LIÊN HIỆP QUỐC : ĐHY PAROLIN BẢO VỆ NỀN NGOẠI GIAO GẶP GỠ MÀ ĐỨC LÊÔ XIV ĐỀ XƯỚNG

“Ước mong chúng ta hãy cùng nhau đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng và trở thành những người gieo rắc hòa bình lâu dài trong suốt lịch sử.” Đây là hy vọng mà ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh bày tỏ trong buổi tiếp đón được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc nhân dịp bầu Giáo hoàng. Vatican cam kết thúc đẩy hòa bình và công lý trong một thế giới “đầy rẫy chia rẽ, xung đột và các vấn đề cấp bách toàn cầu”.
BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”

Sự khởi đầu triều đại giáo hoàng của Đức Lêô XIV là cơ hội để tái khám phá “Rerum Novarum”, thông điệp do Đức Lêô XIII công bố năm 1891, một bản văn nền tảng của học thuyết xã hội của Giáo hội, và xem xét ảnh hưởng tiềm tàng của nó trong thời đại kỹ thuật số.
ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI

Đức Lêô XIV đã tiếp kiến các thành viên của Tổ chức Centesimus Annus Pro Pontefice vào sáng thứ Bảy ngày 17/5, sau khi kết thúc phiên họp chung của họ. Cơ hội cho Người kế nhiệm Thánh Phêrô trình bày học thuyết xã hội của Giáo hội như là “một công cụ hòa bình và đối thoại để xây dựng những cây cầu của tình huynh đệ phổ quát” và kêu gọi lên tiếng cho người nghèo.
ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU

Tại hội nghị của Tổ chức Centesimus Annus Pro Pontifice vào thứ Sáu, 16/5, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh nhấn mạnh vai trò quan trọng của Học thuyết xã hội của Giáo hội trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng về quản trị và phân cực toàn cầu ngày nay.
ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”

Emilce Cuda, thư ký Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh, do Hồng y Robert Prévost làm chủ tịch trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô, suy ngẫm về tác động của cuộc bầu cử Đức tân Giáo hoàng tại khu vực này. Bà đảm bảo rằng Đức Lêô XIV, giống như những người tiền nhiệm của mình, sẽ là người chăn chiên tận tụy của dân Chúa.
“VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”

ĐHY Robert Prevost được chỉ định là người kế nhiệm Đức Phanxicô và do đó trở thành Giáo hoàng thứ 267 vào ngày 8 tháng 5 năm 2025, với tông hiệu là Lêô XIV. Với tư cách là chủ tịch danh dự của Tuần lễ Xã hội Pháp, Jérôme Vignon chia sẻ lòng biết ơn của mình đối với sự gắn bó mà Đức Lêô XIV dành cho tư tưởng xã hội của Giáo hội.
TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI

Nhà kinh tế học Jean-Yves Naudet giải thích rằng khi chọn tông hiệu Lêô, Đức tân Giáo hoàng muốn giải quyết những thách thức của vấn đề xã hội mới, như vị tiền nhiệm của ngài là Đức Lêô XIII: tố cáo bất công, lên án các giải pháp sai lầm, bảo tồn những gì phù hợp với quyền tự nhiên, cải cách những gì cần phải có.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »

Đức Lêô XIV đã gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các Hồng y vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 5. Ngài nói : “Sự hiện diện của anh em nhắc nhở tôi rằng Chúa, Đấng đã giao phó cho tôi sứ mạng này, không để tôi đơn độc gánh vác trách nhiệm”. Ngài cũng hướng suy nghĩ của mình tới Đức Phanxicô, sau đó hy vọng rằng Hồng y đoàn sẽ tiếp tục “gắn bó hoàn toàn với con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã đi theo từ nhiều thập kỷ qua, trong đường hướng của Công đồng Vatican II”. Đức Thánh Cha cũng không quên giải thích việc chọn lựa tông hiệu của mình trong đường hướng này, và qua đó “trao cho mọi người di sản học thuyết xã hội của mình”.
ĐHY FERNANDEZ : ĐỨC PHANXICÔ, TẤM GƯƠNG CỦA MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG QUẢNG ĐẠI

Vào thứ Năm, ngày 1/5/2025, ĐHY Victor Manuel Fernandez đã cử hành Thánh lễ thứ sáu trong tuần cửu nhật cầu nguyện cho linh hồn Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Vào ngày lễ Thánh Giuse Lao động, ĐHY đã bảo vệ tầm nhìn xã hội về lao động của Đức Phanxicô. ĐHY nhấn mạnh rằng cuộc đời của Đức cố Giáo hoàng là “một sự khích lệ để chúng ta sống công việc của mình một cách quảng đại”.
“NHỮNG NGƯỜI RỐT HẾT” CỦA TIN MỪNG SẼ LÀ NHỮNG NGƯỜI CUỐI CÙNG CHÀO ĐÓN NGÀI

Đức Giáo hoàng Phanxicô và huấn quyền về người nghèo: Lời nói và cử chỉ.
BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II

Phó thư ký Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống nhìn lại kỷ niệm 30 năm thông điệp của Đức Gioan Phaolô II, những giáo huấn vẫn luôn mang tính thời sự. Theo Gabriella Gambino, Đức Giáo hoàng người Ba Lan đã cảm nhận được rằng các hình thức tấn công nghiêm trọng vào sự sống của những người yếu thế nhất là biểu hiện của “một ý tưởng sai lầm về tự do, biến tội phạm thành pháp quyền”.
CÁI BẪY CỦA KITÔ GIÁO VĂN HÓA

Jean Duchesne phân tích, đức tin, ngoài việc phải đối mặt với sự thù địch và thờ ơ, hiện đang đối diện với sự chấp nhận hời hợt của nó. Nhà viết tiểu luận đặc biệt tập trung vào thực tế này ở Hoa Kỳ.
“ORDO AMORIS” LÀ GÌ?

Đáp lại lời phó tổng thống Mỹ khẳng định rằng bác ái ưu tiên hướng đến những người thân yêu của mình, Đức Phanxicô trả lời vào ngày 11 tháng 2 rằng bác ái Kitô giáo là nền tảng của một “tình huynh đệ mở ra cho tất cả mọi người”.
J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”

Đức Phanxicô đã trả lời trực tiếp và gay gắt, trong một lá thư, cho Phó Tổng thống Hoa Kỳ J. D. Vance, người khẳng định rằng bác ái trước hết phải hướng đến những người thân của ông, và tuyên bố là dựa vào Ordo amoris mà thánh Tôma Aquino nói đến. Từ Thánh Tôma đến Người Samaritanô nhân hậu, Cha Alain Thomasset làm sáng tỏ cuộc tranh luận này.
TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?

LTS: Đức Phanxicô gởi thư cho HĐGM Hoa Kỳ, trong đó ngài khích lệ các Giám mục Mỹ dấn thân vào xã hội qua việc bảo vệ phẩm giá của người di cư, và đồng thời phê bình chính sách di cư của chính quyền Trump.
MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ

Gần 30 hệ phái Kitô và các tổ chức Do Thái, địa phương hoặc quốc gia, đã đệ đơn kháng cáo pháp lý, vào thứ Ba ngày 11 tháng Hai, phản đối việc bắt giữ những người di cư ở những nơi nhạy cảm, chẳng hạn như các nơi thờ phượng. Một sự tiến triển về luật được Tổng thống Trump quyết định ngay sau khi ông nhậm chức.
“LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”

Thứ Ba, ngày 11/2/2025, Đức Phanxicô đã phản đối mạnh mẽ chính sách di cư của Donald Trump trong một lá thư gửi các giám mục Hoa Kỳ. Nhà nghiên cứu Benoit Gautier giải thích, phản ứng của một người thân cận với tổng thống Mỹ, xin Đức Phanxicô “đừng bận tâm đến biên giới”, đã tạo nên một cuộc khủng hoảng sâu xa.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON NHÂN DỊP “HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO”

Nhân dịp “Hội nghị thượng đỉnh hành động về Trí tuệ nhân tạo” được tổ chức tại Paris, Đức Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng như tới các tham dự viên. Ngài hy vọng “mỗi quốc gia có thể tìm thấy trí tuệ nhân tạo như một công cụ, một mặt, cho sự phát triển và đấu tranh chống đói nghèo, mặt khác, cho việc bảo vệ văn hóa và ngôn ngữ địa phương”. Ngài cũng nhấn mạnh rằng thách thức tối hậu vẫn luôn là con người: “Liệu con người, với tư cách là con người” trong bối cảnh tiến bộ công nghệ “có thực sự trở nên tốt hơn hay không”.
ĐHY CUPICH HOAN NGHÊNH LÁ THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CÁC GIÁM MỤC MỸ VỀ VẤN ĐỀ DI CƯ

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Vatican News, ĐHY Blase Cupich phản ứng với lá thư của Đức Phanxicô gửi các giám mục Hoa Kỳ, trong đó ngài bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với sứ vụ bảo vệ quyền của người di cư. Đức Tổng Giám mục Chicago nhấn mạnh rằng việc bảo vệ phẩm giá của người di cư là “điều cấp bách hàng đầu vào thời điểm này” ở Hoa Kỳ.
NHẬP CƯ : ĐÂU LÀ CƠ SỞ CHO LỜI PHÁT BIỂU CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU ?

« Ta là khách lạ, các ngươi đã đón tiếp Ta » : một lời phát biểu cho ngày nay
Christian Mellon, s.j., thành viên của Tâm tâm nghiên cứu và hoạt động xã hội của dòng Tên tại Pháp (Ceras), nguyên thư ký của Ủy ban Công lý và Hòa bình của HĐGM Pháp.