THƯỢNG HỘI ĐỒNG: VAI TRÒ CỦA CÁC PHÓ TẾ VĨNH VIỄN, VIỆC KHAI TÂM KITÔ GIÁO VÀ TRỢ GIÚP CHO CÁC GIÁO HỘI NGHÈO
Trong cuộc họp báo ngày 9 tháng 10, về công việc của Thượng Hội đồng, Paolo Ruffini đã tường thuật bài tham luận của một người mẹ gia đình lo ngại rằng “chúng ta chưa nói đủ về việc khai tâm Kitô giáo cho những đứa trẻ”. Từ Mozambique, lời yêu cầu hỗ trợ cho nỗi đau khổ của người dân và việc đào tạo các linh mục của chủ tịch HĐGM, từ Bỉ chứng tá của một phó tế vĩnh viễn: “nếu chúng ta không bước đi theo cách hiệp hành, Giáo hội sẽ không thể tồn tại”.
Chứng từ được hoan nghênh nhất trong hội trường Phaolô VI, trong số các bàn của các tham dự viên Thượng Hội đồng về tính hiệp hành, là của một người mẹ, người rất lo lắng trước việc chúng ta chưa nói đủ về việc khai tâm Kitô giáo cho các trẻ nhỏ, đến mức yêu cầu giúp đỡ để nuôi dạy chúng trong đức tin Kitô giáo. Nữ giới tiếp tục chiếm một chỗ quan trọng trong công việc, và cũng có yêu cầu bao hàm họ nhiều hơn vào vai trò ngoại giao trong bối cảnh chiến tranh. Điều này đã được tường trình hôm thứ Tư vừa qua bởi Paolo Ruffini, Tổng trưởng Bộ Truyền thông và chủ tịch Ủy ban Thông tin của Thượng Hội đồng, trong cuộc họp báo được tổ chức tại phòng báo chí Vatican. Cùng với Sheila Pires, thư ký của cùng ủy ban này, ông đã trình bày về công việc của các phiên họp chung thứ năm và thứ sáu, được tổ chức vào chiều thứ Ba và sáng thứ Tư tuần này, với 343 người có mặt trong hội trường, trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô đang ở tại Quảng trường Thánh Phêrô cho buổi tiếp kiến chung.
Vai trò không thể thiếu của giáo dân trong Giáo hội
Họ nhấn mạnh, các bài tham luận “tất cả đều tập trung vào chủ đề phân định của Giáo hội, nghĩa là các chủ đề và các tiêu chí, các cấp độ trách nhiệm khác nhau, vai trò của các thừa tác viên chức thánh”. Về chủ đề này, Sheila Pires nhắc lại, có 35 bài tham luận tự do vào chiều Thứ Ba và 21 bài vào sáng thứ Tư. Vai trò của giáo dân, sự hợp tác của họ với các giám mục và linh mục, sự tham gia của họ vào quá trình đưa ra quyết định, là một trong những chủ đề nổi bật nhất trong các can thiệp công cộng khác nhau. Bà Pires nói: “Tầm quan trọng của việc khuyến khích sự hợp tác giữa các linh mục và giáo dân đã được nhấn mạnh”, cũng như nhu cầu có sự tham gia nhiều hơn của giáo dân – nam và nữ – trong vai trò lãnh đạo. Đặc biệt, người ta nhìn nhận rằng “sự hiện diện của giáo dân là không thể thiếu, họ hợp tác vì lợi ích của Giáo hội”. Hơn nữa, có đề nghị rằng cần tham khảo ý kiến dân Thiên Chúa về sự phù hợp của các ứng cử viên cho chức linh mục và giám mục: “Giám mục quyết định, nhưng trong một Giáo hội hiệp hành, chính dân Thiên Chúa phải cảm thấy có trách nhiệm về sự lựa chọn” và biết “những đòi hỏi về hồ sơ nhân bản và tâm linh mà các ứng viên phải có”.
Phụ nữ và thừa tác vụ lắng nghe
Thư ký ủy ban thông tin nói tiếp, một đề nghị khác liên quan đến tầm quan trọng của việc suy nghĩ sâu xa hơn về vai trò của giáo dân trong việc mục vụ giáo xứ, bởi vì nhiều linh mục không có ơn gọi trở thành cha sở, trong khi nhiều giáo dân sống một cuộc đời hôn nhân và gia đình an bình có thể thực hiện các chức năng trong cộng đoàn. Về phụ nữ, bà Pires giải thích, đề xuất “tránh bất kỳ hình thức phân biệt kỳ thị giới tính nào đối với người giúp lễ, công nhận nhiều hơn” “sự đóng góp của họ trong quá trình ra quyết định” và “suy nghĩ về việc lắng nghe như một thừa tác vụ chủ yếu là nữ tính, bổ sung cho thừa tác vụ của cha sở, phó tế và giáo lý viên.” Phụ nữ biết lắng nghe, “họ lắng nghe theo một cách khác”, như Đại hội đã nói, và “họ có thể làm điều đó như một sự phục vụ, hoàn toàn khác với việc xưng tội”. Cũng cps đề nghị “bao hàm phụ nữ nhiều hơn vào hoạt động ngoại giao trong một thế giới đầy chia rẽ và chiến tranh.”
Ủy thác cho người trẻ việc mục vụ kỹ thuật số
Sau đó, Paolo Ruffini nhắc lại rằng các tham dự viên Thượng Hội đồng đã chỉ ra “sự cần thiết phải kết nối với các thế hệ mới thông qua việc mục vụ kỹ thuật số”. Tiếp đó, ông đưa ra ví dụ về nhiều người trẻ ở Châu Phi “đến Giáo hội, có tài năng, nghị lực và đức tin” và do đó họ phải “là một phần trong sự phân định của Giáo hội”. Và đã có đề xuất giao phó mục vụ giới trẻ cho người trẻ: tóm lại, “người trẻ cho người trẻ, chứ không phải người lớn cho người trẻ”, “để đối thoại với những người đồng lứa bị nhốt trong các ý thức hệ “thời đại mới” hay hư vô chủ nghĩa.” Ông Paolo Ruffini cho biết: Một bài tham luận đã đề cập đến “tình trạng bi đát mà nhiều trẻ em trên thế giới phải trải qua: trẻ em bị buộc phải kết hôn khi còn trẻ vì lý do gia đình, các bé gái bị ép làm gái mại dâm, trẻ vị thành niên là nạn nhân của nạn buôn người”. Cũng có vấn đề về “các chủng sinh từ các gia đình không phải Kitô hữu hoặc bị buộc phải làm linh mục vì lý do danh dự, về những người phải đảm nhận việc đồng tính của họ”.
Người mẹ: khuyến khích sự đồng trách nhiệm của cha mẹ
Tổng trưởng Bộ Truyền thông nhấn mạnh rằng “những lời của Đức Thánh Cha đã được nhắc lại: Thượng Hội đồng không nhằm mục đích đưa ra các tài liệu, nhưng để truyền cảm hứng cho hành động. Do đó, người ta đã nhắc lại rằng sẽ không đủ nếu chỉ lắng nghe tiếng nói của các Kitô hữu và giáo xứ, mà còn cả những tiếng nói can đảm từ bên ngoài, để tạo ra những không gian an toàn để mọi người có thể thể hiện”. Sau đó, ông nhắc lại chứng từ của người mẹ đã nêu lên câu hỏi: “Đại hội nói gì về vai trò của cha mẹ, ông bà, cha mẹ đỡ đầu Kitô giáo trong việc góp phần vào tính hiệp hành về lắng nghe và phân định từ thời thơ ấu? Cần phải nuôi dạy con cái để khi chúng lớn lên chúng sẽ hướng về Chúa Kitô.” Do đó, bà hy vọng rằng tài liệu cuối cùng sẽ “khuyến khích vai trò đồng trách nhiệm của cha mẹ”.
Đồng hành với nạn nhân bị lạm dụng
Tiếp đến, người ta đề cập đến “sự cần thiết phải đồng hành với các nạn nhân bị lạm dụng trong Giáo hội”. Có lời nhấn mạnh rằng Giáo hội phải đến gần những người dễ bị tổn thương và quyền bính phải là một sự phục vụ chứ không bao giờ là chủ nghĩa giáo sĩ trị. Tương tự như vậy, theo vị Tổng trưởng, “có yêu cầu dành một vị trí lớn hơn cho người nghèo, bao gồm cả trong việc đào tạo hàng giáo sĩ”. Đặc biệt, “người nghèo gần gũi hơn với trái tim của Thiên Chúa, họ có thẩm quyền,” “và chúng ta coi họ như những đối tượng của thừa tác vụ và sứ mạng, chứ không bao giờ là những thừa tác viên”. Trong hội trường, Paolo Ruffini nói tiếp, “người ta đã nói về các linh mục, đặc biệt là về sự cô độc của họ, cũng do công việc quá tải. Theo nghĩa này, người ta nhấn mạnh rằng một khoảng cách nào đó của các linh mục đối với tính hiệp hành xuất phát từ thực tế là nhiều người trong số họ có trách nhiệm nặng nề, họ quản lý nhiều cộng đoàn và có gánh nặng hành chính”. Thượng hội đồng phải thành công trong việc khơi lại ơn gọi của họ. “Do đó, người ta đề xuất cung cấp cho mỗi giáo xứ những lời khuyên về kinh tế và có thể là những cơ cấu tập hợp nhiều giáo xứ lại với nhau để giúp đỡ các cha sở trong việc phục vụ của họ”.
Hãy nghĩ đến việc chơi cuộc chơi, chứ không phải tập luyện
Lời mời đối thoại, giữa các Giáo hội và trong Giáo hội, cũng rất mạnh mẽ. Và, Paolo Ruffini cho biết, “Đức Giám mục người Trung Quốc Joseph Yang đã phát biểu, gửi lời chào mừng và ca ngợi những lợi ích mà thỏa thuận năm 2018 giữa Tòa thánh và Trung Quốc mang lại”. Cuối cùng, một tham luận viên đề nghị Đại hội tập trung nhiều hơn vào thực tế, bao gồm cả việc soạn thảo văn kiện cuối cùng. Sử dụng phép ẩn dụ về bóng đá, người ta nói rằng có vẻ như Giáo hội, thay vì chơi cuộc chơi, lại tập trung vào việc huấn luyện.
Cuối cùng, Tổng trưởng Bộ Truyền thông cho biết rằng vào cuối cuộc họp, Đức Hồng y Tổng thư ký Mario Grech đã đọc thông cáo báo chí của Đức Hồng y Víctor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, nêu rõ rằng chủ đề nghiên cứu nhóm số 5 – về “Một số vấn đề thần học và giáo luật xung quanh các hình thức thừa tác vụ đặc thù (RdS 8 và 9)”, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ vào đời sống và sự lãnh đạo Giáo hội – đã được giao phó cho Bộ này trước Đại hội lần thứ hai của Thượng Hội đồng. Vì vậy, công việc phải tuân theo các thủ tục của Bộ được dự kiến trong quy định riêng của Bộ, nhằm mục đích xuất bản một tài liệu đặc biệt. Sau khi lắng nghe các Giám mục và Hồng y liên quan, Thượng Hội đồng hiện đang bước vào giai đoạn tham vấn: các cố vấn đã được lắng nghe, điều này giúp thiết lập nền tảng của tài liệu. Vì vậy, tất cả các thành viên và nhà thần học của Thượng Hội đồng có thể gửi ý kiến và đóng góp trong những tháng tới. Vào ngày 18 tháng 10, hai nhà thần học sẽ nhận được những đề xuất khác nhau về chủ đề này, bằng văn bản hoặc bằng lời nói.
Một cuộc gặp gỡ hậu Thượng Hội đồng cũng dành cho các phó tế
Vai trò của các phó tế vĩnh viễn trong Giáo hội và sự tham gia của họ vào Thượng hội đồng, việc khai tâm Kitô giáo và việc thanh thiếu niên từ bỏ cộng đồng, linh đạo hiệp hành dẫn đến việc “thanh lọc” các mối quan hệ của con người trong Giáo hội và với xã hội, nhưng cũng là một lời yêu cầu giúp đỡ từ Giáo hội Mozambique, đây là những chủ đề được trình bày bởi ba vị khách mời của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, đại diện của ba châu lục, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu. Phó tế Geert De Cubber, chứng nhân của tiến trình hiệp hành, nhà thần học, cựu nhà báo, phó tế vĩnh viễn của giáo phận Gand (Bỉ) và đại diện giám mục phụ trách việc dạy giáo lý và chăm sóc mục vụ cho giới trẻ và gia đình, là người được các nhà báo hỏi nhiều nhất, sau bài phát biểu lần đầu tiên của thầy. Thầy là thành viên duy nhất trong hội đồng các phó tế vĩnh viễn, đã kết hôn, có con, thuộc Giáo hội Latinh, mặc dù, trong số các Giáo hội Công giáo Đông phương, cũng có một thành viên của Giáo hội Syriac và một Melkite, người sẽ sớm được thụ phong linh mục.
Phó tế Geert De Cubber đã lặp lại những gì thầy đã nói trong hội trường Thượng Hội đồng: phó tế là “người xây dựng cầu nối” trong gia đình (“tôi,” thầy tâm sự, “tôi đã thực hiện một cuộc “tiền thượng hội đồng” với vợ tôi và ba đứa con của tôi, để có thể ở đây”), với các gia đình khác, trong cộng đồng cũng như với xã hội bên ngoài, “và điều này có thể thực sự hữu ích trong một xã hội thế tục hóa” như nước Bỉ, nơi Đức Thánh Cha đã đến thăm vào cuối tháng 9, sau chuyến thăm Luxembourg. Thầy nói thêm, nhiệm vụ của phó tế là đi “đến những nơi Giáo hội không đến, đến với những người không có tiếng nói và những người bị chính Giáo hội và xã hội gạt ra ngoài lề xã hội, và đưa họ trở lại Giáo hội”.
Trong một Giáo hội nơi những người thực hành (đạo) thường mệt mỏi và già nua, và nơi “nếu chúng ta không bước đi theo đường lối hiệp hành, Giáo hội sẽ không tồn tại”, phó tế người Bỉ đã tìm cách giới thiệu tính hiệp hành giữa giới trẻ, bằng cách kết hợp việc chăm sóc mục vụ cho giới trẻ từ tất cả các giáo phận nói tiếng Flamand trong nỗ lực này. “Giữa lúc đó, chúng tôi đã đổi tên, bây giờ chúng tôi là ‘Kammino’, chữ ‘k’ biểu thị rằng chúng tôi là người Công giáo, Katholiek trong ngôn ngữ của chúng tôi.” Trả lời câu hỏi của phóng viên, thầy thừa nhận rằng các phó tế có thể được đại diện tốt hơn tại thượng hội đồng và thầy biết rằng nhiều phó tế ở Hoa Kỳ “không vui lắm vì chúng tôi có rất ít người”. Do đó, thầy đã đề xuất một cuộc gặp gỡ các phó tế hậu thượng hội đồng, như đã được thực hiện trong năm nay với các linh mục quản xứ. Geert De Cubber kết luận: “Trở thành phó tế hoàn toàn không phải là sự chuẩn bị cho chức linh mục đối với tôi, tôi không có ơn gọi này. Thừa tác vụ của chúng tôi chỉ là một thừa tác vụ phục vụ”.
Chilê và sự phong phú của chức phó tế vĩnh viễn
Khi được hỏi về chủ đề này, Đức Tổng Giám mục Puerto Montt (Chilê), Đức cha Luis Fernando Ramos Pérez, đã chỉ ra rằng ở đất nước của ngài, sau Công đồng Vatican II, nhiều phó tế vĩnh viễn đã được phong chức. Ngày nay “họ đông hơn cả linh mục và tu sĩ”, và sự đóng góp của họ “thật phi thường và được đánh giá cao, họ điều hành các giáo xứ cùng với linh mục quản xứ”. Nhưng họ không phải là “linh mục thu nhỏ”. Về phần mình, Đức cha Inácio Saure, Tổng Giám mục Nampula, chủ tịch Hội đồng Giám mục Mozambique, giải thích rằng hiện tại không có phó tế vĩnh viễn trong Giáo hội của ngài, “bởi vì chúng tôi rất dấn thân với việc đào tạo các linh mục”. Nhưng trong tương lai nếu có cơ hội chắc chắn họ sẽ được truyền chức. Cũng cần phải chuẩn bị cho các cộng đồng giáo xứ mà, “khi một phó tế có ý định làm linh mục đến, sẽ hỏi chúng tôi ngay lập tức: ‘Tại sao thầy không cử hành? ”
Đức Tổng Giám mục người châu Phi, khi trả lời một câu hỏi, đã kêu gọi Thượng hội đồng cho biết tình hình bi thảm của đất nước ngài, bị tàn phá bởi cuộc chiến bắt đầu vào năm 2017 (hiện đã bị đình chiến) và khiến 5.000 người chết và một triệu người phải di dời. Mặc dù trước đây đã có nhiều sự giúp đỡ, nhưng “ngày nay mọi người đang phải chịu đựng rất nhiều đau khổ và họ bị bỏ mặc cho chính họ. Do đó, chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa”, trong việc trao đổi quà tặng vật chất “giữa các Giáo hội có nhiều và những Giáo hội đang nghèo túng”. Trong bài phát biểu của mình, Đức cha Saure đã nói về tầm quan trọng của việc khai tâm Kitô giáo như một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, nhấn mạnh rằng “ngay cả ở đất nước chúng tôi, những người trẻ đã hoàn thành việc khai tâm cũng rời xa Giáo hội”, và vì vậy cần phải chăm sóc họ tốt hơn. Ngài giải thích rằng trong sáu năm qua, trong khuôn khổ mục vụ giới trẻ, ngài đã cố gắng thực hiện điều đó “với giới trẻ, vì giới trẻ và bởi giới trẻ” và lễ phong thánh vào ngày 20 tháng 10 tới cho người sáng lập dòng Thừa Sai Đức Bà An Ủi, Chân phước Allamano, người đã nói “đầu tiên là các vị thánh, sau đó là các nhà truyền giáo”, cũng có thể là một sự khuyến khích.
Thanh lọc các mối quan hệ trong Giáo hội và với xã hội
Đức cha Ramos Pérez đã nói về một linh đạo hiệp hành vốn sẽ biến đổi các cơ cấu của Giáo hội, cho thấy rằng Thượng hội đồng đã nói về “một linh đạo cá nhân vốn sẽ thúc đẩy sự hoán cải mục vụ của cá nhân và cộng đồng”. Cuối cùng, đó là việc đạt được sự “thanh lọc” các mối quan hệ của con người trong Giáo hội và với xã hội, bởi vì ngày nay, một số mối quan hệ làm cho phát triển và những mối quan hệ khác “có thể phá hủy”. Ngài kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng những người có trách nhiệm trong Giáo hội phải thực hiện chúng với “các tiêu chí về tính hiệp hành, đưa ra quyết định” bằng cách tham khảo ý kiến cơ sở. Để làm được điều này, “cần phải có một sự phân định hiệp hành, bao gồm cả giáo dân, nam và nữ, chứ không chỉ các thừa tác viên chức thánh”.
Tý Linh
(theo Alessandro Di Bussolo và Giampaolo Mattei – Vatican News)
Tags: nữ giới, Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ