TIẾNG KÊU CỦA VÙNG AMAZON ĐÃ ĐƯỢC LẮNG NGHE Ở THƯỢNG HỘI ĐỒNG
Các báo cáo của các nhóm ngôn ngữ của Thượng hội đồng vùng Amazon đề cập các vấn đề sinh thái và hội nhập văn hóa của đức tin ở vùng Amazon. Các đề nghị, vốn sẽ được dùng soạn thảo văn kiện chung kết, hướng nhiều về việc phong chức cho các người nam đã có vợ (viri probati) và việc thành lập các thừa tác vụ giáo dân mới.
Việc đọc các bản báo cáo của các nhóm làm việc của Thượng hội đồng cho thấy điều chắc chắn : những tiếng kêu của vùng Amazon đã được lắng nghe ở Rôma ! Được công bố ngày 18/10 ở Vatican sau khi đã được giới thiệu tối hôm trước trong văn phòng của Thượng hội đồng, các bản văn quả thật đã được ghi dấu bởi những nổi thống khổ và những khó khăn của các cộng đồng vùng Amazon nhiều lần được diễn tả trong suốt các cuộc tranh luận.
Theo cách thức của mình, mỗi nhóm trong 12 nhóm ngôn ngữ đã cho vang vọng lại về « những khai thác cướp bóc các nguồn tài nguyên thiên nhiên », những quyền của các dân tộc bản địa bị chà đạp và những bạo lực chống lại những ai bảo vệ chúng.
Nhiều nhóm cũng đã nhấn mạnh đến những khó khăn gắn liền với việc đô thị hóa nhanh chóng của vùng này và sự cần thiết có một nền mục vụ độ thị, chủ đề ít được khai triển trong văn kiện làm việc, hay về vấn đề di dân mà vùng Amazon không thoát khỏi, cũng như Đức cha Mário Da Silva, chủ tịch Hội đồng Giám mục Braxin, giải thích, giáo phận Roraima đón tiếp nhiều người tị nạn đến từ nước Venezuela láng giềng.
Đồng thuận về khái niệm « nền sinh thái toàn diện »
Đối diện với những khó khăn to lớn của vùng Amazon và với nhiều nguyên nhân của chúng, các nhóm đã đồng thuận rộng rãi về khái niệm « nền sinh thái toàn diện », được đưa ra bởi Đức Bênêđíctô XVI và được Đức Phanxicô khai triển trong thông điệp Laudato si’.
Một nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha mời gọi « tìm kiếm một cuộc hoán cải sinh thái, cho một nếp sống mới đơn sơ, không phô trương, tiết độ, biết săn sóc, chú ý, không lãng phí, tránh vứt bỏ đồ vật và con người, quảng đại và cảm hứng từ thánh Phanxicô Asidi », trong khi một nhóm khác mời gọi « bao gồm trong thần học luân lý việc tôn trọng ngôi nhà chung và các tội sinh thái bằng cách xem xét lại các thủ bản và các nghi thức của bí tích sám hối ».
Các nhóm khác cũng kêu gọi Giáo hội thăng tiến cách chủ động hơn các hình thức khác nhau của việc phát triển kinh tế – nhất là nông lâm nghiệp và sinh thái học nông nghiệp – tương hợp với văn hóa của các dân tộc bản địa, tôn trọng hơn công trình Tạo dựng.
Như trong văn kiện làm việc, vấn đề Giáo hội tôn trọng các nền văn hóa bản địa đã ngang qua suy tư của các nhóm họp ngôn ngữ. « Chúng ta phải phần biệt Giáo hội « duy bản địa » (indigéniste), vốn xem các người dân bản địa như là điểm đến thụ động của việc mục vụ, và Giáo hội « bản địa » vốn hiểu họ như là những tác nhân của chính kinh nghiệm về đức tin », nhóm tiếng ý mời gọi. Một nhóm khác nhấn mạnh : « Vũ trụ quan của vùng Amazon có nhiều điều để dạy cho thế giới Tây phương vốn bị thống trị bởi kỹ thuật, thường nhất là nhằm phục vụ cho « ngẫu tượng tiền bạc ».
Trong nhãn quan này về việc tôn trọng các nền văn hóa, nhiều cuộc họp đã làm nổi bật sự cần thiết các nền phụng vụ được hội nhập văn hóa hơn và việc quan tâm đến các nghi lễ vùng Amazon trong việc cử hành đức tin.
Đa số các Nghị Phụ ủng hộ việc phong chức linh mục cho các « viri probati »
Liên quan đến thừa tác vụ chức thánh, ba phần tư các Nghị Phụ ủng hộ việc phong chức linh mục cho các « viri probati » (những người nam đã có vợ và được chứng thực có đời sống tốt lành, xứng đáng), để đáp ứng cho các nhu cầu nhức nhối của các cộng đoàn mà chỉ lãnh nhận bí tích Thánh Thể một hay hai lần trong một năm.
Nếu các nhóm thảo luận tỏ ra thận trọng hơn, làm nổi bật các tiếng nói bất đồng (nhất là tiếng nói của các Giám mục Châu Phi) hay mời gọi có một sự suy tư ở cấp độ của một Thượng hội đồng của toàn thể Giáo hội, thì nhóm nói tiếng Ý, mà vị điều phối là Đức Hồng y Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đi đến chỗ đề nghị « một nghi lễ của vùng Amazon » diễn tả « gia sản phụng vụ, thần học, kỷ luật và tâm linh » riêng cho các dân tộc vùng Amazon.
Nhưng suy tư của Thượng hội đồng được thể hiện cũng rất rộng rãi về các thừa tác vụ giáo dân, đa số các nhóm thảo luận nhìn nhận rằng các thừa tác vụ này cũng phải được mở ra cho người nam và người nữ. Hai trong số họ thậm chí yêu cầu xem xét lại tự sắc « Ministeria quaedam » của Đức Phaolô VI dành riêng cho người nam thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ.
Rộng rãi hơn nữa, một nhóm nói tiếng Tây Ban Nha kêu gọi cần có « một tính thừa tác đa dạng hóa » vì « những nhu cầu cần thiết của địa phương cho thấy một sự đa dạng to lớn các việc phục vụ vốn có thể được thiết lập sau một sự phân định giữa lòng cộng đồng Giáo hội ».
Một nhóm nói tiếng Tây Ban Nha khác liệt kê các thừa tác vụ « hòa giải, đọc sách, thừa tác vụ Lời Chúa, thông dịch, giáo lý viên, linh hoạt cộng đoàn, đặc trách bái ái, thừa tác viên cho rước lễ, trừ quỷ-chữa bệnh, tường thuật, gìn giữ ngôi nhà chung », đang khi một nhóm khác dừng lại ở « thừa tác vụ săn sóc ngôi nhà chung » này hay một nhóm nói tiếng Ý mô tả « một thừa tác vụ phối hợp các cộng đoàn » mà nhóm nhấn mạnh đến đặc tính tập thể « để tránh việc cá nhân hóa ». Đa số các Nghị Phụ dừng lại ở vai trò đặc biệt của phụ nữ mà Thượng hội đồng cho thấy tầm quan trọng mấu chốt trong Giáo hội vùng Amazon.
Thiết lập chức phó tế nữ giới
Nếu một nhóm « đề nghị thiết lập một thừa tác vụ chính thức của phụ nữ trong Giáo hội, thúc đẩy và ủng hộ một sự tham dự vào việc lãnh đạo của Giáo hội mà không đòi hỏi bí tích truyền chức thánh », thì sáu nhóm khác yêu cầu thiết lập chức phó tế nữ giới, và một nhóm đề nghị tổ chức một Thượng hội đồng về nữ giới.
Như Paolo Ruffini, phát ngôn viên của Thượng hội đồng, đã giải thích, những đề nghị này sẽ được dùng để soạn thảo văn kiện chung kết, « mà sẽ được đệ trình lên Đức Giáo hoàng phân định ». Nhưng Đức Cha Da Silva lưu ý: « Chúng vẫn chưa được phê chuẩn. Chúng có thể không được giữ lại những sẽ phải được lắng nghe và lưu tâm ».
Tý Linh (theo nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH