RÔMA XÁC NHẬN SỰ HẠN CHẾ NGHIÊM NGẶT ĐỐI VỚI PHỤNG VỤ TRƯỚC CÔNG ĐỒNG VATICAN II
Trong một loạt câu trả lời liên quan đến Tự sắc Traditionis Custodes, hôm 18/12, Vatican đã có những làm sáng tỏ quan trọng về việc cử hành thánh lễ tiền công đồng và qua đó xác định cấm cử hành một số bí tích theo hình thức cũ.
Quả thế, trong một văn kiện 9 trang được công bố hôm thứ Bảy 18/12/2021, Vatican đã đưa ra những câu trả lời thực tiễn cho 11 câu hỏi thường được đặt ra về Tự sắc Traditionis Custodes của Đức Phanxicô vào tháng Bảy vừa qua, nhằm hạn chế việc sử dụng phụng vụ trước công đồng Vatican II. Trong năm ngôn ngữ, những « responsa ad dubia » (những câu trả lời cho những nghi vấn ») này xác nhận hướng đã được chỉ ra trong Tự sắc, mà không để chỗ cho bất kỳ nghi ngờ nào : việc cử hành thánh lễ trước cuộc cải cách phụng vụ của công đồng Vatican II là và vẫn phải là một ngoại lệ. Một lối giải thích vốn theo cùng đường hướng với các sắc lệnh áp dụng được giáo phận Rôma công bố vào tháng 11/2021.
Rôma nhắc nhớ rằng, nguyên tắc của Tự sắc này là theo đuổi « việc tìm kiếm liên lỉ sự hiệp thông trong Giáo hội », với « mục đích duy nhất là bảo vệ ân huệ của sự hiệp thông trong Giáo hội bằng cách bước đi cùng nhau, với niềm xác tín trong tâm trí và trong tâm hồn, trong đường hướng được Đức Thánh Cha chỉ ra ».
Trong phần dẫn nhập của văn kiện này, gởi cho các Chủ tịch của các Hội đồng Giám mục, có trách nhiệm soạn thảo các chuẩn mực tại địa phương, Rôma cảnh giác đối với « những cuộc luận chiến vô ích, chỉ có thể tạo ra những chia rẽ, trong đó sự kiện nghi lễ thường bị khai thác bởi các quan điểm theo ý thức hệ ».
« Sự nhượng bộ có giới hạn »
Theo văn kiện này, được ký bởi Đức cha Arthur Roche, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự, và nhận được « sự đồng ý » của Đức Thánh Cha Phanxicô, « cuộc cải cách phụng vụ là bất khả đảo ngược ». Hệ quả lôgíc của việc nhắc lại các nguyên tắc này : khả năng cử hành theo nghi thức cũ là một « sự nhượng bộ có giới hạn », được Rôma ban cho các tín hữu theo nghi thức cũ, « để cung cấp cho lợi ích của họ », nhưng không được trở thành quy tắc. Rôma nhấn mạnh, nó không bao giờ là « một cơ hội để cổ võ nghi thức trước đây ».
Như thế, nếu Vatican thừa nhận rằng các thánh lễ trước Vatican II có thể được cử hành tại các nhà thờ giáo xứ, thì chỉ với điều kiện là không thể tổ chức chúng ở nơi khác, chẳng hạn như trong các nhà nguyện hay nguyện đường. Và nhất là, « không thích hợp để một cử hành như vậy được đưa vào lịch các thánh lễ của giáo xứ ».
Hạn chế khác được xác nhận là liên quan đến việc cử hành các bí tích theo hình thức cũ. Quả thế, văn kiện chỉ rõ rằng từ nay không còn có thể sử dụng sách nghi thức « Pontificale Romanum » trước cuộc cải cách phụng vụ của công đồng Vatican II nữa. Thế nhưng, sách phụng vụ này đặc biệt có nghi thức cho phép các Giám mục cử hành hai bí tích dành riêng cho các ngài : bí tích Truyền chức thánh (cho linh mục và phó tế) và bí tích Thêm Sức. Trái lại, các bí tích khác, như Hôn Phối, Rửa Tội hay Xức dầu bệnh nhân…, có thể được cử hành, với điều kiện phải dựa vào sách « Rituale Romanum » của năm 1952, chứ không phải một cuốn sách trước đó.
Thánh lễ làm phép Dầu
Quyết định sau cùng này chắc chắn sẽ có tác động rất lớn trong thế giới gắn bó với nghi thức cũ của nghi lễ Rôma và cách riêng các học viện linh mục, như Huynh đoàn thánh Phêrô hay học viện Chúa Kitô Vua Linh Mục Thượng Phẩm, vốn truyền chức linh mục hàng năm theo nghi thức cũ. Một số tổ chức này trước đây đã từng được Rôma cho phép cử hành với các nghi thức trước công đồng Vatican II.
Cũng thế, văn kiện của Bộ Phụng Tự đã trả lời cách thẳng thắn về số phận dành cho các linh mục từ chối đồng tế trong Thánh lễ làm phép Dầu, mà hàng năm quy tụ tất cả các linh mục của một giáo phận xung quanh Giám mục của mình. Như thế, một linh mục đã được phép cử hành theo nghi lễ cũ không còn có thể « tiếp tục hưởng được sự nhượng bộ này » nữa nếu linh mục đó không nhìn nhận « tính thành sự và tính hợp pháp của việc đồng tế thánh lễ – đặc biệt từ chối đồng tế trong Thánh lễ làm phép Dầu ».
« Ước muốn rõ ràng không tham gia vào việc đồng tế, cách riêng vào Thánh lễ làm phép Dầu, dường như diễn tả một sự thiếu chấp nhận cuộc cải cách phụng vụ và sự hiệp thông trong Giáo hội với Giám mục », người ta có thể đọc thấy như thế trong văn kiện của Bộ Phụng Tự, mà theo Bộ, đó là « hai điều kiện cần thiết » để được phép cử hành theo nghi thức cũ.
Tuy nhiên, Vatican chỉ rõ rằng trước khi rút lại phép cử hành theo nghi thức tiền công đồng – đối với một số linh mục từ chối cử hành theo nghi thức mới -, Giám mục phải « lưu tâm thiết lập một cuộc đối thoại huynh đệ với linh mục đó, đảm bảo rằng thái độ này không loại trừ tính thành sự và tính hợp pháp của cuộc cải cách phụng vụ ».
Cuối cùng, văn kiện của Bộ hạn chế khả năng đối với một linh mục cử hành thánh lễ nhiều lần trong cùng một ngày theo nghi thức cũ, cho nhiều nhóm tín hữu khác nhau. « Quyền của cá tín hữu tham dự Thánh lễ hoàn toàn không bị từ chối, vì họ có thể tham dự Thánh lễ trong hình thức nghi lễ hiện nay ».
Văn kiện này, và các câu trả lời của nó, chắc chắn sẽ gây ra nhiều phản ứng trong một số giới theo khuynh hướng truyền thống. Trong số đó, có hai điểm đặc biệt nhạy cảm : việc đồng tế và việc phong chức linh mục.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
—————————-
Đọc thêm thư của Đức Phanxicô gởi các Giám mục về Tự sắc Traditionis Custodes ở đây.
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG