BÀI SUY NIỆM CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG BUỔI CỬ HÀNH SÁM HỐI TRƯỚC NGÀY KHAI MẠC KHÓA HỌP THỨ HAI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VỀ TÍNH HIỆP HÀNH
Sau hai ngày tĩnh tâm tại Vatican, một buổi cử hành sám hối đã diễn ra vào tối thứ Ba, ngày 1 tháng 10, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Được chủ sự bởi Đức Thánh Cha, nó diễn ra một ngày trước khi khai mạc khóa họp thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục “vì một Giáo hội hiệp hành hơn”. Trong tiến trình tha thứ, ngài kêu gọi Giáo hội chữa lành những mối quan hệ bệnh hoạn, những vết thương do tội lỗi gây ra và nhìn nhận những lỗi lầm đã mắc phải.
CỬ HÀNH SÁM HỐI: BẢY TỘI LỖI VÀ BA CHỨNG NHÂN, PHẢN ẢNH VỀ NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA NHÂN LOẠI
Bảy Hồng y đọc những lời cầu xin sự tha thứ do Đức Phanxicô viết và ba chứng từ liên quan đến lạm dụng, trợ giúp những người di cư và các nạn nhân chiến tranh đã mang lại nội dung cho buổi cử hành sám hối ngày 1/10/2024, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Một tiến trình hòa giải và sám hối mà Đức Phanxicô mong muốn hôm trước ngày khai mạc khóa họp thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục vì một Giáo hội hiệp hành, vào ngày 2 tháng 10.
BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, PHÓ TẾ, TU SĨ, CHỦNG SINH VÀ CÁC NHÂN VIÊN MỤC VỤ
Bài phát biểu của Đức Phanxicô, vào ngày 28 tháng 9, với các giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, những người thánh hiến và các nhân viên mục vụ của Bỉ. Tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Koekelberg, ngài mời gọi suy nghĩ về ba từ khóa: “Loan báo Tin Mừng, niềm vui, lòng thương xót”.
VATICAN SẼ THỰC HIỆN CHUYẾN KINH LÝ TỚI HUYNH ĐOÀN THÁNH PHÊRÔ
Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, học viện truyền thống quan trọng nhất, đã công bố hôm thứ Sáu ngày 27 tháng 9 về việc bắt đầu chuyến kinh lý sắp tới do Vatican quyết định. Một chuyến kinh lý mà Huynh đoàn và Thánh bộ đời sống thánh hiến trình bày là “bình thường”.
TẠI BỈ: SỰ KIÊN CƯỜNG TRONG SỨ MẠNG MANG LẠI NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Bỉ, ngài đã đối diện với những chất vấn khác nhau. Nhưng rõ ràng ngài đến để trả lời cho những chất vấn đó, và nhất là để mang lại niềm vui và hy vọng cho mọi người, đặc biệt là Giáo hội Bỉ.
ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI SỰ CAN ĐẢM CỦA VUA BAUDOUIN, NGƯỜI ĐÃ KHÔNG KÝ LUẬT PHÁ THAI
Đức Phanxicô đã đến hầm mộ hoàng gia ở nhà thờ Đức Bà Laeken, trước sự hiện diện của vua và hoàng hậu Bỉ, để cầu nguyện trước lăng mộ của vị vua Công giáo, người đã thoái vị trong 36 giờ vào năm 1992 để không ký đạo luật hợp pháp hóa việc phá thai. Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta lấy cảm hứng từ gương của nhà vua vào thời điểm mà “luật hình sự” đang được soạn thảo và mong ước rằng án phong chân phước có thể tiến triển.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI GIÁO HỘI BỈ: “KHÔNG CÓ CHÚA THÁNH THẦN, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KITÔ GIÁO XẢY ĐẾN CẢ”
“Hãy cùng nhau tiến bước, anh chị em và Chúa Thánh Thần, để, như thế, trở thành Giáo hội” Đức Phanxicô đã tuyên bố trong cuộc gặp gỡ vào thứ Bảy, ngày 28 tháng 9, với các giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, những người thánh hiến và các nhân viên mục vụ của Bỉ. Tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Koekelberg, ngài mời gọi suy nghĩ về ba từ khóa: “Phúc âm hóa, niềm vui, lòng thương xót”.
MỤC TIÊU CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG VÀ NHỮNG CẢI CÁCH “THEO MỐT”
Những lời của Đức Thánh Cha nói với Giáo hội Bỉ và hướng tới Đại hội Thượng hội đồng sắp đến.
TIẾN TỚI NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2027 Ở SEOUL
Hôm 24/9/2024, logo và chủ đề được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ được tổ chức tại Hàn Quốc vào năm 2027 đã được giới thiệu tại Văn phòng Báo chí của Tòa Thánh. Vào ngày 24 tháng 11, ngày các giáo phận cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới dịp Lễ Chúa Kitô Vua, Thánh giá Giới trẻ và linh ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani sẽ được trưng bày tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
BỈ: ĐỨC PHANXICÔ HỨA HẸN MỘT “CUỘC CHIẾN KIÊN QUYẾT” CHỐNG LẠI NẠN LẠM DỤNG, MỘT “SỰ XẤU HỔ” CHO GIÁO HỘI
Trong những giờ đầu tiên của chuyến tông du tới Bỉ, Đức Thánh Cha đã phát biểu, sau Vua Bỉ và người đứng đầu cơ quan hành pháp, về “tai họa” lạm dụng, một “phản chứng đau đớn” vốn là một “sự xấu hổ” đối với Giáo hội. Ngài nói, với sự khiêm tốn và quyết tâm, cần phải làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng điều này không còn xảy ra nữa và cầu xin sự tha thứ.
GIÁO HỘI LUXEMBOURG KHIÊM TỐN, NHƯNG CHẮC CHẮN VỀ MÌNH
Từ vài năm nay, có sự tách biệt nghiêm ngặt giữa Giáo hội và Nhà nước ở Luxembourg. Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ một Giáo hội Công giáo khiêm tốn nhưng tự do hơn, trong chuyến thăm kéo dài 9 giờ tới Đại Công quốc thịnh vượng. Phỏng vấn trưởng kinh sĩ đoàn Nhà thờ chính tòa Luxembourg, Cha Georges Hellinghausen.
LUXEMBOURG: ĐỨC PHANXICÔ KHUYẾN KHÍCH MỘT GIÁO HỘI MỞ RA
Điểm nổi bật thứ hai trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Luxembourg là việc ngài khai mạc Năm Thánh Đức Mẹ dâng kính Đức Bà An ủi kẻ âu lo, thánh bảo trợ của Luxembourg, tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà trước sự hiện diện của cộng đồng Công giáo trong nước. Ngài ca ngợi một Giáo hội cởi mở, hòa hợp với con đường hiệp hành, trong bối cảnh tục hóa ngày càng phát triển.
LUXEMBOURG: ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI SỰ HỢP TÁC VÀ LIÊN ĐỚI GIỮA CÁC QUỐC GIA
Trong bài phát biểu công khai đầu tiên tại Đại Công quốc trong khuôn khổ chuyến tông du tới hai quốc gia vùng Benelux (Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), Đức Phanxicô đã kêu gọi “những người được trao quyền bính” dấn thân vào văn hóa đối thoại và thỏa hiệp nhằm xây dựng an ninh và hòa bình cho tất cả mọi người.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 7. CHÚA GIÊSU ĐƯỢC THÁNH THẦN DẪN VÀO HOANG ĐỊA. CHÚA THÁNH THẦN, ĐỒNG MINH CỦA CHÚNG TA TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI THẦN DỮ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Ngày nay, chúng ta thường nghe nói rằng ma quỷ không tồn tại, nó là biểu tượng của sự vô thức tập thể hoặc một lối ẩn dụ. Baudelaire nói: “Mưu mô lớn nhất của ma quỷ là làm cho mọi người tin rằng nó không tồn tại”. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chính Chúa Giêsu, trong hoang địa, đã bị cám dỗ và bắt đầu sứ vụ của mình bằng cách trừ quỷ; các sách Tin Mừng có đầy những tình tiết này.
ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO BÀ AUNG SAN SUU KYI
Tạp chí Công giáo Ý Civiltà Cattolica đăng tải các cuộc trò chuyện của Đức Phanxicô với các tu sĩ Dòng Tên mà ngài đã gặp ở Indonesia, Đông Timor và Singapore, như một phần trong chuyến tông du của ngài đến Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Ngài đưa ra lời kêu gọi ủng hộ nhà lãnh đạo Miến Điện, bị bắt vào năm 2021 sau cuộc đảo chính quân sự ở Miến Điện. Đức Phanxicô đã tiếp kiến con trai bà tại Rôma và cho biết ngài sẵn sàng đón tiếp bà tại Vatican.
SẮP KHÁNH THÀNH VIỆN BẤT BẠO ĐỘNG Ở RÔMA
Vài ngày trước khi khai mở Viện Bất bạo động Pax Christi tại Rôma, ĐHY Robert McElroy nói với Vatican News rằng tất cả các hình thức bạo lực đều trái ngược với Tin Mừng và các Kitô hữu phải vượt qua sự mù quáng trước những xung đột đang hoành hành ở một số nơi trên thế giới.
LOGO VÀ KHẨU HIỆU CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ TỚI LUXEMBOURG VÀ BỈ
Vào thứ Hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Luxembourg vào ngày 26 tháng 9 năm 2024 và tới Bỉ từ ngày 26 đến 29 tháng 9. Ngài sẽ đặc biệt tới Brussels, Louvain và Louvain-la-Neuve. Logo và khẩu hiệu của hai chuyến tông du đã được công bố hôm 25/6/2024.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN NĂM B: TRỞ NÊN LỚN LAO QUA VIỆC PHỤC VỤ
Quyền lực thực sự hệ tại ở việc quan tâm đến những người yếu đuối nhất. Đây là điều mà Đức Phanxicô đã nhắc nhớ trong buổi đọc Kinh Truyền Tin ngày 22/9/2024, và đồng thời mời gọi chúng ta đừng trở thành “những kẻ thống trị” nhưng là “những người phục vụ”.
AD EXTRA, LÀM THẾ NÀO BIẾT TIN TỨC VÀ SUY TƯ VỀ SỨ MẠNG Ở CHÂU Á MỘT CÁCH SÂU XA HƠN
Được thành lập vào tháng 4 năm 2024 bởi Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, Ad Extra đã nhanh chóng trở thành một nền tảng thông tin tham khảo. Hoàn toàn bằng kỹ thuật số, nó dựa vào các định dạng khác nhau và sự cộng tác của nhiều nguồn để thông tin về vấn đề truyền giáo ở Châu Á.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: “MỘT GIÁO HỘI MUỐN TRỞ THÀNH HIỆP HÀNH PHẢI CẦU XIN VÀ TRAO BAN SỰ THA THỨ”
Khóa họp cuối cùng ở Rôma của Thượng Hội đồng về tính hiệp hành sẽ khai mạc bằng một cuộc tĩnh tâm thiêng liêng kèm theo một buổi cử hành trong đó cộng đoàn sẽ được mời gọi xưng thú các tội lạm dụng chống lại hòa bình, chống lại công trình tạo dựng, người di cư, phụ nữ, v.v. Giải mã với Thierry Bonaventura, phụ trách truyền thông của Ban Tổng Thư ký Thượng Hội đồng.