THƯỢNG HỘI ĐỒNG: “MỘT GIÁO HỘI MUỐN TRỞ THÀNH HIỆP HÀNH PHẢI CẦU XIN VÀ TRAO BAN SỰ THA THỨ”
Khóa họp cuối cùng ở Rôma của Thượng Hội đồng về tính hiệp hành sẽ khai mạc bằng một cuộc tĩnh tâm thiêng liêng kèm theo một buổi cử hành trong đó cộng đoàn sẽ được mời gọi xưng thú các tội lạm dụng chống lại hòa bình, chống lại công trình tạo dựng, người di cư, phụ nữ, v.v. Giải mã với Thierry Bonaventura, phụ trách truyền thông của Ban Tổng Thư ký Thượng Hội đồng.
La Croix: Đâu là ý nghĩa và ý định của tiến trình sám hối sẽ khai mạc khóa họp tiếp theo của Thượng Hội đồng về tương lai của Giáo hội, vào ngày 1 tháng 10 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma?
Thierry Bonaventura: Việc lắng nghe, nét đặc trưng cho những năm diễn ra Thượng Hội đồng này, đã làm nổi bật nỗi đau lớn của những người cũng phải chịu đau khổ vì những hành động hoặc sự thiếu sót của các mục tử, những người na và người thánh hiến và các tín hữu Công giáo.
Một Giáo hội thực sự muốn “cùng nhau bước đi” phải nghiêm túc xem xét nhu cầu nhận ra ký ức bị tổn thương của chúng ta và chữa lành những mối quan hệ có thể có vẻ “đau ốm”. Giáo hội gần gũi với cả nạn nhân lẫn tội nhân, vì với tư cách là một cộng đồng tín hữu, Giáo hội vừa là nạn nhân vừa là tội nhân.
Phụng vụ sám hối sẽ khai mạc Thượng Hội đồng không nên được hiểu như một phiên tòa sơ lược, một hình phạt hỏa thiêu, nhưng như một hành vi cầu nguyện cộng đồng, như khi chúng ta đọc kinh Adsumus, Sancte Spiritus (Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con đến trước nhan Chúa) trong các cuộc họp Thượng hội đồng: “Chúng con là những người yếu đuối và tội lỗi, xin đừng để chúng con gây rối loạn. Xin đừng để sự ngu muội dẫn chúng con vào con đường sai lầm…” Vì vậy, đây là giây phút cầu nguyện khẩn cầu lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhưng lời cầu nguyện này nhất thiết phải bao gồm việc ngang qua sự thật: việc xưng thú tội lỗi. Tội lỗi được nhìn nhận và sự tha thứ được cầu xin. Một số chứng từ sẽ nhằm cho thấy đó là tội lỗi nào: lạm dụng tình dục, lạm dụng lương tâm và lạm dụng quyền lực; thờ ơ với những người gõ cửa nhà chúng ta sau khi bị buộc phải rời bỏ quê hương của họ, thường trong tình trạng tuyệt vọng; chiến tranh, với tất cả nạn nhân của nó…
La Croix: Tại sao Giáo hội phải cầu xin sự tha thứ “từ Thiên Chúa và anh chị em của toàn thể nhân loại”, “nhân danh tất cả những người đã được rửa tội”, vì những tội cơ cấu liên quan đến mọi xã hội?
Thierry Bonaventura: Đôi khi, như vào thời các ngôn sứ Israel, để nhận ra tội lỗi, cần phải nhìn thấy hậu quả của nó, nghe gọi đích danh tội lỗi, chạm vào vết thương của những người đau khổ vì lỗi lầm “của chúng ta”. Một số người sẽ nói: “Nhưng tôi không liên quan gì đến tội này hay tội kia.” Điều này rất có thể, nhưng chúng ta phải nhớ rằng người tín hữu Kitô không bao giờ là một đơn tử đơn độc. Họ làm như vậy vì họ là một phần của cộng đoàn. Chúng ta không bao giờ được cứu một mình. Có một hình thức “liên đới” ngay cả trong tội lỗi. Tội lỗi của một người thường có tác động gián tiếp đến cuộc sống của người khác. Mỗi Kitô hữu phải nhận ra sự cần thiết của sự tha thứ và học cách tha thứ.
Đây cũng là việc chữa lành ký ức tập thể, như lời kêu gọi tha thứ của Đức Gioan Phaolô II vào năm 2000. Giáo hội không cầu xin sự tha thứ chung chung, cũng không phán xét hay buộc tội. Đó không phải là đổ lỗi, nhưng nhận ra mình với tư cách là một cộng đồng cần được tha thứ khi chính chúng ta là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra đau khổ cho người khác. Thông thường, khoảng cách mà chúng ta đặt ra trước tội lỗi của người khác khiến chúng ta mất đi lòng can đảm để nhận thức thực tại về những giới hạn và yếu đuối của mình.
Gọi tên tội lỗi, đó cũng có nghĩa là lên tiếng cho các nạn nhân, thường bị lãng quên đằng sau mức độ nghiêm trọng của một số tội lỗi. Biết bao lần nỗi đau không được lắng nghe và nhận ra được thêm vào nỗi đau phải chịu? Một Giáo hội muốn trở thành hiệp hành phải hòa giải với sự thật, cầu xin và trao ban sự tha thứ.
Qua việc cử hành sám hối này, chúng ta cầu xin sự tha thứ cho tương lai của Giáo hội nếu chúng ta đã không biết trở thành những chứng nhân đáng tin cậy, nhưng chúng ta tin tưởng vào đường lối sư phạm của Chúa Thánh Thần, để sự hoán cải liên lỉ cần thiết được thực hiện tốt hơn trong chúng ta.
—————————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG