TUẦN CỬU NHẬT : ROBERT SCHUMAN ĐƯỢC CẦU KHẤN CHO HÒA BÌNH THẾ GIỚI
Từ 16-24/2/2024, Đức cha Philippe Ballot, Tổng Giám mục Metz, và Viện Saint-Benoît, một hiệp hội khởi xướng việc xin phong thánh cho Robert Schuman, mời tham dự tuần cửu nhật cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới nhờ sự chuyển cầu của vị cha đẻ của Châu Âu này, người được Giáo hội tuyên bố là đấng đáng kính.
Chín ngày cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới với sự chuyển cầu của Robert Schuman. Đây là sáng kiến được đưa ra vào ngày 16 tháng 2 và cho đến ngày 24, bởi Giám mục giáo phận Metz, Đức cha Philippe Ballot, và Viện Saint-Benoît, một hiệp hội khởi xướng việc xin phong thánh cho vị cha đẻ Châu Âu này, người được Giáo hội tuyên bố là đấng đáng kính. Có rất nhiều cuộc xung đột trên thế giới và Đức Tổng Giám mục Metz nêu tên ba cuộc xung đột: Nga-Ucraina, Azerbaijan-Armenia và Hamas-Israel. Đối với Đức cha Ballot, tuần cửu nhật này phải khuyến khích “trở thành những người lính canh của một tình huynh đệ khả thi”.
Tuần cửu nhật này bao gồm một lời cầu nguyện và một bản văn khác nhau để suy niệm mỗi ngày. Lời cầu nguyện nhắc lại rằng Robert Schuman là “một tín hữu kiến tạo hòa bình, người đã thực hiện các hoạt động thế tục của mình như một sứ vụ tông đồ. Ông đã nỗ lực xây dựng cộng đồng các quốc gia đầu tiên, qua đó bày tỏ ước nguyện rằng Châu Âu sẽ báo trước tình liên đới phổ quát trong tương lai. Qua mọi hành động của mình, ông đã chứng tỏ rằng chính trị có thể là con đường nên thánh. Theo hình ảnh của Con Chúa, ông đã “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 29). Xin đoái thương ban cho chúng con sớm thấy Giáo hội của Chúa tôn kính tưởng nhớ Robert Schuman, xin ban cho chúng con ân sủng hòa bình trên thế giới.”
Robert Schuman (1886-1963) là một trong những kiến trúc sư của sự hòa giải Pháp-Đức sau Thế chiến thứ hai, khi ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1948-1952). Ông đã nỗ lực đưa Pháp và Đức đến gần nhau hơn và, trong một tuyên bố ngày 9 tháng 5 năm 1950, ông thông báo rằng việc sản xuất than và thép sẽ được đặt dưới quyền quản lý chung của Pháp-Đức và mở cửa cho các nước châu Âu khác. Tuyên bố này đã đặt nền móng cho Liên hiệp châu Âu.
Thường được mô tả là một trong những cha đẻ của Châu Âu, người Công giáo nhiệt thành gần gũi với linh đạo dòng Phanxicô này đã được Đức Thánh Cha Phanxicô công nhận là “đấng đáng kính”, và đã phê chuẩn vào ngày 19 tháng 6 năm 2021 một sắc lệnh của Bộ phong thánh, nhìn nhận “các nhân đức anh hùng” của ông.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ MỞ CỬA THÁNH TẠI NHÀ TÙ REBIBBIA: “HÃY BÁM LẤY NIỀM HY VỌNG”
- LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2024: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”