VIỆC RƯỚC LỄ CỦA NHỮNG NGƯỜI LY DỊ TÁI HÔN : MỘT CUỘC TRANH LUẬN TẾ NHỊ

Written by xbvn on Tháng Mười Một 9th, 2013. Posted in Gia đình, Thế Giới, Tý Linh

Cuộc tranh luận về luật cấm cho những người ly dị tái hôn rước lễ lại nổi lên sau những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các linh mục hiểu và có lòng thương xót hơn đối với các tín hữu đặc biệt này.

Đối với cha Cédric Burgun, giảng viên-nhà nghiên cứu giáo luật, đằng sau những đòi hỏi cư xử mềm mỏng đối với những người ly dị tái hôn hẳn có một thái độ kép nơi các tín hữu. « Nếu chúng ta không rước lễ bằng luật, nhưng bằng tình yêu và lòng kính trọng đối với Chúa, thì chúng ta sẽ rước lễ thường xuyên lắm không ? Tôi không muốn quay lại gần 100 năm trong quá khứ lúc mà người ta trên thực tế đã không còn rước lễ nữa do những điều kiện quá nhặt. Nhưng hãy thú nhận rằng chúng ta đang rơi vào thái cực ngược lại ».

Vả lại, Cha cũng nhấn mạnh, « hiện chúng ta thoát khỏi một giai đoạn trong đó hôn nhân ở nhà thờ là một thói quen. Cả ngày nay nữa, chúng ta thấy có những bạn trẻ đến xin chúc lành cho một cam kết mà họ không còn đo lường được nữa.

Vấn đề rước lễ của người ly dị tái hôn là một vấn đề tổng thể hơn, tức là người ta tập trung vào những người ly dị tái hôn, nhưng tôi gặp nhiều đôi bạn ly dị tái hôn nói với tôi : « Thưa Cha, Cha biết, chúng con hiểu rõ lập trường của Giáo Hội » – không phải tất cả mọi người đều hiểu biết lập trường này đâu – « chúng ta cũng đau lòng khi thấy rằng nhiều Kitô hữu lên rước lễ mà không chút dè dặt ». Phần tôi, tôi nhớ rằng, khi tôi còn là chủng sinh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã kêu gọi một sự chay tịnh Thánh Thể nào đó, tức là 200 trẻ em cần nhịn rước lễ để nhớ lại ân huệ bao la mà Chúa ban cho chúng ta và để tránh rước lễ theo thói quen. Việc rước lễ của những người ly dị tái hôn có thể là một chủ đề cần đề cập nhưng trong một khuôn khổ tổng thể hơn, chúng ta rước lễ như thế nào ? Có phải quá thường xuyên chúng ta không rước lễ theo thói quen ?

Theo Cha, tại sao, đã có sự tầm thường hóa việc rước lễ này trong những năm vừa qua ?

Vì nhiều lý do. Lý do đầu tiên, đó là người ta đã chuyển từ thái cực này sang thái cực khác. Lịch sử luôn là một chuyển động của con lắc. Người ta đã chuyển từ một thời kỳ cuối thể kỷ 19-đầu thế kỷ 20 trong đó người ta đã hoàn toàn không rước lễ nữa, tức là đã có những điều kiện nhặt đến nỗi người ta đã không rước lễ nữa. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã từng có phép ngoại thường rước lễ hầu như mọi ngày, đó là luật trừ trong tu viện. Và người ta đã chuyển đến thái cực hoàn toàn ngược lại trong đó ngày nay người ta rước lễ bất cứ thế nào …Vì thế, người ta rước lễ mà đã không thực sự ý thức. Nếu người ta muốn rất trung thực, giữa con đường hiệp lễ và con đường xưng tội, thì có một sự khác biệt đến nỗi ngày nay người ta thấy rõ « phải chăng người ta đã thực sự lượng giá được vấn đề về những gì người ta đang làm khi người ta rước lễ ? »

Đúng vậy, các tín hữu đòi rước lễ phải ở trong tình trạng nào ? Đâu là những quy luật căn bản cần phải tuân giữ để rước lễ ?

Chúng là rõ ràng, chúng được sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo nhắc lại : đã xưng tội từ không quá lâu, dĩ nhiên được rửa tội trong sự hiệp thông với Giáo Hội và rồi, lương tâm không có tội trọng hay « tội chết » như người ta đã nói trước đây. Vậy mà, ngày nay, ý thức về tội trọng hay tội chết, đó là 10 giới răn. Nhưng đâu là ý thức chúng ta có về tội lỗi của chúng ta ? Phải chăng chúng ta ăn năn tội cách trọn cho đủ trước nhan Thiên Chúa ? Phải chăng chúng ta chuẩn bị đủ tâm hồn chúng ta ? Và đó là những điều kiện căn bản. Nhưng ngày nay, nhiều người lên rước lễ, dầu họ thế nào, đang khi họ hầu như không đi xưng tội nữa, dầu sao tôi đang nói liên quan đến nước Pháp. Và do đó, thực sự có một vấn đề sư phạm, giáo lý, đồng hành và chứng tá nhất là bởi vì tôi nghĩ dầu sao một số người ly dị tái hôn hẳn ít bị « sốc » hơn bởi lập trường của Giáo Hội nếu họ không cảm thấy bị bêu rếu như thể họ là những người duy nhất phạm tội trọng. Trong Giáo Hội, chúng ta phải nhìn nhận mình là kẻ có tội.

Phải chăng sự thiếu chuẩn bị trước khi lên rước lễ này đặt lại vấn đề bí tích ? Để dùng một hình ảnh bình thường hơn, phải chăng điều đó không làm hỏng bí tích ?

Có chứ, điều đó làm hỏng bí tích. Dù sao đi nữa, đó là những gì thánh Phaolô đã nói trong Lời Chúa. Tuy rằng ngài nói điều đó cách ít mạnh mẽ để lay động các lương tâm : có những người rước lễ để được sự sống đời đời và có những người rước lễ để bị kết án đời đời. Phần tôi, tôi xác tín và tôi tự nhủ trong lương tâm mỗi khi tôi cử hành thánh lễ, rằng Chúa sẽ yêu cầu chúng ta những gì chúng ta đã biến thành từ việc rước lễ. Và do đó, bí tích chỉ sinh hoa trái nếu chúng ta đón nhận nó với sự chuẩn bị của tâm hồn vốn sẽ làm trổ sinh hoa trái cho Ngài. Đón nhận bí tích bất cứ thế nào, đó là xem bí tích như là một hành vi ma thuật : « Tôi đã rước lễ, do đó Thiên Chúa nhân lành sẽ ở đó, Ngài đã ban ân sủng của Ngài cho tôi ». Nhưng mọi sự không đơn giản như thế. Chúng ta biết rõ rằng trong mọi tương quan tình yêu, có vấn đề của người trao ban – đó là từ phía Thiên Chúa nhân lành – nhưng còn có vấn đề người đón nhận. Vậy mà, một tình yêu, nó được cho đi nhưng cũng được đón nhận nữa.

Tý Linh chuyển ngữ

Theo Radio Vatican

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31