THƯỢNG HỘI ĐỒNG: LỜI MỜI GỌI GIẢI THOÁT KHỎI NỖI SỢ HÃI NGƯỜI KHÁC

Written by xbvn on Tháng Mười 6th, 2024. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Trong cuộc họp báo về Thượng Hội đồng tại Vatican vào Thứ Bảy 5/10, lời kêu gọi sống Đại hội Thượng hội đồng như là cơ hội để khởi động lại hòa bình và tôn trọng nhân quyền đã vang lên qua những chứng từ của Đức Cha Mounir Khairallah tại một Libăng bị xâu xé, và Đức Cha Launay Saturné về Haiti trong tình trạng bất an thường xuyên.

Một lời kêu gọi hòa bình khẩn cấp nổi lên từ Đại hội Thượng hội đồng. Thứ Sáu, trong thời gian làm việc của Đại hội đồng thường lệ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục, các tham dự viên đã lên án tất cả các não trạng duy chính thống quá khích, “tất cả chúng ta phải là những người kiến ​​tạo hòa bình”, và tố giác “những nguyên nhân chính của mọi tội ác”, cụ thể là buôn bán vũ khí. Điều này đã được tường thuật, vào Thứ Bảy ngày 5/10/2024, bởi Paolo Ruffini và Sheila Leocádia Pires, Tổng trưởng và thư ký của Ủy ban Thông tin Thượng Hội đồng.

Từ Libăng, quyền quyết định vận mệnh của các dân tộc bị áp bức

Thật không may, thế giới im lặng hoặc bật đèn xanh cho tất cả bạo lực này vì có quá nhiều lợi ích chính trị và kinh tế vốn không liên quan gì đến các giá trị Kitô giáo”: đây là nhận xét cay đắng của Đức cha Mounir Khairallah, Giám mục Batrun của những người Maronites, được các nhà báo chất vấn trong cuộc họp hằng ngày tại Văn phòng Báo chí của Tòa Thánh.

Tuy nhiên, từ một Libăng bị bầm dập, nơi chứng từ của vị giám mục đã chạm sâu sắc đến tất cả các tham dự viên, vẫn còn hy vọng rằng, cũng nhờ chính sách ngoại giao của Vatican, vùng đất thông bá hương này tiếp tục là một thông điệp hòa bình. Đức cha Kahirallah nhắc lại việc Israel bác bỏ nghị quyết về việc công nhận hai Nhà nước và hai dân tộc (Israel và Palestine). Ngài nhấn mạnh : “Tôi không muốn nói rằng tất cả người Israel đều ủng hộ bạo lực, nhưng các lợi ích chiếm hàng đầu và phương Tây không ủng hộ chúng tôi, cũng như không ủng hộ các dân tộc bị áp bức. Cầu mong họ có quyền quyết định số phận của mình”. Thượng hội đồng về tính hiệp hành là một cơ hội tốt để tái khẳng định tính trung tâm của những người phải chịu đựng nhiều nhất bởi bạo lực và nghèo đói, ngài nhắc lại với báo chí: “Quyết định lớn nhất cần đưa ra là Giáo hội, thông qua Thượng hội đồng, trở thành sứ giả của việc chung sống, tôn trọng người khác và nhu cầu giải thoát mình khỏi sự sợ hãi người khác”. Đức cha Khairallah kết luận: “Đây sẽ là bước đầu tiên và là một khuyến nghị to lớn cho nhân loại”.

Ở Haiti, “chúng tôi đang tuyệt vọng”

Haiti sống trong tình trạng bất an kinh niên. Đây là chứng từ của Đức cha Launay Saturné, Tổng Giám mục Cap-Haïtien. “Những người lẽ ra phải vãn hồi trật tự và hòa bình cho đến nay đều đã thất bại trong trách nhiệm của mình,” ngài tuyên bố thẳng thừng, khi nói về sự tôn trọng phẩm giá con người, điều “còn lâu mới trở thành hiện thực ở đây”. ngài nhớ lại “vụ thảm sát” mới nhất vào ngày 3 tháng Mười, khiến 70 người thiệt mạng, nhiều ngôi nhà bị đốt cháy và nhiều người phải di dời. Ngài tuyên bố: “Các băng nhóm có vũ trang là thủ phạm, họ thậm chí còn công bố điều đó, nhưng không có gì được thực hiện để ngăn chặn điều đó. Chúng tôi đang tuyệt vọng.”

Tại thủ đô, 70% dân số buộc phải chạy trốn, Đức cha Saturné tiếp tục tố cáo và đồng thời nhấn mạnh tác động tiêu cực đến cuộc sống của giới trẻ và sứ mạng của Giáo hội. Nhiều giáo xứ đã bị đóng cửa trong nước, nhưng việc suy nghĩ về tính hiệp hành vẫn tiếp tục. Đức Giám mục giải thích rằng ngay cả từ quan điểm kinh tế cũng không có tiến bộ nào trong 5 năm qua, đất nước bị chia cắt làm hai không có khả năng liên lạc giữa miền bắc và miền nam, và không có đủ sự ổn định để chuẩn bị cho cuộc bầu cử.

Trong bối cảnh này, sứ mạng, hiệp thông và tham gia là những giá trị cơ bản hơn bao giờ hết cần được củng cố. Ngài nói, nhiều nhóm tôn giáo cố gắng truyền lại chúng cho các thế hệ mới để một ngày nào đó họ có thể xây dựng một xã hội đề cập đến chúng. Trong khi đó, Hội đồng Giám mục Haiti yêu cầu thời gian chuyển tiếp không quá dài và nói với “các lực lượng đa quốc gia” về yêu cầu phải đảm nhận trách nhiệm này. Các giám mục, những người nồng nhiệt cảm ơn Đức Thánh Cha vì sự quan tâm theo dõi các sự kiện ở bang Caribe, cũng kêu gọi toàn thể người dân, bởi vì mỗi người đều phải đóng góp.

Philippines và Giáo Hội Truyền Giáo ở nông thôn

Đức cha Pablo Virgilio S. David, Giám mục của Kalookan, là thành viên của Ủy ban Thông tin Thượng hội đồng. Trong cuộc họp báo, ngài đã báo cáo về cuộc tham vấn lục địa với các mục tử diễn ra giữa hai khóa họp thường niên của Thượng Hội đồng. Ngài đặc biệt nói về mối quan hệ giữa tính hiệp hành và truyền giáo trong bối cảnh hiện tượng di cư ảnh hưởng đến Philippines: một hiện tượng không chỉ mang tính quốc tế mà trong thời gian gần đây, đặc biệt là mang tính địa phương, từ các tỉnh đến các thành phố lớn. Đức Giám mục nhắc lại một số dữ liệu để làm nổi bật sự gia tăng dòng người từ nông thôn: từ 1,5 đến 4 triệu người trong khoảng mười năm đã định cư ở Manila. Kết quả là một số cư dân coi những người mới đến là một mối đe dọa. Đức Giám mục nói tiếp : “Khi Đức Thánh Cha đến vào năm 2015, ngài bảo chúng tôi hãy đi ra vùng ngoại ô. Và đó là những gì chúng tôi đã làm. Chúng tôi đã thành lập 20 trạm truyền giáo trong giáo phận của tôi”. Vì thế, các giáo xứ ngày càng trở nên truyền giáo hơn.

Một đặc điểm mà bằng cách nào đó sẽ phải được thực hiện ngay cả ở một xã hội hoàn toàn khác, chẳng hạn như ở Canada. Catherine Clifford, một trong những nhân chứng của tiến trình Thượng hội đồng, đã đề cập điều này với các nhà báo: “Chúng tôi đang thấy miền Nam toàn cầu đóng một vai trò ngày càng trung tâm trong các cuộc đối thoại của chúng tôi”. Bà nói thêm, điều quan trọng là phải làm rõ rằng bất chấp nhiều thách thức về nhân khẩu học và số người đi nhà thờ giảm sút, “Giáo hội sẽ không biến mất”.

Người nghèo, người trẻ, phụ nữ, giáo dân

Chúng ta phải lắng nghe tiếng kêu cứu của người nghèo, bao hàm họ với tư cách là chủ thể chứ không phải là người hưởng lợi đơn thuần. Đây là một trong những điểm được nhắc đến thường xuyên nhất trong các cuộc thảo luận ngày thứ Sáu. “Con đường đã chỉ ra cho chúng ta bởi những người rốt hết, chúng ta phải lắng nghe tiếng kêu của trái đất và các dân tộc”.

Nhiều tham luận tập trung vào vai trò của phụ nữ trong Giáo hội: không còn được xảy ra nữa việc các phụ nữ muốn phục vụ Giáo hội và thực hiện điều đó với sự dấn thân sâu sắc lại thấy mình bị gạt ra ngoài lề xã hội. Điều tương tự cũng xảy ra với những người LGBTQ+. Một trong những câu hỏi trọng tâm của nhiều suy tư khác nhau liên quan đến giới trẻ: điều gì thu hút họ đến với Giáo hội ngày nay? Một số tham dự viên đồng ý trả lời: “Tính triệt để của Tin Mừng”. Ý tưởng phổ biến nhất là “người trẻ phải thở” và người lớn phải thở cùng với họ, điều này có lẽ sẽ mang lại một ý nghĩa đầy đủ và dễ hiểu cho điều được gọi là tân Phúc Âm hóa. Đối thoại đại kết, các công nghị giáo phận, vai trò của Đức Giáo hoàng trong các đại hội hậu thượng hội đồng cũng nằm trong số các chủ đề được thảo luận. Nói chung, có vẻ như tính hiệp hành là một phương tiện đấu tranh chống lại chủ nghĩa giáo sĩ trị.

Tý Linh

(theo Antonella Palermo – Vatican News)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31