Posts Tagged ‘Nhân-phẩm’
BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”

Sự khởi đầu triều đại giáo hoàng của Đức Lêô XIV là cơ hội để tái khám phá “Rerum Novarum”, thông điệp do Đức Lêô XIII công bố năm 1891, một bản văn nền tảng của học thuyết xã hội của Giáo hội, và xem xét ảnh hưởng tiềm tàng của nó trong thời đại kỹ thuật số.
ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU

Tại hội nghị của Tổ chức Centesimus Annus Pro Pontifice vào thứ Sáu, 16/5, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh nhấn mạnh vai trò quan trọng của Học thuyết xã hội của Giáo hội trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng về quản trị và phân cực toàn cầu ngày nay.
ĐHY FERNANDEZ : ĐỨC PHANXICÔ, TẤM GƯƠNG CỦA MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG QUẢNG ĐẠI

Vào thứ Năm, ngày 1/5/2025, ĐHY Victor Manuel Fernandez đã cử hành Thánh lễ thứ sáu trong tuần cửu nhật cầu nguyện cho linh hồn Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Vào ngày lễ Thánh Giuse Lao động, ĐHY đã bảo vệ tầm nhìn xã hội về lao động của Đức Phanxicô. ĐHY nhấn mạnh rằng cuộc đời của Đức cố Giáo hoàng là “một sự khích lệ để chúng ta sống công việc của mình một cách quảng đại”.
BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II

Phó thư ký Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống nhìn lại kỷ niệm 30 năm thông điệp của Đức Gioan Phaolô II, những giáo huấn vẫn luôn mang tính thời sự. Theo Gabriella Gambino, Đức Giáo hoàng người Ba Lan đã cảm nhận được rằng các hình thức tấn công nghiêm trọng vào sự sống của những người yếu thế nhất là biểu hiện của “một ý tưởng sai lầm về tự do, biến tội phạm thành pháp quyền”.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON NHÂN DỊP “HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO”

Nhân dịp “Hội nghị thượng đỉnh hành động về Trí tuệ nhân tạo” được tổ chức tại Paris, Đức Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng như tới các tham dự viên. Ngài hy vọng “mỗi quốc gia có thể tìm thấy trí tuệ nhân tạo như một công cụ, một mặt, cho sự phát triển và đấu tranh chống đói nghèo, mặt khác, cho việc bảo vệ văn hóa và ngôn ngữ địa phương”. Ngài cũng nhấn mạnh rằng thách thức tối hậu vẫn luôn là con người: “Liệu con người, với tư cách là con người” trong bối cảnh tiến bộ công nghệ “có thực sự trở nên tốt hơn hay không”.
THƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỬI CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ

Anh em Giám mục thân mến,
Hôm nay tôi viết thư này để nói vài lời với anh em trong những thời điểm tế nhị này khi anh em đang sống với tư cách là Mục tử của Dân Thiên Chúa đang cùng nhau tiến bước tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”

“Huấn thị này có mục đích cụ thể và giới hạn hơn: hướng sự chú ý của các mục tử, các thần học gia và tất cả mọi tín hữu đến những lệch lạc, những nguy cơ lệch lạc gây nguy hại cho niềm tin và đời sống Kitô hữu, những lệch lạc do bởi những dạng thần học giải phóng sử dụng những ý niệm vay mượn một cách thiếu phê bình từ những dòng tư tưởng Mác-xít“.
ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024, trong khi tiếp phái đoàn từ khoa nha khoa của Đại học Napoli “Frederick II”, Đức Phanxicô đã nhắc lại ba nguyên tắc của lời thề Hippocrate: không làm hại, chăm sóc và chữa lành. Ngài cảnh báo các bác sĩ chống lại nguy cơ bỏ bê phẩm giá con người bằng cách “làm theo lợi ích của thị trường và ý thức hệ, thay vì cống hiến hết mình cho lợi ích của cuộc sống sơ sinh, cuộc sống đau khổ, cuộc sống nghèo khổ”.
DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA

“Công lý là một nhân đức bản lề hết sức quan trọng, giúp trao cho mỗi người các quyền của họ. Và nhân đức này chắc chắn cũng phải được sống trong Giáo hội: các quyền của tín hữu và các quyền của chính Giáo hội đòi hỏi điều đó. Tuy nhiên, không có cộng đồng nhân loại nào, và càng không có trong Giáo hội, việc tôn trọng quyền lợi là đủ; cần phải vượt lên trên các quyền lợi, với lòng nhiệt thành của bác ái, tìm kiếm thiện ích cho người khác qua việc hiến dâng cuộc sống của chính mình một cách quảng đại…. Sự hòa hợp giữa bác ái và công lý được soi sáng trong việc cả hai cùng nhau hướng tới chân lý.”
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO

Trong Năm Cầu Nguyện này, “chúng ta phải biến lời cầu nguyện của người nghèo thành của chúng ta và cầu nguyện với họ”, trở thành “bạn hữu” với họ, với “tâm hồn khiêm nhường”.
ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI

Trong bài tham luận vào thứ Năm ngày 7/11/2024, trong cuộc tranh luận về việc loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc, Đức cha Gabriel Caccia, quan sát viên của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, đã lưu ý rằng những thành kiến liên quan đến sự bất bao dung về chủng tộc có những hình thức tinh vi khó giải quyết hơn, đặc biệt là trong sự gia tăng của nạn phân biệt chủng tộc và tư tưởng bài ngoại trực tuyến và trên các nền tảng kỹ thuật số.
ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ

Phát biểu với các phóng viên bên lề một sự kiện tại Đại học Grêgôriô, ĐHY Quốc vụ khanh bày tỏ hy vọng rằng Trump, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, sẽ cầm quyền một cách khôn ngoan, “bởi vì đây là nhân đức chính của các nhà lãnh đạo theo Thánh Kinh”.
CHA GUSTAVO GUTIÉRREZ, “CHA ĐẺ” CỦA NỀN THẦN HỌC GIẢI PHÓNG, QUA ĐỜI

Cha Gustavo Gutiérrez , thần học gia người Peru, người khởi xướng phong trào thần học giải phóng, vốn khơi dậy những hy vọng và tranh cãi lớn lao trong Giáo hội Công giáo, đã qua đời hôm thứ Ba ngày 22 tháng Mười, thọ 96 tuổi.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI PHÁI ĐOÀN CÁC BỘ TRƯỞNG THAM DỰ HỘI NGHỊ G7 VỀ VIỆC HOÀ NHẬP VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Tiếp kiến các bộ trưởng và các đại biểu tham gia G7 về chủ đề khuyết tật, được tổ chức tại Ý từ ngày 14 đến 16 tháng 10 năm 2024, Đức Phanxicô nhắc lại sự cần thiết phải bao gồm tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là những người khuyết tật hoặc “có khả năng khác”. Đối mặt với “nền văn hóa vứt bỏ”, việc dành một chỗ cho tất cả mọi người “không phải là vấn đề trợ giúp mà là vấn đề công lý và tôn trọng phẩm giá”.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI 2024

Trong sứ điệp gửi tới Tổng Giám đốc FAO, ông Qu Dongyu (Khuất Đông Ngọc), nhân dịp Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44 được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 vừa qua, Đức Phanxicô yêu cầu các nguyên tắc bổ trợ và liên đới phải được coi là nền tảng của các chương trình phát triển lương thực. Ngài mời gọi lắng nghe và dành ưu tiên cho các nhu cầu của công nhân, nông dân và những người nghèo đói.
LUXEMBOURG: ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI SỰ HỢP TÁC VÀ LIÊN ĐỚI GIỮA CÁC QUỐC GIA

Trong bài phát biểu công khai đầu tiên tại Đại Công quốc trong khuôn khổ chuyến tông du tới hai quốc gia vùng Benelux (Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), Đức Phanxicô đã kêu gọi “những người được trao quyền bính” dấn thân vào văn hóa đối thoại và thỏa hiệp nhằm xây dựng an ninh và hòa bình cho tất cả mọi người.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI EU ĐỪNG ĐÁNH MẤT NHỮNG NÉT PHỔ QUÁT CỦA MÌNH

Trong thông điệp gửi tới những người tham gia Diễn đàn Châu Âu Alpbach, Đức Phanxicô lưu ý rằng Liên minh Châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một làn sóng chủ nghĩa dân túy. Do đó, ngài mời gọi giới trẻ châu Âu đừng quên những nguyên tắc cơ bản mà EU đã được xây dựng trên đó và do đó hãy tôn trọng nhân quyền, phẩm giá con người và tình huynh đệ.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO

Nhân Ngày Cứu trợ Nhân đạo Thế giới, Thứ Hai, ngày 19 tháng Tám, Đức Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho những người hoạt động nhân đạo, những người thể hiện tình huynh đệ bằng cách liều mạng sống để giúp đỡ người khác.
ĐỨC PHANXICÔ: ÁN TỬ HÌNH KHÔNG MANG LẠI CÔNG LÝ, NÓ LÀ CHẤT ĐỘC CHO XÃ HỘI

“Một Kitô hữu trong hành lang của tử thần. Dấn thân của tôi bên cạnh những người bị kết án” là tựa đề cuốn sách của Dale Recinella, được xuất bản bởi Libreria Editrice Vaticana (LEV), sẽ xuất bản vào thứ Ba, ngày 27 tháng Tám, với lời tựa của Đức Phanxicô. Dale Recinella, 72 tuổi, một cựu luật sư thành công ở Phố Wall, với tư cách là một tuyên úy giáo dân, đã đồng hành về mặt tinh thần với những người bị kết án tử hình tại một số nhà tù ở Florida kể từ năm 1998. Trong sách này, ông kể lại kinh nghiệm của mình phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu.
TẠI LIÊN HỢP QUỐC, TÒA THÁNH TÁI KHẲNG ĐỊNH DẤN THÂN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA HÒA BÌNH

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Văn hóa hòa bình, Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York, đã nêu rõ rằng khái niệm hòa bình được tóm tắt trong bốn từ : sự thật, công lý, bác ái và tự do.