TÔN TRỌNG SỰ SỐNG CON NGƯỜI?
Thông cáo báo chí
Thứ Tư ngày 5 tháng 12 năm 2012
Tin quan trọng
Tối hôm qua Thượng viện Pháp đã thông qua dự luật nhắm đến việc thiết lập một cơ chế cho phép thực hiện sự nghiên cứu trên phôi thai và trên những tế bào gốc của phôi thai. Vậy mà, điều khoản 46 của luật đạo đức sinh học năm 2011 đã dự kiến rằng: “Mọi dự thảo cải cách liên quan đến những vấn đề đạo đức và những vấn đề xã hội do sự tiến bộ về mặt hiểu biết đặt ra trong lĩnh vực sinh học, y học và sức khỏe đòi hỏi trước đó phải có một cuộc tranh luận công khai dưới hình thức quốc hội. Đức Cha d’Ornellas, người đã nhân danh Giáo Hội Pháp thực hiện cuộc đối thoại chất lượng như chúng ta biết, đồng thời phác thảo bộ luật năm 2011, đã bày tỏ quan điểm trong thông cáo đính kèm dưới đây nhân danh Hội Đồng Giám Mục Pháp. Cảm ơn truyền tiếp thông tin này.
Giám mục PODVIN
Phát ngôn viên của HĐGM Pháp
Tôn trọng sự sống con người?
“Quý vị muốn bảo vệ sự sống trong những điều kiện mà, đối với chúng tôi, xem ra trái ngược với chính bản chất của sự sống”. Tuy nhiên, khi tuyên bố câu này, thượng nghị sĩ Jacques Mézard, (người muốn pháp luật cho phép thực hiện việc nghiên cứu trên phôi thai người) đã nói lên tính nghiêm trọng của vấn đề dự thảo luật mà Thượng viện đã chấp thuận vào tối qua.
Sự sống của phôi thai người có đáng để được bảo vệ hay không? Có hay không? Thượng viện đã trả lời không. Ý thức rằng đó là một “sự vi phạm đến con người”, thế nhưng Thượng viện đã bỏ phiếu cho phép nghiên cứu trên phôi thai người, bằng nguyên tắc chứ không còn chỉ bằng ngoại lệ nữa. Lý do được viện dẫn thật nguy hiểm: sự lạc hậu của nước Pháp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Có đúng là sự tiến bộ của việc nghiên cứu khoa học của nước Pháp phụ thuộc vào sự cho phép này hay không?
Phôi thai người có quyền được bảo vệ. Châu Âu yêu cầu rằng việc bảo vệ phôi thai phải được đảm bảo hết sức có thể. Luật pháp hiện hành của nước Pháp của chúng ta tự hào khi duy trì sự tôn trọng con người “ngay từ lúc sự sống của nó bắt đầu”, mặc dù không phải là chúng ta không biết đến những tình huống khó khăn. Nước Pháp có thể tự hào về sự tôn trọng này. Chúng tôi ước mong rằng nước Pháp tiếp tục gìn giữ sự tự hào ấy!
Thượng viện đã đặt vấn đề về sự tôn trọng này. Đó là điều gây sốc. Và một sự thay đổi như thế đã được thực hiện mà không có đến một cuộc tranh luận thực sự diễn ra. Tuy nhiên, luật đạo đức sinh học ban hành tháng 7 năm 2011 lại đòi hỏi phải có cuộc tranh luận này. Thượng viện đã không cho điều đó là hữu ích. Tại sao lại sợ cuộc tranh luận kêu gọi tới cái nhìn toàn diện rộng lớn của triết học và khoa học chứ? Nước Đức vẫn duy trì lệnh cấm nghiên cứu trên phôi thai người. Có phải nước Đức chính là nước sẽ tiến bộ trong sự tôn trọng dành cho con người không?
Sự bỏ phiếu thông qua của Thượng viện còn gây sốc hơn khi mà, trong các cuộc thử nghiệm đối với những dược phẩm mới, cộng đồng khoa học quốc tế từ nay dành ưu tiên cho những tế bào gốc tái lập trình do các nhà Nobel Gurdon và Yamanaka khám phá ra. Đúng như nhà sinh học thần kinh Alain Privat đã viết, việc chấp thuận một quy định mà trên nguyên tắc cho phép thử nghiệm trên phôi thai người “sẽ gửi tới cho thế giới một thông điệp tiêu cực về đạo đức và một thông điệp khoa học lỗi thời”.
Pierre d’ORNELLAS
Tổng giám mục Giáo phận Rennes
F.X. Nguyễn Hoàng Vũ chuyển ngữ
Tags: Nhân-phẩm
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ