Trích một trang từ sách SỨC MẠNH CỦA ƠN GỌI
CẢNH GIÁC ĐỐI VỚI TÍNH THẾ TỤC
-Đức thánh cha đã nói về những dạng khác nhau của tính thế tục thiêng liêng. Đây là điều luôn luôn rập rình đờisống thánh hiến. Nó có phải là một nguy cơ thực sự trong đời sống thánh hiến không?
Nhà thần học Henri de Lubac nói về chuyện này trong chương cuối của quyển sách Méditation sur l”Église (Suy niệm về Giáo hội). Thật ra, thành ngữ này không do ngài tạo ra. Ngài đã mượn nó từ Dom Vonier, một tu sĩ Biển Đức người Đức, Viện phụ của một đan viện ở Anh trong ba mươi năm. Đây là một thành ngữ tổng hợp rất tốt điều mà tôi coi là một trong những cám dỗ lớn nhất của Giáo hội, cùng với tinh thần giáo sĩ trị. Hai cám dỗ này đưa Giáo hội tới chỗ đóng kín lại nơi chính mình, chúng khóa chặt Giáo hội từ bên trong, biến Giáo hội thành một Giáo hội qui chiếu về mình, trở nên mất khả năng sinh sản. Và chính cám dỗ này cũng được thấy trong đời sống thánh hiến.
-Theo nghĩa nào, thưa Đức thánh cha?
Tính thế tục dính chặt vào bạn. Để không đầu hàng nó, cần phải có sự khổ hạnh đáng kể, xuất phát từ tình yêu và từ việc chiêm ngắm Chúa Giêsu. Có những tu sĩ từ trong thâm tâm không biết mình là người thánh hiến hay là giáo dân. Tôi không nói về những dấu hiệu bên ngoài, về cách ăn mặc chẳng hạn. Chuyện đó thì tương đối thôi. Nó còn tùy. Có những linh mục, và cả các giám mục, mặc soutane (áo chùng thâm) nhưng sống đạo đức giả, vì trong sâu xa họ có một trái tim phàm tục. Nhiều giáo sĩ khác ăn mặc đơn giản, không phải y phục của linh mục, và họ có một tình yêu lớn đối với Chúa Giêsu. Tất cả còn tùy. Tôi tin rằng dấu hiệu bên ngoài chắc chắn có ích, nhưng tôi không bám chặt vào đó. Cần phải nhìn từng trường hợp. Người ta có thể mặc áo dòng hay y phục giáo sĩ và đồng thời có đầy tinh thần thế tục.
Hãy cho phép tôi kể một chuyện khác. Vị giám mục từng kể với tôi về các linh mục gay mà ngài khám phá trong giáo phận của mình ấy, ngài cũng kể rằng có lần ngài đi mua một áo sơ mi tại cửa hiệu Euroclero và gặp một linh mục trẻ ở đó, anh ta có lẽ chưa đầy hai mươi lăm tuổi. Linh mục trẻ ấy ngắm nghía các thứ khi rảo khắp cửa hiệu, người ta giới thiệu cho anh ta các thứ. Anh thử món này món khác. Anh đã thử một áo choàng với hai họa tiết bằng bạc lấp lánh, và anh tỉ mỉ ngắm mình trong gương để xem mình trông thế nào… Một linh mục rất trẻ đấy! Vị giám mục nhìn anh ta và không tin vào mắt mình. Tiếp theo, anh ta thử một mũ “saturne”, và vị giám mục đã không thể tin điều đó! Bạn biết đó, linh mục trẻ này, ăn mặc y phục giáo sĩ tươm tất, có thể “thế tục” hơn so với những linh mục khác chỉ mặc sơ mi sơ sài mà thật sự có lòng yêu mến Chúa Giêsu.
Cách đây ít ngày, người ta nói với tôi rằng tôi bị chỉ trích bởi vì tôi đã nói với một nhóm linh mục trẻ làm việc trong lãnh vực đào tạo của Dòng Tên, rằng hồi xưa khi các tu sĩ Dòng Tên đến gặp Giáo hoàng, hay gặp Bề trên Tổng quyền, họ mặc soutane và tấm choàng, và bây giờ thì, tạ ơn Chúa, không còn như vậy nữa! Tôi tin rằng người ta ăn mặc đứng đắn, xứng đáng là đủ. Một áo clergyman đơn sơ là đủ; không cần mặc áo choàng để gặp Giáo hoàng đâu. Một số trong những người lệ thuộc quá đáng vào y phục có thể mang đầy tính thế tục ngay trong những món y phục tươm tất ấy. Tinh thần giáo sĩ trị đôi khi bộc lộ trong những hình thức thế tục này.
Tính thế tục cũng là một vấn đề về các tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn hành động, sống, chiêm niệm… thuộc về thế gian hơn là thuộc về Chúa. Trong thâm sâu, đó là đánh giá mọi sự theo các tiêu chuẩn phàm tục. Hơn nữa, nó ẩn giấu dưới khía cạnh tốt. Nhưng… hãy lưu ý! Chúa Giêsu đã yêu cầu chúng ta rất rõ rằng hãy giữ mình để không thuộc về thế gian. Henri de Lubac nói về tính thế tục thiêng liêng như là một thái độ qui nhân căn bản. Nó thể hiện như thể tách ra khỏi tính thế tục kia, nhưng thực ra, thay vì tìm kiếm vinh quang của Chúa thì nó tìm kiếm vinh quang nhân loại. Hãy nhớ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Phòng Tiệc Ly: “Con không xin Cha lấy họ ra khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi tinh thần thế gian…”. Khi người ta theo các tiêu chuẩn của thế gian thay vì các tiêu chuẩn của Chúa Giêsu, thì đó là hoàn toàn đi ngược lại điều vốn là đặc trưng của sự thánh hiến tu trì.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU CAM KẾT DẤN THÂN CHUNG VÌ HÒA BÌNH
- ĐỨC ÔNG RENZO PEGORARO, TÂN CHỦ TỊCH CỦA VIỆN HÀN LÂM GIÁO HOÀNG VỀ SỰ SỐNG
- BƯU ĐIỆN VATICAN, LOẠT TEM ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CUỐI CÙNG ĐÃ SẴN SÀNG
- MẸ LÀ NỮ TU, CON TRAI LÀ GIÁM MỤC: CÂU CHUYỆN KHÓ TIN CỦA NỮ TU SEBASTIANA
- ĐỨC TGM PAGLIA KẾT THÚC NHIỆM KỲ LÀM CHỦ TỊCH VIỆN HÀN LÂM GIÁO HOÀNG VỀ SỰ SỐNG
- “CHÚNG TÔI RẤT VUI MỪNG KHI RÔMA TỪ NAY LÀ THÀNH PHỐ CỦA NGÀI”
- KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C: TIẾP TỤC LÀ KHÍ CỤ CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA DÙ BẢN THÂN SỰ YẾU ĐUỐI
- TẠI ĐỀN THỜ ĐỨC BÀ CẢ, ĐỨC LÊÔ XIV CẦU XIN ĐỨC MẸ ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI DÂN RÔMA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV TRONG THÁNH LỄ TIẾP QUẢN NGAI TÒA GIÁM MỤC RÔMA: “TRAO CHO ANH CHỊ EM CHÚT ÍT ỎI MÀ TÔI CÓ VÀ TÔI LÀ”
- ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV LÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA VIDEO LỪA ĐẢO AI
- ĐHY SARAH, ĐẶC PHÁI VIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV TẠI ĐỀN THÁNH SAINTE-ANNE-D’AURAY
- ĐỨC LÊÔ XIV: “CÁC GIÁO HOÀNG QUA ĐI, GIÁO TRIỀU VẪN CÒN MÃI”
- TỪ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ ĐẾN VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH GIOAN LATÊRANÔ, CÂU CHUYỆN VỀ “ĐOÀN KỴ BINH CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG”
- XE GIÁO HOÀNG, BIỂU TƯỢNG CỦA GIÁO HOÀNG
- NHỮNG BƯỚC ĐI THÀNH CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: ĐIỀU CẤP THIẾT LÀ PHẢI “MANG CHÚA KITÔ ĐẾN VỚI MỌI DÂN TỘC”
- SƠ MERLETTI ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM THƯ KÝ CỦA BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
- NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN ĐÃ ĐẨY NHANH CÁI CHẾT CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA THÀNH LISIEUX
- ĐHY DE KESEL: “NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV NẰM TRONG TÍNH LIÊN TỤC VỚI ĐỨC PHANXICÔ”
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 6. NGƯỜI GIEO GIỐNG. « NGƯỜI DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI VỚI HỌ NHIỀU ĐIỀU » (Mt 13, 3a)