MỘT LINH MỤC TUYỆT THỰC Ở CALAIS, ĐÂU LÀ LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ?
Hôm 11/10/2021, một linh mục và hai vị hữu trách khác đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối bạo lực đối với người tỵ nạn ở Calais. Đối với Giáo hội, việc khước từ ăn uống chỉ được sử dụng như là phương sách cuối cùng vì nó gây nguy hiểm cho mạng sống của người tuyệt thực.
Cha Philippe Demeestère (tóc bạc) cùng với hai người tỵ nạn
Giáo hội Công giáo có chấp nhận hy sinh bản thân vì phẩm giá của người khác ? Câu hỏi được đặt ra liên quan đến phong trào phản đối đang diễn ra trong nhà thờ Saint-Pierre de Calais. Từ 11/10, ba người trong đó có cha Philippe Demeestère, dòng Tên và là tuyên úy của hội Cứu trợ Công giáo của Pas-de-Calais, đã bắt đầu tuyệt thực với mục đích yêu cầu Nhà nước ngưng đối xử tệ đối vơi người tỵ nạn.
Được nhật báo La Croix hỏi về vấn đề này, cha Christian Mellon, s.j., thành viên của Trung tâm nghiên cứu và hành động xã hội (Ceras) và là tác giả của nhiều tác phẩm về bất bạo động và bất tuân dân sự, đã giải thích rằng một « cuộc tuyệt thực mà người ta không xác định thời hạn là một hình thức tự sát ».
« Giáo hội có thể cho phép tuyệt thực cho đến chết không ? »
Tuy nhiên, người Công giáo ca ngợi việc hy sinh mạng sống trong một số hoàn cảnh. Như cha Alain Thomasset, s.j., thần học gia luân lý, nhắc nhớ, « có một nghĩa vụ hàng đầu tôn trọng sự sống của mình ». Thế nhưng ngài nói thêm ngay, « sự sống không phải là một giá trị tuyệt đối và có thể hy sinh vì một lý do quan trọng hơn, như hòa bình, tự do, công lý hay bảo vệ đức tin, như mẫu gương của các vị tuẫn đạo cho thấy. »
Vậy, mục đích đôi khi có thể biện minh cho phương tiện ? Theo cha Thomasset, « theo quan điểm đạo đức, Giáo hội không thể kết án một người nhịn ăn uống để giành công lý, thậm chí việc đó là đáng ca ngợi. Nhưng chúng ta có thể cho phép việc nhịn ăn uống này đi đến cái chết không ? Nó chắc chắn là khó nhưng như thế tất cả tùy thuộc vào các hoàn cảnh… Dù thế nào đi nữa, đó chỉ có thể là phương sách cuối cùng, vốn đòi hỏi tương xứng với lý do phải bảo vệ, và với một lý do phải đúng đắn ».
Nếu khó phân định sự đúng đắn của một lý do, trong trường hợp sáng kiến ở Calais, hàng giáo phẩm không phản đối sự tranh chấp này. Đúng hơn, hàng giáo phẩm dường như ủng hộ nó. Theo cha Philippe Demeestère, việc tuyệt thực này được thực hiện « với sự đồng ý của cha sở [của nhà thờ nơi những người tuyệt thực có mặt, ndlr] và trong mối liên hệ với Giám mục ».
Nhiều tiền lệ
Sự kiện này không phải là lần đầu ở Pháp. Vào năm 1981, cha Christian Delorme, được biết đến là một trong những người chịu trách nhiệm cho phong trào « Marche des Beurs », đã bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn để yêu cầu chấm dứt việc trục xuất những người trẻ tuổi xuất thân các gia đình nhập cư và bị tòa án kết tội. Với sự hỗ trợ của Đức Tổng Giám mục của mình lúc đó là Đức Hồng y Decoutray, cha đã thắng kiện sau một tháng.
Có thể xảy ra trường hợp chính các Giám mục hay Hồng y sử dụng phương thức phản đối này. Chẳng hạn, vào tháng 10/2011, ĐHY Joseph Zen, lúc đó 79 tuổi, đã tuyệt thực ba ngày để phản đối phán quyết của Tòa phúc thẩm ở Trung quốc đòi hỏi các trường Công giáo tuyển 40% nhân sự lãnh đạo của mình từ bên ngoài Giáo hội. ĐHY Zen, người đứng đầu Giáo hội Công giáo Hong Kong từ 2002 đến 2009, nổi tiếng không tiêc lời chỉ trích Trung quốc.
Năm vừa qua, ba Giám mục của bang Kerala ở Ấn Độ đã tuyệt thực để đòi chính quyền địa phương trả tiền lương cho các giáo sư ở các trường Công giáo. Kêu gọi huy động vì chính nghĩa của mình, các ngài đã được tham gia bởi các vị lãnh đạo Kitô giáo khác và đã thắng kiện sau 14 ngày tuyệt thực.
Ở Pháp, việc nại đến tuyệt thực được công nhận như là một quyền tự do cá nhân, được bảo vệ bởi khoản 16-3 của Bộ luật dân sự.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Công-lý, Di dân, tuyệt thực
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ