VATICAN : HỒNG Y MULLER PHÊ PHÁN ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
Trong cuốn sách sẽ được xuất bản vào ngày 27/1 ở Ý, vị Hồng y bảo thủ Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã chỉ trích Đức Phanxicô cách mạnh mẽ.
Hồng y Gerhard Müller và thần học gia Gustavo Gutiérrez
Đây là một loạt chỉ trích mạnh mẽ mới đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, được xuất bản vào thứ Sáu 27/1/2023, trong cuốn sách được ký bởi Hồng y Müller. Trong « In buona fede. La religione nel XXI secolo » (« Với thực tâm. Tôn giáo vào thế kỷ XXI »), được viết với nữ nhà báo Franca Giansoldati, vị Hồng y 75 tuổi này đưa ra cái nhìn của mình về Giáo hội, và giữ khoảng cách rõ ràng với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Phần đầu tiên của các phê bình trước tiên liên quan đến việc quản trị của Đức Thánh Cha, người xuất hiện trong các trang này như một người đang bị ảnh hưởng. « Có một thứ vòng ma thuật xoay quanh nhà Thánh Mátta, bao gồm những người mà , theo ý tôi, không được chuẩn bị về mặt thần học », Hồng y Müller phê phán và đồng thời cũng chê trách Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao một « địa vị đặc quyền » cho bạn bè của mình khi họ bị tấn công vì lạm dụng tính dục, như với Giám mục Gustavo Zanchetta, người Argentina.
« Tiếng sét giữa bầu trời thanh bình »
Vị Hồng y người Đức này cũng mô tả việc mình bị buộc phải từ chức người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin như là « một tiếng sét giữa bầu trời thanh bình ». Vào cuối « cuộc trao đổi theo thường lệ » với Đức Thánh Cha, « Đức Phanxicô nói với tôi, đại ý : « Cha đã kết thúc nhiệm kỳ của mình. Cảm ơn về công việc của cha », mà không cho tôi bất kỳ lý do nào, ngài cũng không cho tôi bất kỳ lý do nào sau đó ».
Hồng y Müller coi đó là một hình thức coi thường của Giáo hoàng đối với người Đức, nghĩ rằng « cách đơn giản hơn, tôi cho rằng Đức Giáo hoàng đã nuôi dưỡng theo thời gian một hình thức ngờ vực, ác cảm đối với các thần học gia, các học giả người Đức ». Vị Hồng y nguyên tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin cũng phê bình Đức Thánh Cha Phanxicô về chủ nghĩa tập trung quá mức, phê phán quyết định của Đức Thánh Cha khi cấm phong chức linh mục cho bốn chủng sinh ở Toulon, vào tháng 6/2022.
« Lệnh dừng tất cả đã đến từ Rôma, khi việc phong chức là một hành vi thuộc thẩm quyền của mọi Giám mục giáo phận và do đó không cần một sự can thiệp như thế của thẩm quyền trung ương », Hồng y người Đức nhận xét mà không cho thấy quyết định này như là hậu quả của những vấn đề quản lý trong giáo phận.
Một ám chỉ khác đến hoàn cảnh ở Pháp, trong 224 trang phỏng vấn : báo cáo của ủy ban Ciase, mà công việc của ủy ban này, theo Hồng y, được đánh dấu bằng « một số lượng nạn nhân bất thương, phóng đại, rõ ràng bị thổi phồng ».
Những chỉ trích này là điển hình của những lời chỉ trích phát ra từ một số thành viên của Giáo triều, những người ít đánh giá cao việc Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra các quyết định thoát khỏi Giáo triều, đặc biệt việc nại đến các nhân vật bên ngoài, thường là không chính thức. Hồng y Gerhard Müller cũng phàn nàn về « cảm giác chống Rôma » đã chiếm ưu thế trong mật nghị gần đây nhất, vào năm 2013 với việc bầu chọn Hồng y Bergoglio.
Những chỉ trích về cải cách Giáo triều
Vị Hồng y người Đức nhấn mạnh : « Ở Vatican, dường như các thông tin giờ đây được loan truyền song song, một mặt là các kênh thể chế, tiếc là ngày càng ít được Đức Giáo hoàng tham khảo, và mặt khác các kênh cá nhân được sử dụng ngay cả đối với việc bổ nhiệm Giám mục và Hồng y ».
Theo dòng này, Hồng y Müller đánh giá việc cải cách Giáo triều là « bị tước đi mọi tầm nhìn Giáo hội học mạch lạc ». « Giáo triều Rôma bị giảm thiểu thành một công ty hoạt động để cung cấp hỗ trợ cho « các khách hàng », các Hội đồng Giám mục, như thể đó là một tổ chức đa quốc gia chứ không còn là một tổ chức Giáo hội nữa ». Ngài cũng cho rằng « loan báo Tin Mừng không phải là một đặc quyền của Giáo triều », vốn trước tiên phải là một cơ quan chính phủ.
Tin Lành hóa
Thông qua các trang này, Hồng y Müller tỏ ra cứng rắn hơn bao giờ hết về giáo thuyết, luôn đặt mình là người bảo vệ tín điều, mạnh mẽ chống lại việc phong chức linh mục cho nữ giới, coi quan hệ đồng tính là « phản tự nhiên », và cho rằng các kết luật của Thượng hội đồng về gia đình vừa qua thiếu nền tảng thần học. Về « tính hiệp hành » do Đức Thánh Cha Phanxicô thúc đẩy, theo Hồng y, nó đặt Giáo hội trước nguy cơ « Tin Lành hóa ». Hồng y cũng phê phán việc từ chức của Đức Bênêđíctô XVI mà, theo ngài, vẫn là một hành vi « ngoại lệ », có nguy cơ làm suy yếu chức năng của Giáo hoàng.
Nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin cũng phê phán gay gắt về thỏa thuận bổ nhiệm Giám mục được ký kết vào năm 2018 giữa Tòa Thánh và Trung quốc. Ngài so sánh thỏa thuận này với thỏa thuận của Tòa Thánh với nước Đức của Adolf Hitler. Theo vị Hồng y người Đức, một « chủ nghĩa thực dụng » có thể hiểu được nhưng đáng trách. Ngài lấy làm tiếc vì nội dung của thỏa thuận không được công khai.
Nhưng trong cuốn sách này, Hồng y Müller cũng đặt mình là môn đệ của nền thần học giải phóng, mà ngài bác bỏ mọi liên hệ với chủ nghĩa marxít. Ngài cũng tuyên bố tình bạn của mình với thần học gia Gustavo Gutiérrez, cha đẻ của thần học giải phóng.
Tự do ngôn luận
« Chúa chúng ta là người đầu tiên nói đến giới siêu giàu, Người lập tức đứng về phía người nghèo, Người đã phê phán kẻ quyền thế và những người khai thác quyền lực cho vinh quang riêng của mình chứ không vì lợi ích của người dân », ngài nhấn mạnh và đồng thời nhìn thấy trong tương quan với người nghèo nhất này một trong « những ưu tiên » của Giáo hội tương lai. Hồng y Müller nhấn mạnh : « Thần học giải phóng phát triển việc phân tích các vấn đề xã hội bằng cách áp dụng nhân học Kitô giáo ».
Cuốn sách này, được lên kế hoạch xuất bản trước khi Đức Bênêđíctô XVI qua đời, gậy được tiếng vang như một bản tuyên ngôn được công bố bởi một người phê bình Đức Thánh Cha Phanxicô khi lời nói dường như được tự do hơn bao giờ hết, trong viễn cảnh của một mật nghị tương lai.
Tý Linh
(theo Loup Besmond de Senneville, nhật báo La Croix)
Tags: các thánh-nhân vật, curie, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM ĐỐC ĐẠI CHỦNG VIỆN VÀ TIỀN CHỦNG VIỆN CỦA PHÁP : ĐỪNG TẠO RA NHỮNG BẢN SAO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC