Ý KIẾN CỦA CHA CARLO BUZZI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHO PHÉP NGƯỜI LY DỊ TÁI HÔN RƯỚC LỄ
Cha Carlo Buzzi, 71 tuổi, thuộc giáo phận Milan, Ý, đi truyền giáo tại Bangladesh từ năm 1975 đến nay với tư cách là thành viên của Hội thừa sai của Tòa Thánh. Cha Buzzi viết thư này gởi cho Sandro Magister, người chịu trách nhiệm trang web www.chiesa . Chúng tôi chuyển sang tiếng Việt và phổ biến để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề. Dưới đây là nội dung bức thư :
Sandro thân mến,
Tại đây, ở Bangladesh, chúng tôi dạy giáo lý và, để rõ ràng, chúng tôi nói rằng mỗi bí tích bao gồm bốn yếu tố : thừa tác viên, chất thể, công thức (mô thể), biến cố thần diệu.
Trong trường hợp bí tích Rửa Tội, thừa tác viên là một giáo sĩ hay giáo dân, chất thể là nước, công thức mô thể là « Cha rửa con… » và biến cố thần diệu là chúng ta trở nên con Thiên Chúa.
Trong trường hợp bí tích Thêm Sức, thừa tác viên là giám mục, chất thể là dầu, công thức mô thể là « Hãy lãnh nhận ấn tín… » và biến cố thần diệu là chúng ta lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Trong bí tích Thánh Thể, thừa tác viên là linh mục, chất thể là bánh và rượu, công thức mô thể là « Này là Mình Thầy… » và biến cố thần diệu là bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu.
Trong bí tích Hôn Phối, thừa tác viên là chính đôi bạn, chất thể là thân xác và linh hồn của họ, công thức mô thể là lời hứa (ưng thuận) và biến cố thần diệu là, có thể nói như thế, họ trở thành một người duy nhất.
Chúng tôi dạy rằng bí tích được gọi như thế bởi vì nó sinh ra một biến cố siêu nhiên vốn không được nhận thấy bằng mắt thường nhưng lại là vĩ đại và hiện thực trước mắt Thiên Chúa.
Liên quan đến bí tích Hôn Phối, chúng tôi giải thích chính xác rằng những gì là thần diệu, đó là, một khi lời hứa ưng thuận được thực hiện trước mặt Thiên Chúa, hai vợ chồng được kết hiệp với nhau để làm nên một người duy nhất, như thể họ đã được gắn kết với nhau bằng keo dính chắc bền hay được hàn bằng nhiệt nóng 5000 độ.
Như thế, nếu chúng ta lấy đi khỏi hôn nhân Công giáo sự kiện thần diệu này, thì chúng ta phải thay gì vào đó ?
Tôi đưa ra suy nghĩ sau.
Chúng ta biết rõ rằng có một phép rửa « bằng máu » và cũng có một phép rửa « bằng lòng muốn », có giá trị như phép rửa bằng nước.
Những người ly dị tái hôn, nếu quả thật họ ý thức về hoàn cảnh của họ, có thể rước lễ bằng lòng muốn.
Trong sự kiện lãnh nhận một bí tích, có một phần khách quan và một phần chủ quan. Chúng ta biết rằng điều quan trọng nhất, đó là ân sủng lớn lao gắn liền với bí tích. Thế nhưng tôi có thể đánh mất ân sủng này và thậm chí phạm sự thánh nếu tôi lên rước lễ cách nhẹ dạ hay một cách bất xứng.
Những người ly dị tái hôn – mà, cuối cùng, đã hơi coi thường ý nghĩa Kitô giáo về sự đau khổ, sự hy sinh, sự kiên nhẫn, lòng sám hối, và đã quên rằng Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và thập giá, khi nó xảy đến, là một phương thế xích lại gần Thiên Chúa cho hết mọi Kitô hữu – sẽ tỏ ra hơi tự phụ khi họ nại đến lòng thương xót của Thiên Chúa, đang khi họ đã không để tâm chút nào đến Ngài trước đó.
Theo quan điểm chủ quan, tôi nghĩ rằng, đối với họ, sẽ là hiện sinh hơn việc họ giới hạn vào rước lễ bằng lòng muốn hơn là chính việc rước lễ.
Sự kiện vui lòng chấp nhận việc nhịn (rước lễ) này sẽ giúp ích nhiều cho tâm hồn họ và cho sự thánh thiện của cộng đoàn Kitô hữu là Giáo Hội.
Trái lại, nếu chúng ta xúc tiến con đường được ĐHY Walter Kasper vạch ra, thì những mối tổn hại sẽ là to lớn :
1. Điều đó sẽ làm cho Giáo Hội hời hợt và dễ dãi ;
2. Sẽ phải chối bỏ tính vô ngộ của Tòa Phêrô, bởi vì đó sẽ là như thể các Giáo hoàng đi trước đều đã sai lầm ;
3. Sẽ phải xem như là ngu đần tất cả những ai đã hiến dâng mạng sống mình, trong việc tử đạo, để bảo vệ bí tích này.
Có lẽ tôi đã mang lại sự đóng góp của tôi cho sự đả kích này mà tôi hy vọng rằng nó sẽ kết thúc nhanh chóng.
Hẹn gặp lại, gởi lời chào thân ái từ Bangladesh, đất nước đang phát triển về nhiều phương diện và cũng không được bỏ qua.
Cha Carlo
Sirajganj, ngày 5/5/2014
Tý Linh chuyển ngữ
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO