thể chấp nhận nhiều bổng lễ từ những người xin lễ khác nhau, kết hợp chúng với những bổng lễ khác và làm tròn chúng trong một Thánh lễ duy nhất, được cử hành theo một ý lễ ‘tập thể’ duy nhất, nếu – và chỉ với điều kiện là – tất cả những người xin lễ đã được thông báo và đã tự do đồng ý.” Điều này nêu rõ rằng nếu không có “sự đồng ý rõ ràng“, thì ý muốn của người xin lễ “không bao giờ có thể được giả định“. Ngược lại, “khi không có sự đồng ý, thì phải luôn giả định rằng ý muốn không được ban cho”.
Nếu trước hết, được khuyến cáo rằng “mỗi cộng đồng Kitô hữu nên đảm bảo trao ban khả năng cử hành Thánh lễ hằng ngày bằng một ý lễ duy nhất“, thì theo Sắc lệnh nêu rõ, linh mục “có thể cử hành các Thánh lễ khác nhau ngay cả theo các ý lễ “tập thể”, trong khi vẫn kiên quyết rằng linh mục chỉ được phép giữ lại, hằng ngày, một bổng lễ cho một ý lễ duy nhất trong số các bổng lễ được chấp nhận“.
Đảm bảo các bí tích cho những người nghèo nhất và hỗ trợ sứ mạng
Hơn nữa, Sắc lệnh này còn đổi mới các điều khoản hiện đang có hiệu lực, theo đó “ngoài các bổng lễ do quyền bính có thẩm quyền quy định, thừa tác viên không được yêu cầu bất cứ điều gì để ban phát các bí tích, luôn tránh để những người nghèo nhất bị tước đi sự trợ giúp của các bí tích vì nghèo khổ“. Vả lại, bản văn còn nêu rõ rằng mỗi giám mục giáo phận có thể, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của Giáo hội địa phương và hàng giáo sĩ của mình, phân bổ bổng lễ “cho các giáo xứ đang có nhu cầu trong giáo phận của mình hoặc các giáo phận khác, đặc biệt là ở các xứ truyền giáo“.
Giám sát và ngăn ngừa các hoạt động bất hợp pháp
Các giám mục và linh mục được kêu gọi phải cảnh giác, đảm bảo rằng mỗi ý lễ và bổng lễ đều được ghi vào sổ lễ đặc biệt, và rằng “sự phân biệt giữa việc xin một ý lễ cụ thể trong Thánh lễ (cho dù đó là “ý lễ tập thể”) và việc đơn giản nhớ đến trong một buổi cử hành Lời Chúa hoặc tại một số thời điểm nào đó của cử hành Thánh lễ” phải rõ ràng với tất cả mọi người. Về vấn đề này, cần nêu rõ rằng “việc xin xỏ” hoặc thậm chí chỉ đơn giản là “việc chấp nhận các bổng lễ” liên quan đến hai trường hợp cuối cùng này là “bất hợp pháp nghiêm trọng” và có thể phải áp dụng “các biện pháp kỷ luật và/hoặc hình sự“.
Một xác minh trong mười năm
Cuối cùng, Bộ Giáo sĩ thông báo rằng, mười năm sau khi các chuẩn mực này có hiệu lực, Bộ sẽ yêu cầu một nghiên cứu về thực hành và luật hiện hành trong vấn đề này, nhằm mục đích “xác minh” việc áp dụng nó và có thể “cập nhật” hay không.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
- TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI
- ĐHY MAMBERTI: ĐỨC PHANXICÔ TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG CỦA MÌNH BẰNG TẤT CẢ SỨC MẠNH
- CHIẾC XE CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG: MÓN QUÀ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ DÀNH CHO GAZA
- “TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI
- ĐỨC HỒNG Y PAROLIN, KIẾN TRÚC SƯ CỦA SỰ CÂN BẰNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICAN
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 9 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ NHU CẦU HY VỌNG TRONG NĂM THÁNH NÀY
- ĐHY GUGEROTTI NHẮC NHỚ KHO TÀNG THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 8 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ SỨ MẠNG
- KỶ NIỆM 400 NĂM THÀNH LẬP TU HỘI TRUYỀN GIÁO, “MỘT ĐỘNG LỰC MỚI”
- ĐHY FERNANDEZ : ĐỨC PHANXICÔ, TẤM GƯƠNG CỦA MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG QUẢNG ĐẠI
- ĐỨC CHA CACCIA: TẠI LIÊN HỢP QUỐC, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÃ TẠO ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN”
- ĐHY SANDRI: ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LẠI DI SẢN VỀ SỰ PHỤC VỤ VÀ TẦM NHÌN
- LỊCH SỬ MẬT NGHỊ HỒNG Y, TỪ THỜI TRUNG CỔ ĐẾN NGÀY NAY
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 7: CÁC HỒNG Y XIN CÁC TÍN HỮU CẦU NGUYỆN
- TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC TƯỞNG NHỚ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
- CÁC HỒNG Y CÔNG NHẬN QUYỀN BỎ PHIẾU CỦA TẤT CẢ CÁC HỒNG Y CỬ TRI TRONG MẬT NGHỊ
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 6: MẬT NGHỊ PHẢI MỞ RA CHO SỰ TỰ DO CỦA CHÚA THÁNH THẦN
- ĐHY GAMBETTI : ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ MỞ GIÁO HỘI RA CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI