KHIẾU KIỆN VATICAN : TÒA ÁN NHÂN QUYỀN CHÂU ÂU BÁC ĐƠN CỦA CÁC NẠN NHÂN LẠM DỤNG TÍNH DỤC
Tòa án nhân quyền Châu Âu đã tái khẳng định, hôm 12/10/2021, quyền miễn trừ của Vatican với tư cách là một Nhà nước, trước đơn khiếu kiện của nhiều nạn nhân lạm dụng tính dục bởi các linh mục. Họ muốn tố cáo « cách thức thiếu sót về mặt cơ cấu mà Giáo hội đối diện với vấn đề lạm dụng tính dục » ở trong Giáo hội.
« Quyết định áp dụng một nguyên tắc pháp chế cổ điển trong một bối cảnh chưa từng có ». Tòa án nhân quyền Châu Âu (CEDH) đã ra phán quyết, hôm 12/10/2021, chống lại nhiều người đệ đơn khiếu kiện ở Bỉ chống lại Vatican, về những lạm dụng tính dục của các linh mục. « Đây là lần đầu tiên Tòa án được đưa ra tòa về một đơn khiếu kiện nhắm đến Tòa Thánh và đặc biệt về một vụ kiện bạo lực tính dục trẻ vị thành niên », Nicolas Hervieu, luật sư về công luật và luật nhân quyền Châu Âu, cho biết. Một quyết định với sự cộng hưởng đặc biệt, sau khi đệ trình báo cáo của Ủy ban Sauvé về bạo lực tính dục trẻ vị thành niên.
Đơn khiếu kiện đầu tiên bị tòa án Bỉ bác bỏ
Vào năm 2011, chừng 30 người đệ đơn Bỉ, Pháp và Hà Lan, những nạn nhân lạm dụng tính dục, đã đệ đơn khiếu kiện lần đầu tiên ở Bỉ, chống lại Tòa Thánh. Tòa án Bỉ đã bác bỏ đơn khiếu kiện vào năm 2013, bằng cách dựa vào lập luận pháp lý theo đó Tòa Thánh được hưởng quyền miễn trừ tài phán – một nguyên tắc của luật quốc tế theo đó một Nhà nước không thể bị truy tố bởi các tòa án của một Nhà nước khác. Tuy nhiên, Tòa Thánh được công nhận là một Nhà nước bởi luật quốc tế, kể từ Hiệp định Latêranô năm 1929. Do đó, tòa án sơ thẩm ở Gand, Bỉ, đã tuyên bố không đủ thẩm quyền để xét xử vụ án và theo đuổi các thủ tục chống lại Vatican.
Vào năm 2017, sau nhiều thủ tục pháp lý không thành công, những người đệ đơn cuối cùng hướng đến CEDH. Nếu, trước tiên, tòa án Châu Âu công nhận đặc tính có thể nhận đơn khiếu nại của họ, thì cuối cùng tòa án đã đưa ra phán quyết có lợi cho tòa án Bỉ và kết luận không vi phạm các quy định của Công ước Châu Âu về nhân quyền. « Ngay cả khi vụ việc liên quan đến các sự kiện đau lòng, Tòa án cho rằng điều đó không đủ để gạt bỏ nguyên tắc theo đó người ta không thể đổ lỗi cho một Nhà nước vì những buộc tội liên quan đến sứ mệnh chủ quyền của nó », Nicolas Hervieu nhìn nhận.
Một hồ sơ nhạy cảm đối với quan hệ ngoại giao
« Quyết định này không gây ngạc nhiên, cho dù không có gì ngăn cấm Tòa án cho thấy nghĩa vụ bảo vệ trẻ vị thành niên chống lại bạo lực tính dục », luật sự nói thêm. Theo ông, Tòa án lẽ ra có thể đưa ra một ngoại lệ bằng cách ưu tiên bảo vệ nhân quyền so với luật quốc tế chung.
Nhưng hồ sơ vẫn rất nhạy cảm. CEDH đã được đưa ra tòa trước hết trong mục đích giải quyết dứt khoát liệu Bỉ nên đổ lỗi cho Tòa Thánh không. « Nếu Tòa án không bác bỏ những người đệ đơn, thì do đó nó sẽ kết án Nhà nước Bỉ vì đã không bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại Tòa Thánh », Nicolas Hervieu giải thích. Một hoàn cảnh có thể làm hoen ố lâu dài mối quan hệ ngoại giao giữa Nhà nước Vatian và Bỉ.
Những người đệ đơn giờ đây có ba tháng để kháng cáo quyết định và yêu cầu chuyển vụ việc lên tòa án tối cao. Một ủy ban gồm 5 thẩm phán, trong đó có chủ tịch Tòa án, sẽ nhóm họp để quyết định liệu đơn khiếu kiện có bị trả lại hay không. Nếu họ chấp nhận, thì 17 thẩm phán sẽ phải đưa ra phán quyết chính thức.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Âu Châu, Công-lý, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Nhân quyền
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”
- CHIẾN TRANH Ở UCRAINA: KIEV VÀ CÁC ĐỒNG MINH HOAN NGHÊNH LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỨC LÊO XIV VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TẠI VATICAN
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV