NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : JOSEPH RATZINGER
Joseph Ratzinger, Đức Bênêđíctô XVI tương lai, sẽ vẫn là một bậc thầy của việc cải cách Giáo hội và canh tân thần học trong việc trở về nguồn Thánh Kinh và các Giáo Phụ. Là một nhà trí thức hết sức tôn trọng bất kỳ cuộc tìm kiếm sự thật nào, ngài nổi bật bởi nền văn hóa rộng lớn của mình và sự chặt chẽ của tư tưởng, điều này cũng biến ngài trở thành một nhà tư tưởng sáng chói đối với chủ thuyết tương đối của thuyết Tân Thời.
Vốn đã là một thần học gia xuất sắc trước khi trở thành Hồng y-Tổng Giám mục Munich dưới thời Đức Phaolô VI, sau đó, ở Rôma, là người gìn giữ kỷ luật trí thức và luân lý dưới thời Đức Gioan-Phaolô II, Joseph Ratzinger vẫn là như thế khi trở thành Giáo hoàng Bênêđíctô XVI và ngay cả sau khi từ chức.
Cuộc đời
Đức Joseph Ratzinger sinh năm 1927 trong một gia đình ở miền Bavaria sùng đạo sâu sắc và phản đối chủ nghĩa Quốc xã. Ngài vào chủng viện Munich vào năm 1945 và, vốn là một nhạc sĩ, ngài đam mê văn học và triết học bên cạnh thần học. Được phong chức linh mục vào năm 1951, ngài tiếp tục việc nghiên cứu của mình. Luận án đầu tiên của ngài là về thánh Augustinô, vị Giáo Phụ Latinh chính yếu. Luận án thứ hai của ngài tập trung vào thánh Bônaventura (một thần học gia lớn của dòng Phanxicô vào thế kỷ XIII, thần bí hơn và ít duy lý hơn so với thánh Tôma Aquinô, dòng Đaminh, đương thời với thánh nhân) và và khiến ngài gặp một số rắc rối vì không phù hợp với chủ thuyết Tôma tân kinh viện đang thịnh hành thời bấy giờ.
Tuy nhiên, ngài vẫn được nhận vào giảng dạy và tham gia với tư cách là chuyên viên tại Công đồng Vatican II (1962-1965). Ngài quan niệm « aggiornamento » (cập nhật hóa) cần thiết là trở về nguồn Thánh Kinh và các Giáo Phụ, tái khám phá ý nghĩa của phụng vụ và cải cách các phương pháp của Thánh bộ Đức tin (hậu duệ của Tòa thẩm vấn chịu trách nhiệm truy lùng lạc giáo), để những nỗ lực đào sâu tư tưởng Kitô giáo không còn bị trấn áp một cách có hệ thống. Đồng thời, ngài tố giác chủ nghĩa marxit như một chủ thuyết thiên sai đã trở thành chuyên chế bởi một chủ thuyết vô thần trong đó một « khoa học » đã lỗi thời thay thế Thiên Chúa và trao cho một quyền lực tuyệt đối. Lo sợ bởi những giải thích về Công đồng theo hướng của chủ nghĩa tự do duy tương đối, vào năm 1969 ngài chuyến đến Ratisbonne từ Tübingen, nơi mà Hans Küng, nhà thần học vẫn còn chưa công khai bất đồng chính kiến, đã đón tiếp ngài. Ngài cũng rời tạp chí Concilium để gia nhập Communio vào năm 1972, nơi mà von Balthasar, Daniélou và de Lubac coi Vatican II là một lời mời gọi canh tân trở về nguồn chứ không phải là một đoạn tuyệt với quá khứ.
Được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Munich vào năm 1977 và năm tiếp theo được tấn phong Hồng y, ngài được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô kêu gọi vào năm 1981 để đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin, một Bộ kế thừa Thánh bộ Đức tin, như ngài mong muốn. Chức vụ này khiến ngài nổi tiếng là người kiểm duyệt nghiêm nhặt, nhưng không ngăn cản ngài nhanh chóng được bầu kế vị Đức Gioan-Phaolô II vào năm 2005. Ý thức về sự suy yếu do tuổi tác của mình, ngài đã từ chức vào năm 2013.
Sự nghiệp
Các tác phẩm của Đức Joseph Ratzinger có hai ưu điểm : một mặt, tầm sâu rộng của thông tin mà chúng rút ra và được kín múc cả trong nền văn hóa thế tục cũng như trong Truyền Thống và lịch sử của Giáo hội ; mặt khác, sự chặt chẽ của tư tưởng và trình bày. Trong sản phẩm phong phú của mình (hơn 50 cuốn sách, một vài cuốn trong số đó được hợp tác sau các cuộc tranh luận công khai, chưa kể một số ghi chép và bài báo), các đường nét mạnh đều xuất hiện. Đầu tiên là tính trỗi vượt của Lời Chúa vừa là nguồn mạch vừa là thẩm phán của bất kỳ việc hình thành quan niệm thần học nào, cho phép hay không biến nó thành một học thuyết hoặc đơn giản là một giả thuyết khả thi. Thánh Kinh như được Chúa Thánh Thần truyền lại trong Truyền Thống của Giáo hội không được dùng để biện minh cho những suy lý, vì Thánh Kinh có trước chúng như là chuẩn mực. Kết quả là không có bất kỳ hệ thống trường phái nào có độc quyền hay bị tiên thiên từ chối. Đó là những gì được rút ra từ nhiều chuyên luận (1966, 1973, 1982) về bản chất của các tín điều và các nguyên tắc của thần học Công giáo. Tất nhiên, phạm vi ứng dụng đầu tiên là cuốn « Thiên Chúa của Đức Giêsu-Kitô » (1976), suy tư về Chúa Ba Ngôi. Đức Bênêđíctô XVI đã hoàn thành Kitô học của Joseph Ratzinger với ba tập « Đức Giêsu thành Nadarét » (2007-2012), được xuất bản với tư cách thần học gia, chứ không phải với tư cách Giáo hoàng.
Giáo hội đã là chủ đề của nhiều ấn phẩm, đặc biệt các cuốn « Dân mới của Thiên Chúa » (1969), « Được kêu gọi để hiệp thông » (1991), « Giáo hội như là hiệp thông » (2002). ĐHY Ratzinger đã chú tâm nhấn mạnh tầm quan trọng và những đòi hỏi của các cuộc cử hành, đặc biệt trong cuốn « Tinh thần của Phụng vụ » (2000). Ngài cũng thường xuyên tham luận về việc thông truyền đức tin trong các suy tư về việc dạy giáo lý (1983, 1995, 2008). Người ta vẫn còn tìm thấy những cuốn sách về luân lý Kitô giáo (1975), Đức Trinh Nữ Maria (1978), Các Bí tích (1979), Đối thoại đại kết (1987), Công trình tạo dựng và sự sa ngã (1986), Châu Âu (1991), Mầu nhiệm của Israel (1998), Những « giá trị » của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa đa nguyên (1988, 1993, 2003)…Cuốn « Dẫn vào Kitô giáo » (1968) của ngài đã trở thành một cuốn sách kinh điển trong các phân khoa thần học ở Đức. Ba thông điệp lớn của ngài : « Deus caritas est » (2005), « Spe salvi » (2007) và « Caritas in veritate » (2009) đã được ca ngợi như là những bản tổng hợp cốt lõi của đức tin.
Để đọc
Toàn bộ tác phẩm của thần học gia-Giáo hoàng đang được biên tập dưới sự chỉ đạo của ĐHY Ludwig Müller, người kế vị ngài ở Bộ Giáo lý Đức tin, và được xuất bản dần dần bằng tiếng Pháp tại nhà xuất bản Parole et Silence. Đối với người tiếp cận đầu tiên, chúng ta có thể dùng hai cuốn sách trả lời cho các nhà báo : « Entretiens sur la foi » (Đối thoại về đức tin) (1985) và « Voici quel est notre Dieu » (Đây là Thiên Chúa của chúng ta) (2001). Trong số nhiều bộ sưu tập nhỏ được thực hiện từ những bản văn khác nhau sau khi ngài được bầu làm Giáo hoàng hay sau khi ngài từ chức, chúng ta có thể giới thiệu cuốn « Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay » (2013).
Tý Linh
(theo Jean Duchesne, Aleteia)
Tags: Bênêđíctô XVI, Phanxicô-I, Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ