NHIỀU THÀNH VIÊN CỦA VIỆN HÀN LÂM CÔNG GIÁO PHÁP PHÊ BÌNH NHỮNG ĐIỂM YẾU TRONG BÁO CÁO SAUVÉ

Written by xbvn on Tháng Mười Một 26th, 2021. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Tám thành viên của Viện hàn lâm Công giáo Pháp đã tiến hành một cuộc đọc có tính cách phê bình đối với báo cáo của CIASE, chỉ ra những điểm yếu về mặt phương pháp, thần học và pháp lý. Một văn kiện nghiêm túc đã được gởi cho Đức Phanxicô.

Gần hai tháng sau khi trao bản báo cáo của Ủy ban độc lập về lạm dụng tính dục trong Giáo hội (Ciase), có những tiếng nói bắt đầu được lắng nghe để đặt vấn đề về một khía cạnh này hay khía cạnh kia của công việc do Ủy ban thực hiện.

Tám thành viên của Viện hàn lâm Công giáo Pháp đã ký một bản văn không khoan nhượng về báo cáo của Ciase, chỉ ra « những điểm yếu về mặt phương pháp luận của nó, những phân tích đôi khi nguy hiểm của nó ».

Từ trang đầu tiên của nghiên cứu này đã được nêu rõ : « Viện hàn lâm Công giáo Pháp là một cấp phân tích và suy tư, một phân tích pháp lý, xã hội học, thần học và triết học về báo cáo này là cần thiết để xác minh tính thích đáng của nó ở mọi quan điểm ».

Cuộc chiến các con số

Nhật báo La Croix đã có thể có được bản văn khoảng 15 trang. Trước tiên, việc truyền thông của báo cáo Sauvé đã bị chỉ trích, đặc biệt liên quan đến ước lượng khoảng 330 000 nạn nhân lạm dụng tính dục trong Giáo hội : « Người ta có quyền chất vấn về phương pháp luận của cuộc điều tra định lượng vốn đã dẫn đến việc đưa ra cho dư luận con số 330 000 nạn nhân, con số duy nhất được các phương tiện truyền thông giữ lại ».

Tiếp đến là việc giải mã có phương pháp đối với các con số xuất hiện trong báo cáo, đối chiếu số lượng lời khai nhận được, ở mức 2 738, phương pháp thống kê của cuộc khảo sát ý kiến của Ifop là khoảng 330 000 và ước tính của Trường nghiên cứu cao cấp thực hành (EPHE) ở mức 27 808 người.

« Tính chính xác khoa học đã không chủ trì công việc của nó. (…) Sự đánh giá không cân xứng về tai họa này đang nuôi dưỡng diễn ngôn bằng một đặc tính « có hệ thống » và đặt cơ sở cho các đề xuất nhằm hạ bệ Giáo hội-thể  chế », tám viện sĩ tố giác, trong đó có chủ tịch của Viện hàn lâm Công giáo Hugues Portelli, và còn có cha Jean-Robert Armogathe, triết gia Pierre Manent hay cha Philippe Capelle-Dumont.

Tiếp đến, chính trên lĩnh vực triết học và thần học mà cái nhìn phê bình đối với Ciase được khai triển. Các khuyến nghị của Ciase « đòi hỏi Giáo hội Công giáo có những thay đổi về mục vụ và giáo thuyết ». Thế nhưng, phân tích của Viện hàn lâm khiển trách, Ủy ban đặc biệt coi thường Cựu Ước bằng cách chỉ dựa vào các Tin Mừng, và phớt lờ nội dung của sách Giáo lý Giáo hội Công giáo trong lối tiếp cận thần học luân lý của nó : « Đáng tiếc là một bản văn đã vận dụng rất nhiều phương tiện, nhân lực và tài chính, (…) lại có thể cho thấy một Giáo hội học không đầy đủ, một khoa chú giải yếu kém, một nền thần học luân lý lỗi thời. »

Bối cảnh xã hội học

Đề cập đến bầu khí thuận lợi cho nạn ấu dâm trong những năm 1950-1970, bản văn cho rằng « Giáo hội Công giáo sống trong một cơ thể xã hội với những biên giới dễ bị ảnh hưởng không thể tránh được », và « trách nhiệm của một số thành viên của Giáo hội phải quan tâm đến bối cảnh xã hội học, tâm lý học, triết học và thần học. Điều đó không làm mất đi sự kinh hoàng của các tội ác đã gây ra ».

Một suy tư pháp lý cũng được khai triển trong bản văn dài, nghiêm khắc và gay gắt này, nhấn mạnh rằng « Giáo hội không phải là một pháp nhân. Thế nhưng, trách nhiệm liên quan đến một người chịu trách nhiệm mà sự thiệt hại có thể được quy cho ». Các thành viên của Viện hàn lâm còn nhấn mạnh rằng « những lỗi phạm phải được thiết lập với độ chính xác và cách đủ chắc chắn » và « dường như không thể chỉ dựa vào những tuyên bố của các nạn nhân. »

Một cuộc tranh luận pháp lý nhắc lại trong lập luận của nó các nguyên tắc chính như thời hiệu, nguyên tắc không hồi tồ, trách nhiệm cá nhân, để xác định chặt chẽ tham vọng về bất kỳ sự bồi thường nào.

Thư gởi cho Đức Giáo hoàng

« Báo của của Ciase hình thành từ một phương pháp tiến hành can đảm và chính đáng », những người ký tên ghi nhận. Nhưng khi phê phán các điểm yếu của văn kiện này, họ tương đối hóa tầm quan trọng của các kết luận của nó : « Các khuyến nghị của một ủy ban không có thẩm quyền của Giáo hội hay dân sự chỉ có thể có tính chỉ dẫn để hướng dẫn hoạt động của Giáo hội và các tín hữu của Giáo hội. Một số khuyến nghị có thể mang tính hủy hoại đối với Giáo hội (…). Những khuyến nghị khác chất vấn về bản chất thiêng liêng và thánh thiêng của Giáo hội ».

 Một nghiên cứu nghiêm túc mà các tác giả đã gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô cũng như cho Đức cha  Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch HĐGM Pháp và …vả lại cũng là thành viên của Hàn lâm viện Công giáo.

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31