CHA EPICOCO : NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐỨC PHANXICÔ KHIẾN CHÚNG TA QUỲ GỐI TRƯỚC MẦU NHIỆM
« Tại sao các trẻ em đau khổ là một câu hỏi chạm đến tâm hồn », Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 11/7/2021, xung quanh ngài là các bệnh nhân trẻ tuổi ở khoa ung thư của bệnh viện Gemelli, Rôma.
ĐỨC PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN Ở BỆNH VIỆN GEMELLI: “TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC SỰ GẦN GŨI CỦA ANH CHỊ EM”
Sau cuộc phẫu thuật Chúa Nhật tuần trước, sức khỏe của Đức Thánh Cha phục hồi nhanh chóng, và chỉ một tuần sau, hôm 11/7/2021, ngài lấy lại việc đọc Kinh Truyền Tin vào lúc 12g trưa như thường lệ.
BÀI SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 14 TN B CỦA ĐỨC PHANXICÔ : ĐỂ ĐỨC TIN KHÔNG PHẢI LÀ « MỘT THÓI QUEN XÃ HỘI »
« Không có ngạc nhiên, thì đức tin trở thành một thứ kinh cầu chán ngấy, dần dần tàn lụi và trở thành một thói quen, một thói quen xã hội », Đức Thánh Cha cảnh giác các Kitô hữu trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật ngày 4/7/2021, với bài suy niệm qua đó Đức Thánh Cha lưu ý sự khác biệt giữa “biết” Chúa Giêsu bằng thói quen và “nhận biết” Ngài bằng đức tin ngạc nhiên đích thực.
ĐỨC PHANXICÔ : « PHẦN CON, THẦY LÀ AI ? »
« Phần con, Thầy là ai ? », đó là « câu hỏi mấu chốt » của Chúa Giêsu đối với thánh Phêrô và cũng là câu hỏi mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mỗi người chúng ta trả lời, vào ngày lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ LỄ HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ : CHỈ MỘT GIÁO HỘI TỰ DO MỚI LÀ MỘT GIÁO HỘI KHẢ TÍN
« Phêrô và Phaolô để lại chúng ta hình ảnh về một Giáo hội được giao phó trong tay chúng ta, nhưng được Chúa dẫn dắt cách trung tín và dịu dàng ; một Giáo hội yếu đuối, nhưng mạnh mẽ nhờ sự hiện diện của Thiên Chúa ; một Giáo hội được giải thoát, vốn có thể mang lại cho thế giới sự giải thoát mà nó không thể tự ban cho mình : sự giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi cái chết, khỏi sự cam chịu, khỏi cảm giác bất công, khỏi sự mất hy vọng đang làm suy yếu cuộc sống của những người nữ và người nam trong thời đại của chúng ta […] Chúng ta có thể là những cộng tác viên của sự giải thoát này, nhưng, trước hết, chỉ khi chúng ta để cho sự mới mẻ của Chúa Giêsu giải thoát chúng ta», Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ cho các Kitô hữu như thế trong bài giảng lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, hôm 29/6/2021.
ĐỨC PHANXICÔ : KHI KẾT HIỆP MẬT THIẾT VỚI CHÚA GIÊSU, CHÚNG TA ĐƯỢC CHỮA LÀNH TRONG CÁC MỐI LIÊN HỆ TÌNH CẢM
« Khi kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, chúng ta được chữa lành trong các mối liên hệ tình cảm », Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở các Kitô hữu như thế khi suy niệm về đoạn Tin Mừng Mc 5,21-43, trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 27/6/2021, qua đó ngài cho thấy người phụ nữ bị băng huyết là mẫu gương cho chúng ta.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT-BÀI 1: CON ĐƯỜNG TỰ DO
Khiêm tốn, tình huynh đệ, lòng tin tưởng, niềm vui, sự hiền lành, lòng vâng phục, và không « cứng nhắc ». « Nhưng làm sao chúng ta có thể nhận ra những người này ? ». Đức Phanxicô đề nghị một tiêu chí phân định giữa những người rao giảng Tin Mừng đích thực và những người mang lại rắc rối cho cộng đoàn Kitô hữu, hôm nay cũng như vào thời của Thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Galát.
ĐỨC PHANXICÔ : THAY VÌ SỬA CHỮA CÁC VẤN ĐỀ, HÃY QUẤY RẦY THIÊN CHÚA
« Bao nhiêu lần chúng ta còn phải sửa chữa các vấn đề hơn là đi đến với Chúa và ném những nỗi lo lắng của chúng ta cho Ngài ! », Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 20/6/2021, và đồng thời khuyến khích biết « quấy rầy Thiên Chúa ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 38. LỜI NGUYỆN TƯ TẾ CỦA CHÚA GIÊSU
Trong buổi tiếp kiến chung ngày 16/6/2021, tại sân Thánh Đamasô, Đức Thánh Cha đã khích lệ các Kitô hữu rằng « ngay cả trong nỗi thống khổ đau đớn nhất của chúng ta, chúng ta không bao giờ một mình », bởi vì « lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ở với chúng ta », Chúa Giêsu luôn cầu nguyện cho chúng ta. Và đối với ngài, đó là « điều đẹp nhất cần phải nhớ » trong đời sống Kitô hữu.
ĐỨC PHANXICÔ: « THIÊN CHÚA HÀNH ĐỘNG TRONG NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ »
Học hỏi từ Đức Maria « nhìn thấy sự cao cả của Thiên Chúa đang hành động trong những điều bé nhỏ và chiến thắng cám dỗ nản lòng », đó là lời mời gọi của Đức Phanxicô khi giải thích đoạn Tin Mừng Chúa Nhật XI Thường niên năm B, ngày 13/6/2021.
ĐỨC PHANXICÔ : NẾU MỘT LINH MỤC KHÔNG « NHÂN BẢN », THÌ LINH MỤC ĐÓ “VÔ ÍCH”
« Một linh mục có thể là rất kỷ luật, có thể có khả năng giải thích tốt thần học, triết học…Nhưng nếu không nhân bản, thì vô ích…ngài thiếu tấm lòng », Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh giác trước các thành viên của Chủng viện Piô XI của miền Marchigiano, mà ngài tiếp kiến tại Vatican hôm 10/6/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 37. KIÊN TRÌ TRONG TÌNH YÊU
« Hơi thở không bao giờ ngừng, ngay cả khi chúng ta ngủ ; và cầu nguyện là hơi thở của cuộc sống », Đức Phanxicô nhắc nhở như thế trong buổi tiếp kiến chung ngày 9/6/2021, với bài giáo lý về việc kiên trì trong cầu nguyện.
THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU : CẦN PHẢI CẦU XIN CHÚA GIÊSU ĐIỀU GÌ ?
Hai ngày trước lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung hôm 9/6/2021 đã trả lời cho câu hỏi cần phải cầu xin Chúa Giêsu điều gì.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA GIÊSU : BẠN KHÔNG THỂ ĂN BÁNH NÀY NẾU BẠN KHÔNG TRAO BAN BÁNH CHO NGƯỜI ĐÓI KHÁT
« Sau tất cả, ngay cả những cử hành phụng vụ Thánh Thể long trọng của chúng ta, sẽ chỉ còn lại tình yêu », Đức Thánh Cha chia sẻ trong bài giảng lễ Mình và Máu Thánh Chúa, ngày 6/6/2021.
ĐỨC PHANXICÔ : THÁNH THỂ CHỮA LÀNH BỞI VÌ THÁNH THỂ KẾT HIỆP CHÚNG TA VỚI CHÚA GIÊSU
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 6/6/2021, Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về ý nghĩa của bí tích Thánh Thể. Nơi bí tích này, Chúa Giêsu liên kết với chúng ta trong sự mong manh của chúng ta, và cho phép chúng ta chuyển từ sự ích kỷ sang sự trao hiến chính mình.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 36. CHÚA GIÊSU, MẪU GƯƠNG VÀ LINH HỒN CỦA MỖI LỜI CẦU NGUYỆN
« – Nhưng thưa cha, nếu con đang sống trong tình trạng tội trọng, thì tình yêu của Chúa Giêsu vẫn còn đó không ? – Còn chứ – Và Chúa Giêsu tiếp tục cầu nguyện cho con không ? – Có chứ – Nhưng nếu con đã làm những điều rất xấu xa và phạm nhiều tội lỗi, Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương con không ? – Tiếp tục chứ. » Đó là cuộc đối thoại được Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả trong buổi tiếp kiến chung ngày 2/6/2021.
ĐỨC PHANXICÔ BẾ MẠC THÁNG « MARATHON CẦU NGUYỆN » : XIN CHO NHÂN LOẠI CÓ THỂ LẤY LẠI CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY »
« Xin cho nhân loại có thể lấy lại cuộc sống thường ngày », Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc tháng « Marathon cầu nguyện » bằng những lời này hôm 31/5/2021, để xin Đức Mẹ giải gỡ « các nút thắt của lòng ích kỷ và của sự dửng dưng, các nút thắt kinh tế và xã hội, các nút thắt của bạo lực và chiến tranh ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 35. NIỀM XÁC TÍN ĐƯỢC LẮNG NGHE
Đức Phanxicô có loạt bài giáo lý về cầu nguyện rất thực tế và gần gũi, đặc biệt trong thời gian cầu nguyện cho đại dịch chấm dứt này. Những loạt bài này soi sáng đức tin của người Kitô hữu.
« Trong việc cầu nguyện, chính Thiên Chúa phải hoán cải chúng ta, chứ không phải chúng ta phải hoán cải Thiên Chúa », Đức Thánh Cha nhấn mạnh như thế trong bài giáo lý về niềm xác tín được Thiên Chúa lắng nghe trong lời cầu nguyện, ngày 26/5/2021,và đồng thời mời gọi các Kitô hữu hãy có sự kiên nhẫn và lòng khiêm tốn khi cầu nguyện.
CHÚA THÁNH THẦN THỰC HIỆN SỰ HIỆP NHẤT VÀ PHỔ QUÁT CỦA GIÁO HỘI
Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng ngày 23/5/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy Chúa Thánh Thần « liên kết những con người khác nhau bằng cách thực hiện sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội ». Ngài cũng nói về Giáo hội như một con sông và điều quan trọng là ở lại trong con sông đó, dù có sự nghiêng chiều bên nào đi nữa.
BÀI GIẢNG LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ: “THỜI CỦA ĐẤNG BẢO TRỢ”
Trong bài giảng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hôm 23/5/2021, Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần để trở nên những người bảo trợ lòng thương xót, những người thông truyền sự an ủi của Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi, mà để đạt tới đó không phải « bằng cách thể hiện những bài diễn văn hùng hồn, nhưng bằng cách trở nên gần gũi; không phải bằng những lời nói theo tình cảnh, nhưng bằng cầu nguyện và sự gần gũi », vốn là « những phong cách của Thiên Chúa ».