TRANH LUẬN PHÁP LÝ VỚI TÒA THÁNH Ở ỦY BAN LIÊN HIỆP QUỐC CHỐNG TRA TẤN
Phái đoàn Vatican ở Genève đã đưa ra các con số rõ ràng về việc truy tố đối với các linh mục bị cáo buộc lạm dụng tính dục.
Các kết luận của Ủy ban LHQ phải quân bình hơn
Các thông số rõ ràng, những lập luận pháp lý sắc sảo, đáp trả lại những tấn công có tính ý thức hệ…hai ngày thẩm vấn của Tòa Thánh trước Ủy ban chống tra tấn của LHQ ở Genève (5-6/5/2014) đã là một thời gian trao đổi khó khăn, đặc biệt liên quan đến cáo buộc lạm dụng tính dục.
Phái đoàn Vatican, do Đức cha Silvano Tomasi dẫn đầu, đã bị chất vấn trong khuôn khổ giám sát việc tôn trọng Công ước chống tra tấn của LHQ, mà Vatican ký kết năm 2002.
Hai cuộc tranh luận pháp lý nổi bật trong buổi thẩm vấn này. Cuộc tranh luận đầu tiên, như lần thẩm vấn vào tháng Giêng trước Ủy ban quyền trẻ em của LHQ, liên quan đến việc mở rộng trách nhiệm pháp lý của Tòa Thánh. Theo lời giải thích của Đức cha Tomasi trên Radio Vatican, Tòa Thánh nhắm giới hạn nó chỉ trong lãnh thổ của Thành Vatican, còn trên bình diện Giáo Hội phổ quát, Tòa Thánh chỉ có « trách nhiệm mục vụ ».
Nhưng việc đề phòng không can thiệp vào quyền tài phán của các quốc gia lại không thuyết phục tường trình viên của Ủy ban LHQ là luật gia Felice Gaer. Bà Gaer lập luận rằng tất cả các vị đại diện và công chức của một Nhà Nước dù ở bên ngoài lãnh thổ của đất nước đều chịu luật pháp của nước mình. Tuy nhiên, theo Đức cha Tomasi, trên quan điểm pháp lý, lập luận như thế là không chính xác, vì cần phân biệt trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm mục vụ hay tôn giáo.
Cuộc tranh luận khác liên quan đến việc mở rộng khái niệm tra tấn và những đối xử phi nhân trong công ước của LHQ.
Đối với 10 chuyên viên của Ủy ban chống tra tấn của LHQ, việc tra tấn cũng có thể liên quan đến các tội ấu dâm. Một diễn đàn của hai luật sư người Mỹ, được phổ biến hôm 5/5 trên nhật báo Wall Street, trái lại cho rằng, theo quan điểm pháp lý, việc lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên không thể được đồng hóa với việc tra tấn như trong Công ước của LHQ.
3420 cáo buộc đáng tin từ năm 2004 đến 2013
Trong suốt buổi thẩm vấn, Tòa Thánh đã phải chứng minh chi tiết cuộc đấu tranh của mình chống lại các lạm dụng tính dục của các linh mục, trong khi bản báo cáo 25 trang được nộp cho Ủy ban trước đó không được ám chỉ đến.
Trả lời cho những yêu cầu rõ ràng từ phía bà tường trình viên, Đức cha Tomasi đã gợi lên nhiều cáo buộc đáng tin chống lại các linh mục ấu dâm được gởi đến cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, từ 2004 đến 2013, tổng cộng 3420 trường hợp.
Những trường hợp này đặc biệt liên quan đến các sự việc lên đến những năm 1960, 1970 và 1980. Đức Cha cũng cho biết con số các linh mục bị cho hồi tục trong cùng giai đoạn này (848 vị) và những vị khác bị áp dụng những biện pháp kỷ luật khác (2572 vị).
« Những dữ liệu này, việc xem xét lại luật hình sự của Vatican sáp nhập Công ước chống tra tấn của LHQ và việc thành lập Ủy ban mới của Tòa Thánh bảo vệ trẻ em phải dẫn Ủy ban chống tra tấn có những kết luận, với những phê bình gay gắt, nhưng quân bình hơn và trình bày tốt hơn những kết luận của Ủy ban quyền trẻ em », Alessandra Aula, Tổng thư ký của Văn phòng quốc tế trẻ em Công giáo (Bice), nhận định.
« Những kết luận sẽ nghiêm khắc nhưng chắc chắn ít gay gắt hơn những kết luận của Ủy ban quyền trẻ em », một nguồn tin Vatican xác nhận, đánh giá cao sự chủ tọa hai ngày thẩm vấn bởi Claudio Grossman : « Ủy ban của ông ta không muốn bị cáo buộc phán xét bất công ».
Việc phá thai cũng được đặt ra
Cuộc trao đổi của hai phía cũng « lệch hướng » sang việc phá thai. Đang khi Ủy ban chống tra tấn của LHQ « méo mó nghề nghiệp » đồng hóa việc khước từ thực hành này từ phía Giáo Hội với một hình thức tra tấn đối với phụ nữ, phá thai trong những điều kiện bấp bênh, thì Đức cha Tomasi đã làm cho họ câm họng bằng việc đáp trả ngay rằng việc phá thai là một tra tấn đối với các trẻ em chưa sinh ra.
Ngài đặc biệt trích dẫn các trường hợp phá thai rất muộn, ở Canada, đến nỗi họ đã đi tới việc cắt bỏ tứ chi của 622 bào thai, trong khoảng từ năm 2000 đến 2011. Đức Cha cũng đã bênh vực cho quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến việc Giáo Hội lên án phá thai.
Cuộc thẩm vấn càng cho thấy rõ hơn rằng Ủy ban LHQ này chỉ dựa trên “chân lý nằm ở miệng tao” đầy tính ý thức hệ, chứ không theo những nguyên tắc luân lý khách quan nào. Đó là lý do tại sao cần phải cải tổ LHQ !
Những kết luận của Ủy ban chống tra tấn sẽ được đưa ra ngày 23/5, trong khi vào ngày 9/5/2014, tại Vatican Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp kiến Tổng thư ký của LHQ, ông Ban Ki-moon.
Tý Linh
theo Sébastien Maillard, La Croix
Tags: Nhân quyền, Nhân-phẩm
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV