THÔNG ĐIỆP « FRATELLI TUTTI » : « ĐỨC GIÁO HOÀNG MỜI GỌI CHÚNG TA HƯỚNG ĐẾN MỘT CHỦ THUYẾT PHỔ QUÁT ĐA NGUYÊN »
Là người khởi xướng phong trào « Cùng chung sống » (convivialistes), nhà xã hội học Alain Caillé đã đánh giá cao sự tố giác của Đức Phanxicô đối với chủ thuyết tân tự do kinh tế, nhưng ông mời gọi đi xa hơn nữa để xây dựng tình bạn xã hội.
La Croix : Là nhà xã hội học, môn đệ của Marcel Mauss, ông cũng là người khởi xướng phong trào « Cùng chung sống » vốn tố giác những sai lạc của xã hội tư bản chủ nghĩa. Ông đã đọc thông điệp của Đức Phanxicô như thế nào ?
Alain Caillé : Đó là một văn kiện tốt đẹp vốn có thể nói với những người không phải là Công giáo, thậm chí với cả những người không tin, như trường hợp của tôi. Tôi cảm thấy hoàn toàn hòa hợp. Chắc chắn, đó không phải là những quy chiếu triết học hay kinh tế mà tôi cần dùng đến, nhưng bản văn có thể được đọc ở bên ngoài truyền thống Kitô giáo. Và Đức Giáo hoàng sử dụng một ngôn ngữ xã hội học hay triết học hơn là thuộc về Giáo hội. Và ngài nhấn mạnh đến sự cộng tác của ngài với vị đại Giáo chủ của đại học Al-Azhar, Ahmed Al-Tayyeb, điều đã làm cho tôi thích thú.
La Croix : Những trang đầu tiên của văn kiên này là đặc biệt tăm tối…
A. Caillé : Quả thật rất đen tối, nhưng rất đúng đắn ! Tại sao 300 nhà trí thức của 33 nước và của khuynh hướng ý thức hệ khác biệt đã gặp nhau để ký bản tuyên ngôn thứ hai của phong trào Cùng chung sống ? Bởi vì hết thảy họ đều chia sẻ một sự chẩn đoán đặc biệt bi quan về tình trạng thế giới, và Đức Phanxicô cũng có cùng ghi nhận.
La Croix : Ông nhận thấy mình trong phân tích kinh tế của Đức Giáo hoàng không ?
A. Caillé : Tôi hoàn toàn chia sẻ cảm hứng của thông điệp này : Đức Giáo hoàng tố giác lô-gíc của quyền lực kinh tế vốn đè bẹp tất cả khi nó đi qua, nhất là những người bé mọn nhất. Bằng cách rất thích đáng, ngài tương đối hóa quyền tư hữu vốn không phải là một quyền lạm dụng về mặt xã hội. Tuy nhiên, tôi tự nhủ ngài có lý để đi xa hơn, trên hai điểm mà Tuyên ngôn Cùng chung sống đề cập (1) : một mặt, xóa bỏ mọi hình thức khốn khổ – tôi không nói về sự nghèo khó – nhất thiết bao hàm nguyên tắc vô điều kiện của một sự thu nhập tối thiểu. Mặt khác, từ lúc có một phê phán về sự lạm dụng của cải, phải chăng không đáng để kêu gọi đánh thuế tài sản tối đa, được áp đặt về mặt luật pháp hay tự áp đặt ? (2)
La Croix : Sau thông điệp Laudato Si’ bàn về môi trường, Đức Giáo hoàng bàn về kinh tế cũng với tính cấp bách như thế ?
A.Caillé : Nếu Đức Giáo hoàng không sử dụng khái niệm « hubris » (kiêu ngạo) trong tiếng Hy Lạp, thì ngài tố giác khát vọng toàn năng, vô giới hạn. Thế mà, việc du nhập hiện đại của « hubris », đó dù sao cũng là sự bùng nổ hoàn toàn chóng mặt của những bất bình đẳng. Không kết an mọi hình thức giàu có, nhưng, như là mệnh lệnh, cần phải lên án sự cực siêu giàu có.
La Croix : Người ta không ngạc nhiên khi nhận thấy một mối bận tâm liên lỉ của Đức Giáo hoàng đối với người di dân…
A. Caillé : Vấn đề người di dân nằm ở trọng tâm. Các xã hội có hiến pháp đang vỡ tan tành. Các phong trào di dân cứ tăng lên, vì những lý do khí hậu hay chính trị và do một nền lô-gíc kinh tế bất khả kiểm soát và độc hại. Đó là kết quả của việc làm suy yếu tất cả các khuôn khổ xã hội kinh tế, văn hóa và luân lý. Điều mà tôi gọi là một sự phân mảnh thế giới vốn biến hết thảy chúng ta thành những phần tử sơ đẳng.
La Croix : Đức Giáo hoàng mời gọi hướng đến một tình huynh đệ mở, điều đó có ý nghĩa gì ?
A. Caillé : Có một sự căng thẳng giữa một tình huynh đệ thuộc về (văn hóa, địa phương, ctcnd) và tình huynh đệ phổ quát. Toàn bộ thông điệp vừa bảo vệ các khuôn khổ xã hội được kế thừa vừa nói rằng không có gì tệ hại hơn là bị tước đi lịch sử thuộc về của người đó. Và có lời mời gọi hướng đến một tình huynh đệ mở, phổ quát, vốn không phải là một nhân loại (humanité) trừu tượng với chữ H (Nhân Loại) to tướng trong đó tất cả sự khác biệt đều bị lu mờ đi. Đức Giáo hoàng khuyến khích chúng ta hướng đến một nhân loại đa dạng, một chủ thuyết phổ quát đa nguyên, một chủ nghĩa phổ quát đa nguyên trong ngôn ngữ của phòng trào Cùng chung sống. Nhưng làm thế nào giữ cùng nhau những sự đa dạng này ?
La Croix : Đức Giáo hoàng có khuyến cáo một sự hoán cải kinh tế sâu xa không ?
A. Caillé : Cơ hội cứu rỗi duy nhất của chúng ta – và tôi đang nói về sự cứu rỗi trần thế -, đó là một sự xô đổ tận căn công luận thế giới mà, hiện nay, hoàn toàn chạy theo triết học chính trị đang thống trị từ 40 năm nay, tức là chính chủ nghĩa tân tự do kinh tế. Chủ nghĩa này dựa trên ý tưởng trọng tâm rằng « Ham lợi là một điều tốt ». Vậy mà nếu tất cả mối tương quan xã hội đều dựa trên sự tham lợi, thì sẽ hình thành một thế giới trong đó một nửa nhân loại có nguy cơ trở thành vô dụng về mặt kinh tế : Đó hoàn toàn là tai họa ! Có nhiều điều khác vốn đánh động con người hơn là lòng tham lam tiền của, bao nhiều loại hoạt động khác trong đó tìm kiếm lòng biết ơn.
La Croix : Chẳng hạn như những gì có thể ngang qua các mối quan hệ tặng không không ?
A. Caillé : Tôi rất dè dặt về tính tặng không (3), điều mà đưa đến tranh luận xung quanh việc trao ban (quà tặng) (4). Đối với một số người, như Derrida hay Jean-Luc Marion, chỉ có sự trao ban nếu thật sự triệt để vô vị lợi, không có động cơ nào. Tôi không tin vào lối trình bày này : tôi không nghĩ rằng sự trao ban có thể tồn tại mà không chờ đợi đáp trả gì, bắt đầu bằng tình bạn của người mà ta trao ban. Sự trao ban không phải là cho không, nhưng có sự cho không trong sự trao ban (5).
La Croix : Đức Giáo hoàng xích lại gần nhau « tình huynh đệ » và « tình bạn xã hội » trong tựa đề của thông điệp…
A. Caillé : Đối với tôi, tình huynh đệ là một từ ngữ quá nhiều nghĩa, và tôi gắng tránh nó. Nhiều người bạn của tôi muốn khai triển « những chính sách về tình huynh đệ » khởi từ một gợi hứng hoặc là của Kitô giáo, hoặc là của nền cộng hòa. Tại sao không ? Phương hướng khác, về « tình bạn xã hội », nói với tôi nhiều hơn.
Tý Linh chuyển ngữ và chú thích
(theo Christophe Henning, nhật báo La Croix, ngày 5/10/2020).
—————————————
(1) Second Manifeste convivialiste, pour un monde post-néolibéral, Les Convivialistes, Actes Sud, février 2020.
(2) đây là hai điểm cực đoan của ông dẫn đến ý thức hệ, nên Đức Phanxicô không rơi vào đó ! ctcnd).
(3)Sự tặng không, tính nhưng không, gratuité, là điểm nhấn quan trọng trong thông điệp « Caritas in veritate » của Đức Bênêđíctô XVI, ctcnd.
(4) Extensions du domaine du don, Alain Caillé, Actes Sud, 2019.
(5) Ctcnd : Về việc trao ban và lãnh nhận, Đức Gioan-Phaolô II cung cấp cho chúng ta một tiêu chí về bác ái đích thực vốn trái ngược với não trạng thời đại tìm kiếm một cử chỉ thuần túy vô vị lợi, hoàn toàn một chiều. Ngài biến sự hỗ tương thành điều kiện của bác ái đích thực: “Tình yêu thương xót, trong các tương quan của con người, không phải là một hành vi hay là một tiến trình đơn phương. Ngay cả trong các trường hợp mà tất cả dường như rằng chỉ một bên tặng và cho và bên kia chỉ lấy và nhận (chẳng hạn trong trường hợp bác sĩ chăm sóc, thầy dạy, cha mẹ nuôi dưỡng và giáo dục con cái, ân nhân giúp đỡ những người túng thiếu), thế nhưng, trên thực tế, ngay cả người cho vẫn luôn hưởng ích từ đó” (Dives in misericordia, số 14).
Vì lòng thương xót “thực sự là một hành vi tình yêu thương xót chỉ khi, khi thực thi nó, chúng ta xác tín sâu xa rằng chúng ta lãnh nhận nó đồng thời từ những ai chấp nhận nó từ chúng ta. Nếu khía cạnh song phương và tính hỗ tương này thiếu đi, thì các hành động của chúng ta không còn là những hành vi thương xót đích thực nữa; sự hoán cải, mà con đường của nó được Chúa Kitô dạy cho chúng ta trong lời nói và mẫu gương của Ngài, cho đến thập giá, vẫn còn chưa được hoàn toàn thực hiện nơi chúng ta; và chúng ta vẫn còn chưa tham dự hoàn toàn vào nguồn mạch kỳ diệu của tình yêu thương xót, được mạc khải cho chúng ta nơi Ngài” (số 14).
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM ĐỐC ĐẠI CHỦNG VIỆN VÀ TIỀN CHỦNG VIỆN CỦA PHÁP : ĐỪNG TẠO RA NHỮNG BẢN SAO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC