VATICAN LƯU TÂM ĐẾN SỰ QUÂN BÌNH NHÂN BẢN VÀ TÌNH CẢM CỦA CÁC LINH MỤC

Written by xbvn on Tháng Sáu 27th, 2013. Posted in Linh mục, Thế Giới, Tý Linh, Văn kiện Giáo Hội

Ấn bản mới « Chỉ nam hướng dẫn thừa tác vụ và đời sống linh mục » muốn giúp các linh mục sống tốt hơn sứ mạng của họ trong một thế giới càng ngày càng tục hóa.

Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1994, « Chỉ nam hướng dẫn thừa tác vụ và đời sống linh mục » muốn trở thành một dụng cụ để giúp đỡ mỗi linh mục trong Giáo Hội Latinh đào sâu ý nghĩa ơn gọi và sứ mạng của mình. Hai mươi năm sau, Bộ Giáo Sĩ, trong đó có ĐHY Bergoglio trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, đã nhận thấy cần thiết cập nhật hóa văn kiện này để quan tâm đến « hiện tượng tục hóa » vốn là gốc rễ của « cuộc khủng hoảng thừa tác vụ linh mục ». « Cuộc khủng hoảng này được biểu lộ, một mặt, bằng sự giảm sút rõ rệt các ơn gọi và, mặt khác, đồng thời bằng sự gia tăng việc mất đi ý thức về đặc tính siêu nhiên của sứ mạng linh mục », như phần giới thiệu ấn bản 2013 cho thấy và đồng thời tái khẳng định những ngụ ý của « cái nhìn thần học về chức linh mục thừa tác như là sự tham dự hữu thể vào con người của Chúa Kitô ».

Một sự nhấn mạnh mới mẽ đến chiều kích cộng đoàn của sứ mạng này

Trong 175 trang, ấn bản mới lấy lại cấu trúc gồm ba phần của văn kiện gốc (căn tính linh mục, linh đạo linh mục, thường huấn) và sáp nhập nhiều yếu tố suy tư của Năm Linh Mục, vốn cũng đặt lên trước chiều kích truyền giáo của thừa tác vụ trong sự năng động của công cuộc Tân Phúc Âm Hóa.

Một sự nhấn mạnh mới mẽ cũng được nhắm đến chiều kích cộng đoàn của sứ mạng này : « Các linh mục hãy nhớ rằng họ không thể dấn thân một mình trong sứ mạng. Xét như là mục tử của dân Chúa, họ phải huấn luyện các cộng đoàn Kitô hữu  đang sống chứng tá và loan báo Tin Mừng. » Họ phải miệt mài trở nên những con người hiệp thông và « vượt qua mọi thái độ chủ nghĩa địa phương » và « không bao giờ được phục vụ một ý thức hệ riêng biệt nào, những gì có thể làm suy yếu tính hữu hiệu của thừa tác vụ của họ. »

« Trong một xã hội được ghi dấu mạnh mẽ bởi chủ nghĩa cá nhân, linh mục cần có một tương quan nhân vị sâu xa hơn »

Cuốn Chỉ Nam mới cho thấy muốn quan tâm hơn đến sự quân bình nhân bản và tình cảm của các linh mục : nó nhấn mạnh rằng sự hiệp thông, tình bạn và tình huynh đệ linh mục là những thiện ích quý giá cho đời sống của linh mục và cổ võ đời sống chung, hình ảnh của hình thức sống của Chúa Giêsu với các Tông đồ của Ngài, và là « mảnh đất thuận lợi để kiên trì trong ơn gọi phục vụ Giáo Hội » : « Trong một xã hội được ghi dấu mạnh mẽ bởi chủ nghĩa cá nhân, linh mục cần có một tương quan nhân vị sâu xa hơn và một không gian sống còn được nêu bật bởi tình bằng hữu huynh đệ trong đó người linh mục có thể sống với tư cách là Kitô hữu và với tư cách là linh mục. »

Ngoài việc một bổ sung quan trọng về việc đọc Kinh Nhật Tụng, phần hai của văn kiện, được dành cho đời sống thiêng liêng của linh mục, không có những yếu tố quan trọng mới. Những khai triển về « nghĩa vụ đặc biệt tôn trọng và vâng phục Đức Thánh Cha và Đấng Bản Quyền của ngài », « gắn bó với Huấn Quyền, về mặt đức tin và luân lý », tôn trọng những chuẩn mực phụng vụ, mang áo giáo sĩ đôi khi đến sớm hơn trong bản văn, như là một chiều kích cấu thành để phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội.

Sự cần thiết của việc thường huấn

Phần thứ ba lặp lại sự cần thiết của việc thường huấn. Trong một thế giới càng ngày càng bị tục hóa, linh mục cần có một « sự chuẩn bị thích đáng để không làm yếu đi căn tính của mình và để trả lời cho những đòi hỏi của việc Tân Phúc Âm Hóa ». Nó cho phép linh mục suy nghĩ, ý thức đến những giới hạn và thiếu sót của mình để trả lời tốt hơn cho những đòi hỏi của sứ mạng. Còn căn bản hơn nữa, tự đào tạo có nghĩa là mang lấy dáng vẻ của điều gì đó. Đối với linh mục, đó là mang lấy « dáng vẻ của một Đấng », « trở nên một Chúa Kitô khác ».

Tý Linh

Theo Dominique Greiner, La Croix

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31