TÍNH HIỆP HÀNH VÀ ĐỐI THOẠI ĐẠI KẾT: MỘT CON ĐƯỜNG DUY NHẤT

Written by xbvn on Tháng Mười 11th, 2024. Posted in Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Cuộc họp báo vào thứ Năm ngày 10/10/2024 về công việc của đại hội Thượng hội đồng về tính hiệp hành đã tập trung vào chủ đề hiệp nhất Kitô giáo. ĐHY Koch, Giáo trưởng Chính thống giáo Job, Đức Giám mục Anh giáo Warner và bà Mục sư Graber của giáo hội Mennonite là khách mời tại cuộc họp. Ngày mai, một buổi cầu nguyện đại kết với cộng đồng Taizé sẽ diễn ra tại Vatican.

Lời khuyến khích về sự sáng tạo và “desborde” – “sự tràn trề” trong tiếng Tây Ban Nha – đã đến với các thành viên Thượng Hội đồng vào sáng thứ Năm từ tường trình viên đặc biệt, Cha Giacomo Costa, theo chỉ thị của Ban tổng thư ký. Điều này đã được thông báo bởi Paolo Ruffini, Tổng trưởng Bộ Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban Thông tin của Thượng Hội đồng, người đã phát biểu vào Thứ Năm, ngày 10 tháng 10 tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cùng với Sheila Peres, thư ký của Ủy ban, trong cuộc họp báo truyền thống, được điều hành bởi bà phó giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray.

Các báo cáo kết thúc do các nhóm gửi

Công việc của Thượng Hội đồng sáng thứ Năm tuần này, trong đó có 342 thành viên tham gia, diễn ra đặc biệt trong các nhóm nhỏ, không có các bài tham luận tự do, và các báo cáo kết luận của phương thức làm việc thứ hai đã được đệ trình. Vả lại, Paolo Ruffini nhấn mạnh, “một số chỉ dẫn về phương pháp luận” đã được đưa ra trong phần khai mạc, với “sự khuyến khích về sự sáng tạo và “sự tràn trề””. Một từ được sử dụng trong tiếng Tây Ban Nha là “desborde”, và tương ứng với từ “được Đức Giáo hoàng sử dụng trong Tông huấn Querida Amazonia” và cũng được chính Đức Phanxicô nói với “công việc của Thượng hội đồng về Amazon ở 2019”. Theo tường trình của Paolo Ruffini, mong muốn, đó là có một “desborde” luôn luôn lớn hơn nữa, một sự tràn trề “bắt nguồn từ một sự lay động sâu xa, từ một khao khát sống động”.

Buổi chiều được tiếp tục với công việc chia sẻ và phân định phần thứ ba của Tài liệu Làm việc, phần “Những con đường”, được Sheila Peres minh họa trong bài phát biểu của mình, trước đó là giây phút cầu nguyện và suy niệm của Đức Hồng y tương lai Timothy Radcliffe, và phần giới thiệu phần làm việc của Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, tổng tường trình viên.

Trao đổi các ân huệ cho nhau

Cuộc họp báo tập trung vào đối thoại đại kết, một yếu tố hình thành nên một cặp đôi không thể tách rời với tính hiệp hành. Đến mức Đức Hồng y Kurt Koch, Tổng trưởng Bộ Cổ võ Sự Hiệp nhất Kitô hữu, đã tóm tắt: “Con đường hiệp hành mang tính đại kết. Và con đường đại kết chỉ có thể là hiệp hành”. Xác định chiều kích đại kết như là “một trong những khía cạnh quan trọng nhất của Thượng hội đồng này”, Đức Hồng y nêu rõ tầm quan trọng của nó, cả trong thành phần thượng hội đồng lẫn thành phần đại kết, “việc trao đổi các ân huệ, trong đó chúng ta học hỏi lẫn nhau, với niềm xác tín rằng không có Giáo hội nào phong phú đến mức không cần sự đóng góp của các Giáo hội khác và không có Giáo hội nào nghèo nàn đến mức không thể đóng góp được gì”.

Sự thánh thiện là con đường chắc chắn nhất dẫn tới sự hiệp nhất

Vị Tổng trưởng nhân cơ hội này đã nhấn mạnh rằng sự hiện diện của các đại biểu huynh đệ tại khóa họp này có ý nghĩa hơn so với khóa họp trước và đảm bảo sự tham gia của họ vào buổi cầu nguyện đại kết được lên kế hoạch vào thứ Sáu, ngày 11 tháng 10, với sự cộng tác của Taizé. Hai văn bản Công đồng kỷ niệm 60 năm này sẽ truyền cảm hứng cầu nguyện: hiến chế tín lý Lumen Gentium và sắc lệnh về đại kết Unitatis Redentegratio. Địa điểm được chọn cho cuộc gặp gỡ này, nơi thu hút đại diện của các niềm tin Kitô giáo khác nhau – quảng trường Protomartiri Romani (các vị tử đạo tiên khởi của Rôma) – ở Vatican không phải là ngẫu nhiên. Đức Hồng Y Koch kết luận : “Đây là nơi truyền thống xác định cuộc tử đạo của Thánh Phêrô. Để nhắc nhở chúng ta rằng sự thánh thiện là con đường chắc chắn nhất dẫn đến sự hiệp nhất.”

Trong đối thoại, không có “thỏa hiệp” nhưng có những nền tảng cho sự hiệp nhất Kitô hữu

Tiếp đó, người đầu tiên trong số ba đại biểu huynh đệ tại cuộc họp báo là  ngài Job, Giáo trưởng của Pisidia và đồng chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp Quốc tế về Đối thoại Thần học giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính thống, đã phát biểu bằng tiếng Pháp. Về các vấn đề như quyền tối thượng, tính hiệp hành, các thừa tác vụ và sự hòa giải, cuộc đối thoại giữa Chính thống giáo và Công giáo – ngài nói – “là một cuộc đối thoại song phương vốn được theo đuổi từ 20 năm qua với lợi ích, không chỉ mang chúng ta đến gần nhau hơn và hòa giải chúng ta hơn, mà còn bởi vì nó có thể sinh hoa trái trong đời sống nội bộ của mỗi Giáo hội.”

Về vấn đề này, ngài đã đề cập đến tài liệu gần đây của Bộ Cổ võ Hiệp nhất Kitô hữu, “Giám mục Rôma”: điều gây ấn tượng với ngài trong ấn phẩm này, “đó là sự đồng nhất của tất cả những cuộc đối thoại này. Điều này có nghĩa là chúng ta không chỉ tìm kiếm một “sự thỏa hiệp” giữa các Giáo hội, nhưng chúng ta còn đang đặt nền móng cho một cuộc sống chung trong sự hiệp nhất Kitô hữu”.

Một không gian được bảo vệ, nơi chúng ta mở lòng với nhau

Ngài Martin Warner, Giám mục của Chichester và đồng chủ tịch cảu English-Welsh Anglican-Roman Catholic Committee, tập trung vào giá trị của kinh nghiệm quan hệ, vốn tạo nên sự khác biệt chính với các thượng hội đồng của Giáo hội Anh. Ngài lưu ý : từ khi vị giáo chủ Anh giáo lúc bấy giờ là Michael Ramsey đã nhận được chiếc nhẫn giám mục từ Đức Phaolô VI, nên “chúng ta có thể nhìn nhau, nhận ra những khác biệt nhưng cũng nhận ra tầm quan trọng của việc trao đổi các ân huệ để phát triển trong những kinh nghiệm tương ứng của chúng ta”. Không giống như các khóa họp thượng hội đồng Anh giáo, các khóa họp thượng hội đồng Công giáo được đặc trưng bởi sự cầu nguyện và sự im lặng, và trên hết “không mang tính lập pháp”: điều này, theo Đức Giám mục Warner, đảm bảo “một không gian được bảo vệ, nơi chúng ta có thể mở lòng với nhau, trong cuộc trò chuyện của Thánh Thần, để nhìn với sự sáng tạo và lòng can đảm những thách thức của thế kỷ này.”

Mỗi tiếng nói đều có giá trị

Cuối cùng, Bà Mục sư Anne-Cathy Graber, mục sư của Hội đồng Mennonite Thế giới và thư ký về quan hệ đại kết, lần đầu tiên có mặt tại Thượng hội đồng, cho biết bà “ngạc nhiên trước lời mời”, bởi vì bà thuộc về một Giáo hội “ít được biết đến”, xuất thân cuộc Cải cách vào thế kỷ XVIvà được đặc trưng bởi bí tích rửa tội của các tín hữu và sự bất bạo động tích cực. “Giáo hội Công giáo không cần tiếng nói của chúng tôi, vốn là một thiểu số rất nhỏ, nhưng điều đó nói rất nhiều về tính hiệp hành, điều đó cho thấy rằng mỗi tiếng nói đều có giá trị, mỗi tiếng nói đều quan trọng”.

Đối với bà mục sư Graber, “Sự hiệp nhất Kitô hữu không chỉ là lời hứa hẹn cho ngày mai, nó còn ở đây và bây giờ, chúng ta đã có thể thấy điều đó rồi. Chúng ta không chỉ là những người lân cận, chúng ta thuộc về cùng một thân thể của Chúa Kitô, chúng ta là chi thể của nhau, như Thánh Phaolô đã nói.” Mặc dù không quyền bỏ phiếu với tư cách là đại biểu huynh đệ, “tiếng nói và sự hiện diện của chúng tôi vẫn được hoan nghênh như của tất cả những người khác”. Phẩm giá bình đẳng của phép rửa được thể hiện rõ ràng. Không có Giáo hội quyền lực nào cai trị từ trên cao. “Tất cả chúng ta đều là một dân tộc cùng nhau bước đi và tìm kiếm.”

Đối thoại đại kết không bị khủng hoảng

Khóa họp các vấn đề đề cập cách đặc biệt đến các chủ đề về các mối quan hệ trong cuộc đối thoại đại kết và giữa quyền tối thượng của Giám mục Rôma và tính hiệp hành. Đức Hồng y Koch giải thích, điều này “cho thấy rằng không có cuộc khủng hoảng nào về đối thoại đại kết, nhưng có nhiều thách thức mà nó phải đối mặt”. Ngài tiếp tục trả lời báo chí rằng đúng là “có một tình huống đáng buồn, cũng do lời nói của Thượng phụ Mátxcơva và người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga Kirill gây ra, đã gây ra sự rạn nứt với Constantinople, nhưng cần thiết phải phân biệt các lập trường này với con đường đang diễn ra”. Trên thực tế, ngài nhắc lại, “có một ủy ban chung, trong đó có 15 Giáo hội Chính thống tham gia, đang tiếp tục công việc của mình: điều này có nghĩa là cuộc đối thoại tiếp tục với hy vọng tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn, cũng với hy vọng cùng nhau chuẩn bị một đại hội toàn thể”.

Tầm quan trọng của những cử chỉ nhỏ

Một sự đảm bảo cũng được Đức Giáo trưởng của Pisidia nhấn mạnh : “Giáo hội của Chúa Kitô vẫn đứng vững, bất chấp quan điểm chính trị do Kirill bày tỏ, bởi vì cuộc đối thoại thần học tiếp tục đặt những nền móng vững chắc”. “Phong trào hiện nay là một phong trào, không có sự dừng lại trong cuộc hành trình của chúng ta,” Đức Hồng y Koch nói thêm: “Phong trào đại kết được thực hiện chính xác bằng cách cùng nhau bước đi, cùng nhau cầu nguyện, bằng cách cộng tác cùng nhau”. Ngài kết luận về điểm này, chính Chúa Giêsu không ra lệnh cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu, nhưng cầu nguyện cho sự hiệp nhất: chúng ta có thể làm gì tốt hơn nếu không cầu nguyện để nó được thực hiện như một ân huệ của Chúa Thánh Thần? Mục sư Graber nói, có lẽ “điều người ta đang chờ đợi, đó là những cử chỉ biểu tượng hòa giải nhỏ, vẫn đang còn thiếu”.

Về mối quan hệ giữa quyền tối thượng của Phêrô và tính hiệp hành, Đức Hồng y Koch nêu rõ rằng “chúng ta có thể khẳng định rằng tính hiệp hành và quyền tối thượng không đối lập nhau, trái lại: cái này không tồn tại nếu không có cái kia và ngược lại”, thêm rằng “quyền tối thượng không phải là sự đối lập, mà là cơ hội để thảo luận và tìm ra một điểm gặp gỡ”.

Sự hiếu khách của các bí tích, một vấn đề cần đào sâu

Về vấn đề hiếu khách của các bí tích, người ta nhắc lại rằng Đức Thánh Cha đã thành lập một nhóm làm việc đặc biệt, và “chưa có cùng một tầm nhìn về Giáo hội và các bí tích trong cuộc đối thoại giữa các Giáo hội phương Tây”. Đức Giáo trưởng Job nói, chúng tôi hy vọng rằng “có thể đạt được một ngày lễ Phục sinh duy nhất giữa những các Kitô hữu và Chính thống giáo, nhưng hiện tại đó chỉ là một mong muốn”.

Liên quan đến các thừa tác vụ cho nữ giới, Tổng trưởng Bộ Cổ vũ Hiệp nhất Kitô hữu đã nhấn mạnh “sự tế nhị của chủ đề, theo đó Đức Thánh Cha đã thành lập 10 nhóm làm việc, nhưng theo đó Bộ Giáo lý đức tin cũng đã làm việc được một thời gian: hai ủy ban nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận rõ ràng, một dấu hiệu cho thấy cần phải đào sâu vấn đề. Do đó, điều quan trọng ở đây là kết hợp niềm đam mê để hỏi với sự kiên nhẫn để nghiên cứu”.

Tý Linh

(theo Roberto Paglialonga và Lorena Leonardi – Vatican News)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31