THƯỢNG HỘI ĐỒNG: GIÁO HỘI PHẢI ĐƯỢC PHÂN QUYỀN NHIỀU HƠN
Công việc mới nhất của Thượng Hội đồng, được báo cáo trong cuộc họp báo hằng ngày tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, đã nhấn mạnh lời kêu gọi của Giáo hội về “sự hiệp nhất trong đa dạng”. Ba vị Hồng y có mặt đã gợi lên các vấn đề di cư liên quan đến lãnh thổ của mỗi vị.
Việc phân quyền là “lành mạnh” nếu nó được lấy cảm hứng từ các tiêu chí vững chắc. Vì vậy, một “Giáo hội của các Giáo hội” sẽ tìm thấy sự hài hòa của riêng mình nếu nó được thành lập trên những nguyên tắc có khả năng khôi phục lại hoạt động đúng đắn của nó. Đó là “sự trao đổi các ân huệ”, một “sự khớp nối chức năng giữa địa phương và hoàn vũ”, “tính bổ trợ”, sự tăng gia trị trong sự hiệp nhất giữa “các Giáo hội sui iuris” (“có quyền riêng của mình”). Cuộc họp báo tập trung vào công việc của Thượng Hội đồng chiều 17/10 và sáng thứ Sáu ngày 18 tháng 10.
Định nghĩa lại khái niệm lãnh thổ
Các cuộc thảo luận, đặc biệt ngày 17/10, với sự hiện diện của 332 thành viên, tập trung vào phần thứ ba của Tài liệu làm việc, dành cho “Các địa điểm”. Trong bối cảnh này, Tổng trưởng Bộ Truyền thông nhắc lại, một số bài tham luận đã nhấn mạnh “tầm quan trọng của các Giáo hội địa phương, vốn không gây tổn hại nhưng phục vụ sự hiệp nhất”, nhấn mạnh vào sự kiện rằng “tính đặc thù của mỗi Giáo hội” không phải là một mối đe dọa, nhưng đúng hơn là một “ân huệ đặc biệt”. Chẳng hạn, đây là trường hợp của các Giáo hội Công giáo Đông phương mà truyền thống của họ phải được bảo vệ, bởi vì đó là “kho báu của toàn thể Giáo hội Công giáo hoàn vũ”, do đó nó là “một phần không thể thiếu và cần thiết”. Vì vậy, nhiều tham luận viên nhấn mạnh sự cần thiết phải “đảm bảo” không chỉ “sự tồn tại hiệu quả” mà còn “sự hưng thịnh của các Giáo hội Công giáo Đông phương cả ở lãnh thổ nguyên xứ và cộng đồng hải ngoại”.
Quả thế, một số người đã khẳng định rằng “trong lịch sử của chúng ta đã có một sự hiệp nhất được hiểu theo một cách khác như nó phải được hiểu” và Giáo hội Latinh đôi khi đã hành xử “bất công đối với các Giáo hội Đông phương sui iuris, coi thần học của họ là thứ yếu”. Ngày nay, một trong những thách thức là “định nghĩa lại khái niệm lãnh thổ”, nó “không chỉ là một địa điểm vật chất” bởi vì “do cộng đồng người di cư, có những người Đông phương sống ở những vùng lãnh thổ mà nghi thức Latinh chiếm ưu thế”.
Ước muốn có một ngày lễ Phục Sinh duy nhất
Về việc cử hành Lễ Phục Sinh năm 2025, và thỏa thuận với “các Giáo hội anh em”, để việc cử hành sẽ diễn ra vào cùng ngày vào năm tới, một số lượng lớn các tham dự viên đã hy vọng rằng một thông điệp phát ra từ toàn thể Thượng Hội đồng yêu cầu một ngày duy nhất cũng được ấn định trong tương lai.
Phân quyền từ Rôma cho các vùng ngoại vi
Chủ đề phân quyền trong Giáo hội đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc suy tư tại Hội trường Phaolô VI trong những ngày gần đây và cũng đã khơi dậy sự tò mò của các nhà báo trong các cuộc họp thông tin khác nhau. Thư ký Ủy ban Thông tin của Thượng Hội đồng giải thích rằng các tiêu chí để “xác định sự phân quyền lành mạnh” đã được phân tích, bao gồm “sự gần gũi và tính bí tích, nghĩa là các bí tích”.
Sự chú ý cũng được tập trung vào “các cộng đồng cơ bản nhỏ như những nơi đặc quyền của một Giáo hội hiệp hành”. Đối với các cộng đồng này, môi trường kỹ thuật số có tầm quan trọng rất lớn vì nó có thể giúp họ đoàn kết trên thực địa. Ngược lại, môi trường kỹ thuật số có thể được kích thích bằng lời cầu nguyện, điều cần thiết là “phân biệt điều gì tốt và điều gì xấu”, và giúp mọi người trở thành “những môn đệ kỹ thuật số”.
Chia sẻ hành trình với giáo dân
Nhiều tham luận viên đã mời gọi “đừng sợ tính hiệp hành, bởi vì nó không làm suy yếu các đặc sủng và thừa tác vụ khác nhau, cũng như tính đặc thù của các địa điểm”. Tại cuộc họp báo cũng có báo cáo rằng “các nhiệm vụ hành chính bóp nghẹt động lực và lòng nhiệt thành truyền giáo, vì vậy cần phải suy nghĩ một cách sáng tạo”. Đặc biệt, cần phải “lắng nghe tiếng kêu của những người đau khổ, bởi vì tính hiệp hành của Giáo hội địa phương” cũng được thể hiện “nơi những thực tại được đánh dấu bằng nỗi đau khổ”.
Để chiến đấu trong cuộc chiến tốt đẹp của đức tin trong các xã hội tục hóa, như Thánh Phaolô đã nói, điều quan trọng là “chia sẻ hành trình với giáo dân”. Tin Mừng phải “nhập thể vào mọi nền văn hóa và mọi nơi, cư trú trong đó, củng cố chiều kích cộng đồng của các phong trào và các thực tại mới của Giáo hội”. Công việc của những ngày cuối cùng đã nhấn mạnh đến lời kêu gọi của Giáo hội về “sự hiệp nhất trong đa dạng”, bởi vì Giáo hội là “một cơ thể sống động có Chúa Kitô ở trung tâm và sống như một thân thể thông qua sự tồn tại của những con người”.
Đón tiếp phụ nữ và giới trẻ
Về chủ đề chức phó tế nữ, một số tham luận viên nhấn mạnh rằng “Giáo hội không được là “thứ dành cho nam giới” và ngay cả khi phụ nữ yêu cầu được hiện diện trong các quá trình đưa ra quyết định, điều này vẫn chưa đủ”. Đối với những người trẻ, nếu họ “tự coi mình là người có tâm linh nhưng không có tôn giáo”, thì điều này sẽ thúc đẩy họ “trở thành những mục tử trong môi trường kỹ thuật số” mà họ thường xuyên lui tới và sống ở đó.
Vào buổi chiều, các cuộc gặp gỡ giữa các nhóm làm việc đã diễn ra, cũng như cuộc họp của ủy ban giáo luật và cuộc họp của SECAM (Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar), chịu trách nhiệm phân định thần học – mục vụ về chế độ đa thê. Tuần tới sẽ là có tính chất quyết định cho cuộc thảo luận về bản dự thảo tài liệu cuối cùng, và do đó phải sống trong bầu khí tĩnh tâm và cầu nguyện sâu sắc. Vị Tổng trưởng nói: “Chính vì lý do này mà Thứ Hai sẽ bắt đầu lúc 8g 30 sáng với Thánh lễ cầu xin Chúa Thánh Thần, được cử hành tại bàn thờ ngai tòa của Vương cung thánh đường ở Vatican”.
Những thách thức của Địa Trung Hải
Từ Địa Trung Hải đến Châu Phi, ngang qua Châu Mỹ Latinh. Các khu vực cách xa nhau về mặt địa lý nhưng lại thống nhất bởi những vấn đề tương tự, với cùng một ý định về phía các thành viên của Thượng Hội đồng để giải quyết chúng. Đây cũng là chủ đề chung của các tham luận và câu hỏi được đặt ra cho các khách mời trong buổi họp báo. Người đầu tiên phát biểu là Đức Hồng y người Pháp Jean-Marc Aveline, Tổng Giám mục giáo phận Marseille, người đã nhắc lại vai trò của mình trong việc điều phối công việc của Giáo hội ở khu vực Địa Trung Hải, theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Hồng y đã vạch ra một thời gian biểu cho cam kết của mình, được thực hiện vào năm 2020 với khoảng 40 giám mục và được cụ thể hóa trong nhiều cuộc họp khác nhau, cuộc họp cuối cùng được tổ chức vào tháng trước ở Albania. Vào tháng 9 năm 2023, trong các cuộc Gặp gỡ Địa Trung Hải ở Marseille, Đức Phanxicô “bày tỏ mong muốn được thấy công việc này được tiếp tục, được phối hợp và hỗ trợ”. Một định hướng trước hết dựa trên việc lắng nghe những khó khăn của các cộng đồng giáo hội khác nhau. “Mare nostrum (biển của chúng ta) không phải là một chủ đề nghiên cứu, mà là một khu vực nơi chúng ta trải qua những kịch bản bi thảm: chiến tranh, các quyền tự do không được tôn trọng, nạn tham nhũng”, Đức cha Aveline nhắc lại và đồng thời không quên các hiện tượng di cư, mà các mạng lưới hỗ trợ cụ thể đã được tạo ra cho họ. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám mục Marseille tiếp tục, các chủ đề được đề cập cũng liên quan đến các vấn đề thần học và những vấn đề liên quan đến các đền thánh Đức Mẹ, “trông giống như những ốc đảo” nơi mọi người từ nhiều nơi trên lục địa Châu Âu đổ về. “Chúng ta phải hiểu Giáo hội có thể đóng góp như thế nào cho những nỗ lực vì công lý và hòa bình trong khu vực này,” Đức Hồng y người Pháp nhấn mạnh và đồng thời nhắc lại đề xuất của ngài về một Thượng Hội đồng có thể dành riêng cho Địa Trung Hải.
Những đau khổ và hy vọng của Châu Mỹ Latinh
Sau đó, Đức Hồng y người Colombia Luis José Rueda Aparicio, Tổng Giám mục Bogota, đã trình bày với các nhà báo kinh nghiệm về đức tin sống ở đất nước của ngài và trên toàn bộ Châu Mỹ Latinh, một “lục địa trẻ” với “những đau khổ và hy vọng”. Giáo hội địa phương đang tìm kiếm một “nền linh đạo gần gũi hơn với người nghèo”. Ngài nói, nghèo đói là một tai họa trở nên trầm trọng hơn không chỉ bởi hiện tượng di cư về phía bắc lục địa Mỹ, mà còn bởi các vấn đề liên quan đến buôn bán ma túy. Trong bối cảnh khó khăn như vậy, Giáo hội “đã có thể hiệp nhất và tìm ra phương tiện để tiếp cận thực tế, cố gắng nhìn nó bằng con mắt đức tin và hy vọng”. Kết quả, Đức Tổng Giám mục Bogota giải thích, là một “sự hiện diện của Vương quốc” cụ thể nhằm mở rộng, để đạt được một “việc truyền giáo toàn diện” phù hợp với toàn bộ lục địa.
Những vết thương của Nam Sudan
Sau đó, Đức Hồng y người Nam Sudan Stephen Ameyu Martin Mulla, Tổng Giám mục Juba, đã nói về những khó khăn mà đất nước của ngài và nước láng giềng Sudan “láng giềng” đang gặp phải. Một dân tộc “nghèo” đã chiến đấu trong chiến tranh để tìm kiếm tự do và ngày nay vẫn thấy mình còn xa hòa bình và bị cản trở bởi nhiều “vấn đề chưa được giải quyết”. Cuộc chiến ở Sudan đi đôi với những khó khăn của quê hương Đức Hồng y Mulla, mặc dù tiến trình độc lập được cho là sẽ “giải quyết mọi vấn đề” nhưng lại thấy mình còn gặp nhiều vấn đề hơn. Các thỏa thuận hòa bình được ký kết ở Nam Sudan vẫn chưa được thực hiện đầy đủ 6 năm sau khi các nhà lãnh đạo nước này rút lui về Vatican. Tình hình không thay đổi trong những năm gần đây, ngay cả sau chuyến đi của Đức Giáo hoàng tới Juba. Đức Hồng y tuyên bố: “Vì lý do này, chúng tôi tin rằng Thượng Hội đồng có thể giúp chúng tôi đối thoại để giải quyết các vấn đề xã hội và chính trị mà chúng tôi đang gặp phải”. Ngài nhấn mạnh hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng là một trong những tai họa ảnh hưởng đến đất nước của ngài.
Sự nhiệt tình của Thượng Hội đồng
Cuối cùng, Đức Giám mục Luis Marín De San Martín, dòng Augustinô, phó tổng thư ký của Thượng Hội đồng và là thành viên của Ủy ban Thông tin, đã phát biểu. Lưu ý đến những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt, dưới ánh sáng của những tham luận trước đó, ngài giải thích cách Thượng hội đồng “trả lời” những câu hỏi này, bằng cách nuôi dưỡng một Giáo hội cởi mở, với ngôn ngữ dễ hiểu, có khả năng giải quyết các chủ đề phù hợp và thú vị. “Đưa câu trả lời của Chúa Kitô đến những thảm kịch ngày nay” là khái niệm làm nền tảng cho thông điệp của Đức Cha, xác định bốn trụ cột cơ bản mà Giáo hội phải dựa vào: nó phải tập trung vào Chúa Kitô, huynh đệ, toàn diện và cuối cùng là năng động. “Tôi ước mong chúng ta có thể chia sẻ niềm đam mê của mình trong một thế giới đầy kịch tính.” Về phần mình, các cuộc đối thoại trong Thượng Hội đồng đã vượt qua một số sự phân đôi nhất định: tính hiệp hành và lắng nghe các dấu chỉ của thời đại, sự hiệp nhất và đa dạng, trung tâm và ngoại vi. Lời mời gọi cuối cùng của ngài là đừng nản lòng trước “sự bi quan đôi khi xâm chiếm chúng ta”.
Đòi hỏi những câu trả lời ngay lập tức
Trong cuộc họp báo, các nhà báo đã có thể đặt câu hỏi cho các tham luận viên. Về việc cụ thể hóa khái niệm “hiệp nhất trong đa dạng”, Đức Hồng y Rueda Aparermo lưu ý rằng nó đã được thể hiện theo “phong cách của Thượng Hội đồng này”, khác biệt và đổi mới, trong đó các nghị mẫu đại diện cho chỉ số rõ ràng nhất về “sự mới mẻ và phát triển”. Về những người đòi hỏi Thượng Hội đồng trả lời ngay lập tức, Đức Giám mục Marín de San Martín đã đưa ra một sự so sánh với chính đức tin Kitô giáo: “đó là một kinh nghiệm về Chúa Kitô. Nếu không sống kinh nghiệm đó, chúng ta sẽ không bao giờ có thể sống trọn vẹn”. Tuy nhiên, và đây là nơi tìm thấy “sự thay đổi”, điều cần thiết là toàn bộ tiến trình hiệp hành không được trừu tượng mà trái lại, “rơi vào thực tại” . Theo nghĩa này, các giáo xứ vẫn quan trọng và là trung tâm: họ là “các cộng đồng đầu tiên”.
Tài liệu cuối cùng và chế độ đa thê
Các tham dự viên cũng được hỏi về các cuộc thảo luận liên quan đến vai trò và quyền bính của các giám mục. Đức Hồng y người Colombia thừa nhận: “Chúng tôi đã nói về vấn đề này rất nhiều”, đồng thời nhắc lại rằng, theo Thánh Gioan XXIII, kho tàng đức tin vẫn “luôn như cũ”. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám mục Bogota cho biết, “cần phải thích ứng điều đó với từng hoàn cảnh”. Sau đó, Đức Hồng y quay trở lại những khó khăn gặp phải ở đất nước của mình, đặc biệt là “sự phân cực độc hại”, có khả năng biến các cộng đồng thành “kẻ thù” của nhau.
Tiếp đến, ĐHY Aveline đưa ra một vài chỉ dẫn về việc soạn thảo văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng. Chẳng hạn, “ủy ban tổng hợp” của ngài có “mục tiêu xác minh rằng những gì được đề nghị như là bản văn được bỏ phiếu không được quá xa rời với các ý kiến được diễn tả trong những tuần làm việc này”. Cuối cùng, về vấn đề đa thê, một nhà báo đã đề cập đến chuyến viếng thăm hôm nay của Quốc vương Eswatini “với một trong những người vợ của ông” tới Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Hồng y Mulla nhắc lại rằng, giống như các nguồn thảo luận khác, nó chủ yếu liên quan đến Châu Phi, nhưng phải được tiếp cận một cách “toàn diện”.
Tý Linh
(theo Roberto Paglialonga và Edoardo Giribaldi – Vatican News)
Tags: Di dân, nữ giới, Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ