THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TƯƠNG LAI CỦA GIÁO HỘI : NGƯỜI CÔNG GIÁO TRÊN KHẮP THẾ GIỚI MUỐN NÓI GÌ VỚI RÔMA ?

Written by xbvn on Tháng Tư 25th, 2023. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Trong những tuần vừa qua, các giám mục và giáo dân trên khắp thế giới đã quy tụ, từ lục địa này sang lục địa khác, để suy tư về tương lai của Giáo hội, trong khuôn khổ của THĐ về tương lai của Giáo hội. Thành quả của họ, được phản ảnh trong bảy bản báo cáo, đã cho thấy một mong muốn cải cách và sự đa dạng về các ý kiến trong nội bộ của các lục địa..

Gần 200 trang để bày tỏ sự mong đợi của người Công giáo trên khắp thế giới. Các báo cáo của bảy lục địa đã được xem xét trong một tuần, từ ngày 12-19/4/2023, bởi các thần học gia được quy tụ tại Rôma bởi ban tổng thư ký của THĐ. Mục đích của họ là gì ? Tìm hiểu về những kết quả của tiến trình tham khảo ý kiến trong khuôn khổ THĐ về tương lai của Giáo hội mà Rôma phát động.

Đối với các chuyên viên này, nó hệ tại xem xét các bản văn được chuẩn bị bởi các giám mục và giáo dân từ khắp nơi trên thế giới, trong những tháng vừa qua, ở các hội đồng cấp lục địa hay cấp vùng.

Do đó, bảy báo cáo này chứa đựng những gì, từ đó Rôma hiện đang soạn thảo cho Tài liệu làm việc (Instrumentum laboris), văn kiện sẽ được dùng để tổ chức nhiệm vụ của Hội nghị Thượng hội đồng vào tháng Mười, và sẽ được công bố vào tháng Năm ? Trước tiên, đó là ước muốn cải cách Giáo hội vốn được diễn tả qua những dòng này. Một cuộc cách cách dường như cần thiết để trả lời cho các xã hội có điểm chung là bị ảnh hưởng bởi một hình thức tục hóa, sự biến đổi khí hậu và cả bởi bạo lực và chiến tranh.

Quan tâm đến « những người bên lề »

Như thế, mỗi lục địa xác định được « những căng thẳng » mà Giáo hội phải đối diện, ngay cả bên trong mình. Trong số bảy căng thẳng được châu Âu xác định, chẳng hạn chúng ta thấy có phụng vụ, sự ăn khớp giữa Giáo hội phẩm trật và Giáo hội hiệp hành, giữa toàn cầu và địa phương. Cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục và chất vấn về tính khả tín của tiếng nói của Giáo hội cũng được trích dẫn, như ở Bắc Mỹ. Chủ đề bao hàm « những người bên lề » cũng rất phổ biến, nhưng việc xác định họ cũng khác nhau tùy theo các lục địa : những người đồng tính ở châu Âu, người đa thê ở châu Phi và châu Đại Dương, nữ giới và giới trẻ khắp nơi trên thế giới.

Trong số « những căng thẳng » này, người ta cũng đặc biệt ghi nhận sự cân bằng giữa « lòng thương xót » « chân lý ». « Giới trẻ muốn một Giáo hội gần gũi với mọi người, kể cả những người ở bên lề, cởi mở với các vấn đề của những người ly thân và tái hôn, những người LGBTQIA+. Nhưng họ cũng muốn Giáo hội nói rõ rằng không phải mọi thứ đều có thể được chấp nhận ! Do đó, Giáo hội phải lắng nghe, nhưng cũng nói lên tất cả sự  thật với lòng yêu thương thật nhiều ! ».

Thêm không gian cho nữ giới

Vai trò của nữ giới cũng là một trong những vấn đề trọng tâm của các suy tư này. Ở khắp nơi, trong các báo cáo có mong muốn trao cho họ thêm trách nhiệm, và làm sao để họ có thể tham gia vào các tiến trình quyết định. Khi các phương tiên được đề xuất trả lời cho vấn đề này, thì chúng khác nhau: các tác giả của bản báo cáo của Trung Đông yêu cầu “suy nghĩ nghiêm túc” về chức phó tế cho nữ giới, một số thành viên của châu Đại Dương đề nghị phong chức linh mục cho họ.

Đối diện với những căng thẳng này, người Công giáo trên khắp thế giới xác định “những ưu tiên”, nhưng rất thay đổi tùy theo các lục địa. Chẳng hạn, ở châu Phi, các tác giả của bản báo cáo khuyến nghị chống lại “chủ nghĩa thực dân kinh tế”, hay ở Nam Mỹ, khi họ muốn làm mới lại “chọn lựa ưu tiên cho người nghèo”. Chủ đề về “hội nhập văn hóa của phụng vụ”, do đó thích ứng phụng vụ với những nhạy cảm địa phương, đặc biệt hiện diện ở châu Phi và châu Đại Dương.

Qua các báo cáo này, lần đầu tiên một cách công khai, Giáo hội dường như đảm nhận – ít nhất là trên quy mô như vậy – những khác biệt thực sự trong nội bộ. Chẳng hạn, những nhận xét này trong báo cáo của châu Âu của phái đoàn Albania, vốn lo sợ rằng “một cuộc cải cách không thích hợp của Giáo hội sẽ làm giảm đi sứ điệp của Tin Mừng”. “Chúng tôi nghĩ rằng việc Giáo hội thích nghi với “thế giới” để không cảm thấy bị coi là “lỗi thời” là không đúng”, người ta có thể đọc thấy trong báo của được soạn thảo ở Praha.

Nữ tu Nathalie Becquart, phó thư ký của Thượng hội đồng, ghi nhận vào hôm 20/4/2023 rằng “chúng ta ta không chỉ ở trong một thế giới đa cực mà còn ở trong một Giáo hội đa cực”.

———————————–

Các giai đoạn tiếp theo của Thượng hội đồng

Được khởi động vào tháng 10/2021, THĐ về tính hiệp hành sẽ kết thúc tại Rôma vào tháng 10/2024.

Một giai đoạn thực địa đầu tiên đã diễn ra vào tháng 4/2022, với việc gởi các phần đóng góp quốc gia của các HĐGM trên toàn thế giới đến Rôma, nơi đã đưa ra bản tổng hợp.

Tiếp đến, nó được tranh luận bởi các hội đồng giáo hội, được thành lập thành bảy khu vực địa lý, vốn đưa ra bảy văn kiện làm cơ sở cho “Tài liệu làm việc” cho giai đoạn tiếp đến của THĐ ở Rôma, vào tháng 10/2023, trước phiên họp thứ hai ở Rôma vào tháng 10/2024.

Các kết luận sẽ là đối tượng của một tông huấn hậu THĐ của Đức Thánh Cha Phanxicô.

——————————

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31