TRUNG QUỐC LUẬT HÓA LÒNG HIẾU THẢO

Written by xbvn on Tháng Bảy 3rd, 2013. Posted in Gia đình, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Một bà mẹ 77 tuổi người Trung Quốc đã thắng một vụ kiện hôm 2/7/2013, trong đó Tòa án đòi buộc con gái của bà phải đến thăm bà ít nhất 2 tháng một lần và ít nhất hai trong các ngày lễ nghỉ của đất nước.

Các giá trị truyền thống của Trung Quốc vừa biết đến một chấn động mới, với án phạt hôm thứ Ba 2/7, tại tòa án ở miền đông Trung Quốc. Một phụ nữ Trung Quốc đã bị tòa đòi buộc viếng thăm mẹ già 77 tuổi của mình, ít ra 2 tháng một lần và ít ra hai lần trong các ngày lễ nghỉ của đất nước trong năm. Đây là một nghĩa vụ buộc thăm viếng cha mẹ mà từ nay một luật mới bắt đầu có hiệu lực.

Luật mới này của Trung Quốc nhằm bảo vệ những người già, được thảo luận từ nhiều tháng nay, vừa được chính thức thông qua để trả lời cho những quan ngại ngày càng gia tăng ở Trung Quốc về số phận của người già, trong khung cảnh các gia đình tan rã dưới tác động của những đảo lộn kinh tế xã hội sâu xa từ 20 năm qua. Những vụ con cái đối xử tệ bạc với cha mẹ đã làm rúng động đất nước.

Lòng hiếu thảo, nhân đức căn bản của xã hội Trung Quốc

Một luật đã đảm bảo sự bảo vệ luật pháp đối với người già, nhất là về mặt an toàn tài chính hay tự do kết hôn mà không có sự can thiệp của con cái. Một trong 85 sửa đổi bổ sung mới liên quan đến luật này đã làm một số người cau mày : bó buộc con cái đang sống xa nhà nơi mình sinh ra phải đến thăm cha mẹ già trên 60 tuổi của mình « thường xuyên », dù không nói rõ tần số.

Một sửa đổi bổ sung khác, liên quan đến các chủ doanh nghiệp, bó buộc họ « đảm bảo cho các nhân viên có thể nghỉ việc để thăm viếng cha mẹ mình ». Vả lại, nhiều chỉ dẫn của chính phủ, trong năm qua, đã mạnh mẽ kêu gọi con cái giúp đỡ cho mẹ ly dị hay góa bụa được tái kết hôn, dẫn họ đi xem phim, lắng nghe họ, kể cho họ những kỷ niệm của tuổi trẻ và ngay cả giúp cho họ dùng Internet.

Từ xưa, lòng hiểu thảo là một trong những nhân đức căn bản của xã hội và của gia đình Trung Quốc. Từ mẫu giáo, mọi người được học 24 quy tắc tôn trọng đạo hiếu từ những bản văn có từ thời Nhà Nguyên vào thế kỷ 13. « Tôi bị sốc bởi luật này đòi buộc chúng tôi những nghĩa vụ gia đình đã được thấm vào chúng tôi từ tuổi thơ ấu », một nữ sinh viên Trung Quốc phản đối.

Khó áp dụng luật này

Trên internet, nhiều phản ứng nhấn mạnh ý muốn của chính phủ gây mặc cảm tội lỗi nơi người dân khi áp đặt cho họ những quy luật này, đang khi chế độ hiện nay không có phương tiện điều chỉnh những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc phát triển kinh tế cuồng nhiệt.

« Tất cả mọi người Trung Quốc đều biết rằng họ phải làm gì cho cha mẹ mình, món nợ mà họ phải mang ơn vì đã dưỡng dục họ và cho họ có công ăn việc làm tốt. Nhưng đời sống đã thay đổi ở Trung Quốc. Cần phải kiếm nhiều tiền để tạm sống, đi xa thành phố hay làng của mình để tìm kiếm công việc tốt đẹp. Và thường xuyên các cha mẹ già ở một mình, xa con cái mà họ chỉ thấy một năm một lần, dịp Năm Mới », Wen Ling, giáo sư tiếng Pháp, giải thích.

Trên thực tế, nhiều chuyên viên nhấn mạnh rằng khó áp dụng luật này : « Việc đô thị hóa và dân di trú đã phá vỡ mô hình nâng đỡ cha mẹ xưa, đó là thực tế, đang khi người già không ngừng gia tăng ». Một người đã viết trên blog Weibo : « Đạo lý không thể bị luật bó buộc, nó phải là tự nhiên ».

Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 14% dân số, tức gần 200 triệu người, là trên 60 tuổi và con số này sẽ gia tăng 30% cho đến năm 2050.

Tý Linh

Theo La Croix

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30