TÌNH HUYNH ĐỆ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHỌN LỰA, ĐÓ LÀ MỘT SỰ CẦN THIẾT
Người Công giáo Pháp muốn nói không với sự loại trừ. Cuộc đại hội Diaconia 2013 đã kết thúc hôm thứ Bảy 11.5.2013, tại Lộ Đức. Các tham dự viên đã tập hợp trong Vương cung thánh đường thánh Piô X để dâng lễ tạ ơn và sai đi được ĐHY André Vingt-Trois, Tổng giám mục Paris, chủ tế.
NHỮNG NGƯỜI ĐẤU TRANH PHÒ SỰ SỐNG QUY TỤ VỀ RÔMA
Lần đầu tiên từ khi lên ngôi Giáo Hoàng, hôm Chúa Nhật 12.5.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công khai và long trọng đề cập vấn đề nhạy cảm này liên quan đến việc bảo vệ sự sống ngay từ lúc thụ thai. Khoảng 30.000 người đã tham gia vào một cuộc diễu hành vì sự sống đã tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô để tham dự buổi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đây là một vấn đề quan trọng và ngài nhắc đến bản kiến nghị được nhiều giáo xứ ở Ý đưa ra nhằm ủng hộ sáng kiến của Châu Âu « Một người trong chúng ta ».
DIỄN TỪ CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC NỮ TU: NỮ TU LÀ MỘT NGƯỜI MẸ, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CÔ GÁI GIÀ
Hôm thứ Tư 8.5.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến khoảng 900 thành viên của Hiệp Hội Quốc Tế các Nữ Tu Bề Trên Tổng Quyền (UISG) nhóm họp tại Rôma với chủ đề: “Sự phục vụ của quyền bính theo Tin Mừng”. Dịp này, Đức Thánh Cha đã có bài diễn văn dành cho các nữ tu sống đời thánh hiến, và dĩ nhiên không chỉ cho các nữ tu mà thôi. Dưới đây là diễn văn của ngài với những kiểu nói rất mạnh mẽ và ấn tượng.
CHÚA GIÊSU KHÔNG LOẠI TRỪ AI
Chúa Giêsu không loại trừ ai. Ngài xây dựng những chiếc cầu, chứ không phải những bức tường ngăn cách. Sứ điệp cứu độ của Ngài dành cho hết mọi người. Sáng thứ Tư 8.5.2013, trong thánh lễ ở nhà nguyện Domus Sanctae Marthae, Đức Phanxicô đã dừng lại trên thái độ của người loan báo Tin Mừng tốt lành: mở ra cho hết mọi người, sẵn sàng lắng nghe mọi người, không loại trừ.
CHÚA THÁNH THẦN, NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG
Một “người bạn” vốn mỗi ngày trở nên “người bạn đường” của chúng ta. Đối với Đức Phanxicô, đó là Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha đã nói về Chúa Thánh Thần như thế trong bài giảng thánh lễ sáng 6.5.2013, tại nhà nguyện Domus Sanctae Marthae. Để biết Chúa Thánh Thần, nhất là để nhận ra hoạt động của Ngài trong đời sống của chúng ta, Đức Thánh Cha nói, “điều quan trọng là xét mình” mỗi tối trước khi đi ngủ.
« ĐỪNG BẰNG LÒNG VỚI MỘT ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU XOÀNG XĨNH »
« Anh chị em hãy cương quyết tiến tới sự thánh thiện ; đừng bằng lòng với một đời sống Kitô hữu xoàng xĩnh/tầm thường, nhưng việc anh chị em thuộc về Huynh đoàn phải là một sự kích thích yêu mến Chúa Giêsu-Kitô hơn nữa », đó là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô dành các các thành viên của các Huynh Đoàn – những hiệp hội giáo dân – đến từ khắp nơi trên thế giới để hành hương ở Rôma, từ 3-5/5/2013. Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ với khoảng 50.000 thành viên của các Huynh Đoàn sáng Chúa Nhật 5.5.2013.
ĐỨC MARIA, MỘT SỰ HIỆN DIỆN « TỪ MẪU VÀ TÌNH GIA ĐÌNH »
Đối với Năm Đức Tin, Đức Thánh Cha mời gọi suy niệm « bức ảnh thánh Đức Maria lữ hành, bước theo Chúa Giêsu, Con của Mẹ, và đi trước chúng ta trên con đường đức tin ». Ngài nhấn mạnh rằng Đức Maria đồng hành với các tín hữu qua « sự hiện diện từ mẫu, tình gia đình » của Mẹ.
ĐỐI VỚI DIỄN VIÊN PIERCE BROSNAN, TỨC ĐIỆP VIÊN 007 JAMES BOND, ĐỨC TIN LÀ THIẾT YẾU
Diễn viên nổi tiếng của loạt phim Điệp viên 007 James Bond khẳng định đã múc lấy trong đức tin Công giáo một sự nâng đỡ to lớn trong suốt những giai đoạn khó khăn của cuộc đời. « Giáo Hội và đức tin của tôi đã luôn là chỗ dựa tốt cho tôi trong những lúc khó khăn, khi tôi đã chán nản buông xuôi », diễn viên Brosnan, 59 tuổi, người Ailen, đã thổ lộ như thế. Trong phim Điệp viên 007, ông đã từng nhập vai mật vụ danh tiếng từ 1995 đến 2004.
CHÂU ÂU : HÃY CHẤM DỨT SỰ BẤT BAO DUNG TÔN GIÁO
« Hãy chấm dứt mọi hình thức bất bao dung tôn giáo ! » : các Giám mục Châu Âu lên tiếng phản đối và biểu lộ tình liên đới với Đức cha André-Joseph Léonard, Tổng giám mục Malines-Bruxelles, chủ tịch HĐGM Bỉ, nạn nhân của sự bất bao dung tôn giáo hôm 23/4 vừa qua.
« LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA, ĐỀ TÀI CHÍNH YẾU »
Trao đổi với Giovanni Maria Vian, giám đốc nhật báo « Osservatore Romano ». Ông phân tích những yếu tố có tính liên tục giữa Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô, bất chấp sự khác biệt phong cách.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI GIỚI TRẺ : « HÃY MỞ CÁNH CỬA CUỘC SỐNG CỦA CÁC CON CHO SỰ MỚI MẺ CỦA THIÊN CHÚA »
Hàng ngàn bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới đã tập hợp tại quảng trường Thánh Phêrô vào sáng Chúa Nhật 28/4/2013, để tham dự một thánh lễ đặc biệt dành cho họ, do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự, trong đó ngài đã ban Bí tích Thêm Sức cho 44 bạn trẻ được chọn từ các giáo phận đại diện cho 5 châu lục. Đây là thánh lễ, trong Năm Đức Tin, dành cho những người mới chịu Bí tích Thêm Sức.
ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II CÓ THỂ ĐƯỢC PHONG THÁNH VÀO NĂM 2013
Các chuyên viên y khoa của Vatican đã nhìn nhận việc chữa lành không giải thích được của một phụ nữ bị mắc một căn bệnh không thể chữa được, một yếu tố cần thiết để xúc tiến hồ sơ phong thánh cho Đức Gioan-Phaolô II, mà có thể diễn ra vào ngày 20.10.2013.
TÌM GẶP CHÚA GIÊSU MÀ KHÔNG CÓ GIÁO HỘI ? KHÔNG THỂ
« Ta không thể tin vào Chúa Giêsu mà không có Giáo Hội », Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh như thế và đồng thời tố giác cám dỗ « thương lượng với thế giới ». Ngài nhắc nhớ rằng « căn tính Kitô hữu » là « thuộc về Giáo Hội ».
ĐỨC PHANXICÔ MUỐN MỘT GIÁO HỘI BỊ TAI NẠN HƠN LÀ MỘT GIÁO HỘI BỆNH HOẠN
Trong sứ điệp nói với các giám mục Argentina, dịp các ngài họp khoáng đại, Đức Phanxicô đã cho thấy rằng ngài thích một Giáo Hội bị tai nạn khi phải đi ra ngoài, hơn là một Giáo Hội bệnh hoạn, khi cứ ru rú ở trong nhà.
KHIÊM NHƯỜNG KHÔNG PHẢI LÀ NHÂN ĐỨC CỦA KẺ YẾU
Khiêm nhường không phải là nhân đức của kẻ yếu, ĐHY Jorge Mario Bergoglio, trong một cuốn sách mới xuất bản bằng tiếng Ý, đã giải thích như thế. Cuốn sách này là một bài ca ngợi nhân đức khiêm nhường, nhân đức vốn đã đánh động dân chúng kể từ lời tuyên bố Habemus Papam (Chúng ta có Giáo hoàng), khi ngài xin dân Chúa đang tụ tập ở quảng trường thánh Phêrô cầu nguyện xin Thiên Chúc lành cho Ngài.
SÁU TỪ NGỮ GIÚP HIỂU HIẾN CHẾ MỤC VỤ GAUDIUM ET SPES
Các dấu chỉ của thời đại
Trong toàn bộ Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes (Vui mừng và hy vọng), Công đồng tìm cách phân định “các dấu chỉ thời đại” (GS 4,1), tức là phân định các biến cố lịch sử có ý nghĩa đối với lịch sử nhân loại, xã hội, kinh tế và chính trị, và đọc ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử này. Công đồng đề ra một phương pháp phân định:
ĐỨC PHANXICÔ VÀ TỰ DO TÔN GIÁO
Một tháng trôi qua trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, nhưng có hai từ mà ngài vẫn còn chưa thốt ra : tự do tôn giáo. Thậm chí ngài đã không dùng đến nó, trái với những gì người ta đang mong đợi, trong khuôn khổ của diễn từ nói với các vị đại sứ của hầu như tất cả các nước trên thế giới.
SỰ THIẾU MẠCH LẠC CỦA CÁC TÍN HỮU VÀ MỤC TỬ LÀM SÓI MÒN TÍNH KHẢ TÍN CỦA GIÁO HỘI
Chiều Chúa Nhật 14.4.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành. Đó là một trong bốn Vương cung thánh đường của Rôma và là nơi có mộ phần của thánh Phaolô. Lúc đến nơi, cử chỉ đầu tiên của Đức Thánh Cha là cầu nguyện trên phần mộ của thánh Phaolô. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đến nhà nguyện Thánh Giá để tôn kính bức thánh tượng Đức Trinh Nữ Theotokos Hodigitria. Chính trước bức thánh tượng này mà một biến cố nền tảng của Dòng Tên đã diễn ra. Chính ở đó mà ngày 22/4/1541 thánh Inhaxiô Loyola và các bạn đồng hành đầu tiên của mình đã tuyên khấn trọng thể.
« ĐỨC PHANXICÔ CHO THẤY RẰNG GIÁO HỘI CÓ KHẢ NĂNG TỰ TÁI SINH”
Dù còn mới mẻ và vẫn còn chưa cho thấy những đướng hướng lớn của hoạt động của ngài, nhưng Đức Phanxicô đã ghi dấu phong cách của ngài. Patrice de Plunkett, phóng viên và là văn sĩ người Pháp, tác giả của nhiều cuốn sách về triều đại Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, phân tích sự phấn khởi mà thế giới dành cho Đức Tân Giáo Hoàng. Patrice được Hélène Destombes phỏng vấn.
ĐỨC THÁNH CHA SUY NGHĨ CẢI CÁCH GIÁO TRIỀU
Hôm thứ Bảy 13.4.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một dấu hiệu mạnh mẽ muốn cải cách Giáo triều. Quả thế, ngài đã loan báo thành lập một nhóm 8 Hồng y của mọi châu lục giúp cố vấn trong việc điều hành Giáo Hội và nghiên cứu một kế hoạch cải cách Tông hiến Pastor Bonus về Giáo Triều. Tông hiến này được Đức Gioan-Phaolô II công bố vào năm 1988. Quyết định của Đức Tân Giáo Hoàng đã được chờ đợi và mong muốn bởi nhiều Hồng y.