TỰ SẮC TRADITIONIS CUSTODES : ĐỐI VỚI ĐỨC CHA GUY DE KERIMEL, PHẢI NGƯNG « TƯƠNG ĐỐI HÓA CÔNG ĐỒNG VATICAN II »
Trong một thông cáo ngày 2/9/2021, Đức cha Guy đã bảo vệ Tự sắc của Đức Phanxicô và kêu gọi người Công giáo hiệp nhất trước những khủng hoảng của thế giới và Giáo hội. Theo ngài, Thánh lễ của Công đồng Triđentinô đã trở thành một phương tiện để đặt vấn đề Vatican II.
Quả thế, hôm 2/9, Đức cha Guy de Kerimel, Giám mục giáo phận Grenoble-Vienne, đã công bố một thông cáo để ủng hộ Tự sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô. Theo ngài, vấn đề mà Đức Phanxicô giải quyết không phải là Thánh lễ được gọi là « Triđentinô » được cử hành với các sách lễ có hiệu lực trước Công đồng Vatican II, nhưng là việc sử dụng nó.
Ngài nói : « Việc sử dụng nó đã trở thành cơ hội tương đối hóa Công đồng Vatican II, thậm chí giữ khoảng cách với những gì mà các Nghị Phụ và Chúa Thánh Thần đã quyết định đối với Giáo hội ». « Một số người đi đến chỗ nghi ngờ [Thánh lễ thông thường] là vô hiệu », Đức Cha nhận xét và đồng thời cho rằng điều đó là « nghiêm trọng ». « Đó là những gì đã lưu hành trên các mạng xã hội ».
Một vấn đề Giáo hội học hơn là phụng vụ
Đức cha de Kerimel nói thêm : « Một số tín hữu thích bỏ Lễ Chúa Nhật hơn là bỏ tham dự một phụng vụ được các Đức Phaolô VI và Gioan-Phaolô II phê chuẩn. (…) Và một số người dám tuyên bố với các linh mục rằng họ thực sự không phải là linh mục, bởi vì được truyền chức theo Nghi thức Rôma hiện hành ». Như thế, vấn đề không phải là « những nhạy cảm phụng vụ » hay ngôn ngữ nhưng là « sự hiệp nhất thân thể Giáo hội ».
« Cần phải nói lại rằng Thánh lễ được gọi là ‘mãi mãi’ chỉ có từ thế kỷ XVI, đang khi phụng vụ của Giáo hội lên đến thế kỷ I », Đức Cha nhắc nhớ trong thông cáo của mình. Vả lại, phụng vụ này đã không ngừng tiến triển qua các thời kỳ. « Người ta không thể đóng băng phụng vụ theo cách giải thích chủ quan về một nghi lễ lịch sử, cũng như không ném mình vào những ứng biến nguy hiểm : trong cả hai trường hợp, người ta xa rời với lex orandi (luật cầu nguyện) của Giáo hội ».
Nhu cầu hiệp nhất để vượt qua « các cuộc khủng hoảng »
Hiện tượng nghi ngờ đối với phụng vụ mới được đưa vào năm 1969 và đối với các giáo huấn của Công đồng gắn liền « với những cuộc khủng hoảng khác nhau mà thế giới và chính Giáo hội đang trải qua » : những cuộc khủng hoảng « luân lý, y tế, sinh thái… ». Trong thông cáo của mình, Đức Cha đã bảo vệ Công đồng Vatican II, mà theo ngài, không chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng, nhưng trái lại : « Không có biến cố ngôn sứ này, Giáo hội hẳn sẽ sống trong một hoàn cảnh thảm thương hơn nhiều ».
Đức Cha kêu gọi : « Đối mặt với những lo ngại chính đáng này, đúng hơn chúng ta phải gắn bó với Chúa Kitô cách chặt chẽ hơn nữa và làm nên Thân Thể, dưới thẩm quyền của đấng kế vị thánh Phêrô và các Giám mục kế vị các Tông đồ, trong sự hiệp thông với Đức Giáo hoàng. Trong cơn bão tố, chúng ta hãy nhớ rằng Chúa đang ở trên thuyền, và Ngài ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Đây không phải là lúc bỏ cuộc. »
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?