VỀ SỰ HIỆP NHẤT CỦA GIÁO HỘI
Đây là bài huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung hôm Thứ tư 25-9-2013 tại quảng trường Thánh Phêrô
***
Anh chị em thân mến,
Trong Kin Tin Kính chúng ta đọc “Tôi tin Một Giáo Hội…”, nghĩa là, chúng ta tuyên xưng rằng Giáo Hội là một và Giáo Hội nầy, trong chính nó, là hiệp nhất. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào Giáo Hội Công giáo trên thế giới chúng ta khám phá ra rằng nó có đến 3.000 giáo phận rải khắp trên tất cả các đại lục: rất nhiều ngôn ngữ, rất nhiều nền văn hóa! Tuy vậy hàng ngàn cộng đoàn Công giáo làm nên một sự hiệp nhất. Làm sao điều nầy có thể được?
1. Chúng ta tìm ra một câu trả lời tổng hợp trong giáo lý của Giáo Hội Công giáo, nó nói rõ rằng: Giáo Hội Công giáo lan rộng khắp thế giới “có duy nhất một đức tin, duy nhất một đời sống bí tích, duy nhất một sự kế vị tông đồ, một niềm hy vọng chung, một đức ái chung” (số 161). Hiệp nhát trong đức tin, trong đức cậy, trong đức ái, hiệp nhất trong các Bí tích, trong Sứ vụ: chúng tựa như những cột trụ nâng đỡ và giữ lại với nhau tòa nhà lớn của Giáo Hội. Bất cứ nơi đâu chúng ta đi đến, cho dù trong một giáo xứ nhỏ nhất, ở nơi một góc xó hẻo lánh nhất của trái đất nầy, có một giáo hội ấy; chúng ta đang ở nhà, chúng ta đang ở trong gia đình, chúng ta đang ở giữa những người anh chị em. Và đây là món quà tuyệt vời của Thiên Chúa! Giáo Hội là một cho tất cả. Không có một Giáo Hội cho người châu Âu, một Giáo Hội cho người châu Phi, một Giáo Hội cho người châu Mỹ, một Giáo Hội cho người châu Á, một Giáo Hội cho những người sống ở châu Đại dương, nhưng là cùng một Giáo Hội ở khắp nơi. Nó tựa như xảy ra ở trong gia đình: một người có thể ở xa, rải rắc khắp thế giới, nhưng những mối ràng buộc sâu xa hiệp nhất tất cả mọi thành viên vẫn luôn vững chắc bất kể khoảng cách xa hay gần. Tôi nghĩ về kinh nghiệm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Rio de Janerio: trong đám đông bao la của các người trẻ trên bãi biển Copacabana, được nghe rất nhiều ngôn ngữ, được thấy những nét mặt rất khác biệt giữa họ, được gặp gỡ nhiều nền văn hóa khác nhau, tuy nhiên vẫn có một sự hiệp nhất sâu xa, một Giáo Hội duy nhất được hình thành, đã có sự hiệp nhất và nó đã được cảm nhận. Tất cả chúng ta hãy tự hỏi mình: Tôi có cảm nhận được sự hiệp nhất nầy không? Tôi có sống sự hiệp nhất nầy không? Hay là tôi không quan tâm bởi vì tôi đã đóng kín trong cái nhóm nhỏ của tôi hay trong chính mình tôi? Có phải tôi là một trong những người muốn “riêng tư hóa” Giáo Hội cho chính phe nhóm của riêng tôi, cho quốc gia của tôi, cho bạn bè của tôi? Khi tôi nghe rằng rất nhiều Kitô hữu trên thế giới đang đau khổ, tôi dửng dưng hay nó tựa như ai đó trong gia đình tôi đang đau khổ? Tôi có cầu nguyện cho nhau không? Điều quan trọng là cần nhìn ra khỏi khuôn rào của mỗi người, để cảm nhận chính một Giáo Hội, một gia đình của Thiên Chúa!
2. Chúng ta sang một bước khác và tự hỏi chúng ta: Có những thương tổn cho sự hiệp nhất nầy không? Chúng ta có thể làm tổn thương sự hiệp nhất nầy không? Thật không may, chúng ta thấy rằng trong tiến trình của lịch sử, cũng như bây giờ, chúng ta không luôn luôn sống hiệp nhất. Đôi khi những sự hiểu lầm, những xung đột, những căng thẳng, những chia rẽ làm nảy sinh vết thương đó, và rồi Giáo Hội không có được khuôn mặt mà chúng ta mong muốn, Giáo Hội không thể hiện tình bác ái. Điều mà Chúa muốn. Chúng ta là những người tạo ra những vết rách nát! Và nếu chúng ta nhìn vào những sự chia rẽ giữa những người Kitô hữu, Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành… Chúng ta cảm nhận được công việc khó khăn của việc làm cho sự hiệp nhất nầy được nhìn thấy đầy đủ. Thiên Chúa ban cho chúng ta sự hiệp nhất, nhưng chúng ta thường nhận ra rằng khó để sống sự hiệp nhất nầy. Chúng ta phải tìm kiếm, xây dựng sự hiệp thông, và giáo dục chính chúng ta về sự hiệp thông nầy, để vượt qua những hiểu lầm và chia rẽ, bắt đầu với gia đình, với các thực thể giáo hội, trong đối thoại đại kết. Thế giới của chúng ta đang cần sự hiệp nhất, sự hòa giải, sự hiệp thông và Giáo Hội là Ngôi Nhà của sự hiệp thông. Thánh Phaolô đã nói với các Kitô hữu của Êphêsô: “Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau” (4,1-3). Sự khiêm tốn, dịu dàng, cao thượng, tình yêu để gìn giữ sự hiệp nhất! Và ngài nói tiếp: Có một thân mình, thân mình của Đức Kitô mà chúng ta lãnh nhận trong phép Thánh Thể; một Thần Khí, Chúa Thánh Thần làm sinh động và liên tục tái tạo Giáo Hội; một hy vọng, cuộc sống đời đời; một đức tin, một phép rửa, một Chúa, là Cha của chúng ta tất cả (x. 4-6). Sự phong phú của những gì liên kết chúng ta! Hôm nay mỗi người cần hỏi chính mình: Tôi có làm cho sự hiệp nhất tăng triển trong gia đình, giáo xứ, trong cộng đoàn hay tôi là một động lực của chia rẽ, của sự khó khăn? Tôi có sự khiêm tốn để hàn gắn với kiên nhẫn, với hy sinh, những vết thương cho sự hiệp thông không?
3. Sau hết, bước cuối cùng trong sự sâu thẳm lớn lao: Ai là động cơ của sự hiệp nhất Giáo Hội nầy? Đó chính là Chúa Thánh Thần. Sự hiệp nhất của chúng ta không chủ yếu là kết quả của sự đồng thuận của chúng ta, của nổ lực của chúng ta thể hiện trong giao kèo, nhưng nó đến từ Ngài, Đấng làm nên sự hiệp nhất trong khác biệt, nó là sự hòa hợp. Bởi vì điều nầy, sự cầu nguyện là quan trọng, đó là linh hồn của sự dấn thân của chúng ta như những người nam và người nữ của sự hiệp thông, của hiệp nhất.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa: cho chúng ta được hiệp nhất hơn nữa, để không bao giờ là khí cụ của sự chia rẽ; xin hãy làm cho chúng ta được cam kết –như một lời kinh tuyệt vời của Thánh Phanxicô nói- để đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem sự hiệp nhất vào nơi bất hòa.
XT (theo ZENIT)
Tags: Hiệp-nhất, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ